Từ ngày 1.8, nhiều dịch vụ y tế tăng giá
Từ 1.8, sẽ có hàng chục địa phương thực hiện giá viện phí mới với mức điều chỉnh tăng thêm. Trong quá tình xây dựng giá, nhiều bệnh viện (BV) đã thống kê quá mức số thuốc, vật tư tiêu hao để đẩy giá thu dịch vụ lên cao.
Từ 1.8, giá viện phí tại nhiều bệnh viện sẽ tăng – Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách (THCS), Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN cho biết: “Trong quá trình xem xét, chúng tôi nhận thấy nhiều nơi xây dựng giá dịch vụ y tế còn chưa hợp lý, chưa đúng với chất lượng dịch vụ”.
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng phòng Chế độ bảo hiểm y tế (Ban THCS, BHXH Việt Nam) cho biết, BV C.R khi xây dựng giá 8 triệu đồng cho một ca siêu âm động mạch chủ bụng đã thống kê một số chi phí chưa hợp lý. Ví dụ như: BV kê sử dụng 2 ống thông (420.000 đồng), trong khi thực tế chỉ dùng 1 ống số phim sử dụng trong kỹ thuật này là 4 cái được thống kê (chi phí 228.000 đồng) nhưng thực tế lại dùng đĩa CD, có chi phí thấp hơn. Thuốc cản quang thực tế dùng hết 1 lọ/ca nhưng cơ cấu giá thống kê thành 2 lọ/ca với chi phí 1.134.000 đồng.
Theo ước tính của BHXH, có nhiều dịch vụ mà chi phí bị đắt hơn so với thực tế từ 3.000-4.000 đồng/lần đến vài trăm ngàn đồng/lần thực hiện. Hầu hết đó đều là dịch vụ có tần suất sử dụng lớn. Nếu không kiểm soát thì hàng trăm ngàn lượt sử dụng dịch vụ với hàng trăm loại dịch vụ bị kê khống thì khoản chênh có thể cả tỉ đồng mỗi năm. Với dịch vụ siêu âm đen trắng, số hình trung bình là 2 hình/kết quả/bệnh nhân nhưng khi xây dựng giá, có BV cũng kê thành 4 hình ảnh với 4 tờ giấy in có chi phí 6.000 đồng, cao gấp 2 lần mức trung bình trong thực tế.
BV T.Ư H. cũng được xem là một trong những đơn vị có thống kê chưa hợp lý các yếu tố cấu thành giá dịch vụ.
Theo tính toán của BV này, siêu âm màu tim là 173.000 đồng/ca, trong đó khẩu trang thì hết 2 cái nhưng mũ lại hết 3 cái. Găng tay 8.300 đồng/hai đôi trong khi đó, giá thực chỉ khoảng 1.800-2.300 đồng/đôi. Thậm chí cùng một loại vật tư là khẩu trang nhưng ở dịch vụ Siêu âm Doppler màu tim thì đề xuất giá 1.199 đồng/chiếc nhưng với dịch vụ Siêu âm nội soi lại là 1.400 đồng/chiếc.
Tại BV này, với số lượng 221 ca siêu âm màu tim/tháng, 2.600 ca/năm thì những chi phí bị cho là tính “đắt” lên chỉ riêng với kỹ thuật này là một khoản tương đối.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, sau khi các BV có thời gian thực hiện viện phí mới sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ đặc biệt là cùng với BHXH giám sát chặt chẽ việc thu phí, không để tình trạng tính giá hai lần: đã được BHYT thanh toán nhưng vẫn kê đơn để bệnh nhân phải mua.
Ông Phúc cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá với các dịch vụ giá đã lạc hậu là cần thiết, tuy nhiên sử dụng với tinh thần tiết kiệm, hợp lý nhất. Trong khi quỹ thanh toán của chúng ta chỉ đủ tiền dùng “cơm bình dân” thì các BV không nên xây dựng giá kiểu “cơm nhà hàng” sang trọng, thậm chí có tình trạng kê các yếu tố cấu thành giá còn bất hợp lý và lãng phí.
Ví dụ như có BV tính giá thành của một lần đặt Catheter đã kê số lượng thuốc tiền mê sử dụng cho một lần đặt lên đến 4 ống trong khi thực tế chỉ sử dụng không quá hai ống. Ngay với giá thuốc tiền mê cũng bị đội lên 22.000-23.000 đồng/ống trong khi giá của Bộ Y tế đưa ra là 14.000 đồng/ống.
Có BV thống kê một ca phẫu thuật nội soi ruột thừa dùng hết 12 gói chỉ nhưng thực tế, trung bình chỉ 3-5 gói.
Hiện chỉ có 15 tỉnh, thành phố chưa thực hiện giá viện phí mới là: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Đắk Lắk và Gia Lai. Các địa phương còn lại hiện đã thực hiện viện phí mới hoặc bắt đầu thu theo giá mới từ ngày 1-8. BHXH VN đã có văn bản gửi các địa phương có giá phê duyệt cao bất hợp lý đề nghị rà soát lại và thực hiên theo lộ trình chứ không áp ngay giá cao.
Theo vietbao
Đề xuất viện phí cao: Vẫn bất an chất lượng khám chữa bệnh
Khi tăng giá viện phí và giá thuốc, người nghèo và người cận nghèo được Bộ Y tế cam kết "không ảnh hưởng", nhưng đại đa số người dân với mức sống trung bình có thể "sống dở chết dở".
