Từ nghèo đói nhỏ bé, nước này vươn lên giàu nhất thế giới một cách “thần kỳ”
Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có trụ sở chính ở Châu Âu đặt tại Luxembourg.
Luxembourg là thiên đường về thuế và quy định cho lĩnh vực tài chính. Nước này cho phép các công ty quốc tế lớn có thể xác định trụ sở “ảo” tại lãnh thổ của mình và nộp thuế tại Luxembourg. Tuy nhiên, các loại thuế được cho là cực kỳ thấp, do đó các công ty đã tiết kiệm được rất nhiều tiền khi không phải nộp thuế ở những vùng đất mà họ đang hoạt động thực tế.
Luxembourg là một đất nước nhỏ bé, do đó những khoản thuế đó dù nhỏ bé đối với các công ty lớn nhưng vẫn là một khoản thu nhập đáng kể cho chính phủ. Luxembourg được xếp hạng là quốc gia có chất lượng cuộc sống cao nhất. Mức lương tối thiểu ở Luxembourg là 2000 euro một tháng, trong khi mức lương trung bình ở Luxembourg là khoảng 4000-5000 euro một tháng.
Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có trụ sở tại Luxembourg. Điều này thật khó tin khi dân số của nước này chỉ có 600 nghìn người và một nửa trong số đó là người nước ngoài từ các nước láng giềng như Đức, Pháp hoặc Bỉ.
Video đang HOT
Quá trình vươn lên
Năm 1815, Luxembourg tuyên bố độc lập nhưng không nước láng giềng nào chính thức công nhận nền độc lập của quốc gia nghèo đói nhỏ bé này. Bất chấp mong muốn độc lập của Luxembourg, các lãnh thổ của nó vẫn thuộc sở hữu của Vua William đệ Tam của Hà Lan.
Năm 1942, Luxembourg trở thành thành viên của Zollverein và tự do buôn bán với các khu vực khác nhau của Đức. Thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế.
Đây cũng là thời điểm của cuộc cách mạng công nghiệp. Thép được sử dụng trong hầu hết mọi ngành và nhu cầu về thép ở nhiều nền kinh tế phương Tây là rất cao. Luxembourg đã may mắn có các mỏ sắt để xuất khẩu sang các nền kinh tế khác đang rất cần thép để phát triển công nghiệp. Ngày nay, ArcelorMittal – một công ty của Luxembourg – là nhà sản xuất thép lớn thứ hai trên thế giới.
Các công ty lớn đổ bộ
Khi nhiều tập đoàn công nghệ lớn mới bắt đầu mở rộng hoạt động ở châu Âu, họ nhận thấy Luxembourg là thiên đường để đặt trụ sở chính vì điều kiện thuận lợi về thuế và thể chế tài chính lớn, giúp họ tránh phải trả thuế cho lợi nhuận kiếm được từ nước khác.
Luxembourg là một trung tâm cho các tổ chức tài chính như các ngân hàng lớn và các công ty đầu tư. Lĩnh vực tài chính chiếm 35% GDP. Luxembourg là nơi đặt tài sản của quỹ đầu tư lớn, với 4 nghìn tỷ USD tài sản được các tổ chức tài chính lưu ký.
Ngày nay, chính phủ nước này đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp đổi mới như công nghệ sinh học, năng lượng sạch và công nghệ vũ trụ. Luxembourg vẫn đang ưu đãi đặc biệt cho những công ty khởi nghiệp trong ngành để làm việc tại đất nước này, để quốc gia có thể tiếp tục cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình trong tương lai.
Trung tâm văn hóa Nga lập điểm sưởi ấm tại các thành phố ở EU
Các trung tâm văn hóa Nga ở Phần Lan và Luxembourg đang chào đón những người có nhu cầu sưởi ấm đầu tiên trong bối cảnh giá năng lượng tiếp tục tăng vọt ở EU.
Thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: Getty Images
Theo cơ quan liên bang Rossotrudnichestvo của Nga phụ trách đồng bào sống ở nước ngoài và hợp tác nhân đạo quốc tế, các điểm này giúp người có nhu cầu sưởi ấm, đồng thời được thưởng thức trà hoặc xem phim.
"Mọi người đang dần dần tìm đến chúng tôi. Ở Phần Lan và Luxembourg, chương trình chiếu phim kết hợp sưởi ấm kéo dài đến tháng 2/2023", một phát ngôn viên của Rossotrudnichestvo tiết lộ với các phương tiện truyền thông Nga hôm 22/10.
Rossotrudnichestvo cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU) đã ảnh hưởng trầm trọng hơn đến người dân châu Âu khi mùa Đông lạnh giá đến gần.
Ngoài việc thưởng thức trà nóng và xem phim, du khách đến thăm các ngôi nhà văn hóa ở Nga còn có thể sạc điện thoại và tham gia nhiều hoạt động thú vị khác.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2, các nhà chức trách EU đã cam kết chấm dứt phụ thuộc nguồn cung cấp năng lượng của Nga càng nhanh càng tốt.
Tổng thống Vladimir Putin đã ví những nỗ lực của khối trên nhằm cắt đứt nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga là "tự sát" về kinh tế.
Palestine kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ giải pháp hai nhà nước Thủ tướng Palestine Mohammed Ishtaye ngày 8/9 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để bảo vệ giải pháp hai nhà nước. Thủ tướng Palestine Mohammed Ishtaye. Ảnh: AFP/TTXVN Lời kêu gọi này được ông Ishtaye đưa ra trong cuộc gặp với Bộ trưởng Hợp tác phát triển và Các vấn đề Nhân đạo của Luxembourg Franz Fayot...