Đó là nhận định của bác sĩ Hoàng Xuân Đại - nguyên chuyên viên Bộ Y tế khi trao đổi với phóng viên NTNN.
Bắc Ninh đã tăng viện phí được hơn 1 tháng, mở đầu cho việc tăng giá của tất cả các cơ sở y tế. Ông nhận định như thế nào về tình cảnh của người bệnh trong thời gian tới?
- Đương nhiên là khổ rồi. Trong khi giá điện, giá nước, giá tất cả các mặt hàng đều tăng thì viện phí tăng, giá thuốc tăng, coi như là cú đấm thêm cú đạp. Người giàu, người có quyền lực thì cái gì tăng cũng chẳng ngại, người nghèo được trợ giúp phần nào, còn người ở mức sống trung bình (đại đa số dân số) thì sẽ càng khổ, trên vai đủ các gánh nặng.
Theo ông Đại, viện phí tăng không phải là biện pháp làm giảm quá tải bệnh viện.
Nhiều tỉnh đã đề xuất mức viện phí mới ở mức 80-90 mức giá khung của liên Bộ Y tế - Tài chính. Theo ông, mức đề xuất này có hợp lý không?
- Hợp lý hay không phải đo ở chất lượng điều trị, trang thiết bị y tế đồng bộ có đạt được mức 100% như ở các bệnh viện T.Ư hay không. Nếu trang thiết bị mà từ thời "Napoleon làm tiểu đội trưởng", chất lượng điều trị "nửa đời nửa đoạn" mà cũng đòi "chạm trần" thì không thể được. Việc các tỉnh cứ "xướng" mức viện phí lên mức 90-100% như một động thái "tát nước theo mưa" nhằm làm lợi riêng cho mình chứ chẳng vì người dân.
Có ý kiến rằng viện phí tăng là một biện pháp để làm giảm quá tải bệnh viện?
-Nói như vậy là ngụy biện. Chừng nào người bệnh chưa hài lòng với chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới thì vẫn còn có chuyện vượt tuyến khiến cho bệnh viện tuyến trên quá tải, cho dù viện phí có đắt cỡ nào. Nếu bệnh trọng, đang cần cấp cứu mà cứ chần chừ ở tuyến dưới để chờ họ xem xét, họ ký duyệt chuyển viện cho thì có khi chưa đi đã chết.
Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị thực hiện Đề án Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Vì thế, việc tăng viện phí cũng được coi là cách "động viên" người dân tham gia BHYT để đỡ tiền túi. Ông có cho là như vậy?
- BHYT là muốn thu gom tiền của người khỏe để chữa cho người ốm với ý nghĩa hết sức nhân văn "mọi người vì một người". Nếu kêu gọi người dân mua bảo hiểm để khi bị ốm đỡ tiền túi thì không những làm mất đi tính nhân văn của BHYT mà còn làm vỡ quỹ bảo hiểm nếu "người người đều đi khám bệnh để hưởng lợi".
Hơn nữa, viện phí tăng thì tới đây, phí BHYT chắc chắn cũng tìm cách tăng. Trong khi đó, các danh mục thuốc BHYT hạn chế, thuốc điều trị thông thường thì đáp ứng khá tốt, nhưng thuốc đặc trị lại quá ít. Vì vậy, khi tăng viện phí, tăng phí BHYT thì Bộ Y tế cần xem xét để bổ sung thêm danh mục thuốc thiết yếu, thuốc đặc trị, để người dân cảm thấy thỏa đáng hơn.
Khi tăng viện phí, Bộ Y tế đã cam kết sẽ không thu thêm bất kỳ một khoản phụ phí nào, đặc biệt là triệt tiêu nạn phong bì. Ông có tin tưởng rằng người bệnh sẽ đỡ gánh nặng hơn?
- Sẽ lấy ai là người kiểm tra việc đó. Bộ Y tế không thể kiểm soát từng ngày từng giờ tại các bệnh viện, mà "phép vua thua lệ làng". Cái "lệ" phong bì thì càng khó khăn hơn vì nó diễn ra khuất tất, lén lút, thậm chí theo kiểu "thuận mua vừa bán" giữa bác sĩ và bệnh nhân, khó mà quy kết tội hay bắt quả tang được. Nếu bệnh viện quy định tiền phong bì bệnh nhân cảm ơn sẽ sung vào quỹ chung và chia đều cho cán bộ, công nhân viên, thì có lẽ nạn phong bì mới giảm bớt.
Còn về chất lượng khám chữa bệnh, ông có tin là sẽ tỷ lệ thuận với tăng giá viện phí?
-Ngay cả Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã khẳng định rồi. Viện phí tăng chỉ tính 3 trong 7 yếu tố chi phí của viện phí nên "đừng mơ" cải thiện rõ rệt chất lượng khám chữa bệnh. Nhưng gánh nặng của người dân thì hiện hữu mà chất lượng khám chữa bệnh lại không khả quan thì người dân khó mà thấy thỏa đáng.
Hơn nữa, cơ sở vật chất, trang thiết bị thì có thể được cải thiện phần nào nhưng trình độ chuyên môn thì cần phải có thời gian, được đào tạo, được luyện tập, đặc biệt y đức bác sĩ lại càng cần "đầu tư" chiều sâu, khó lòng mà một lúc "thay máu" được. Cho nên viện phí tăng nhưng sự bất an của người bệnh thì chưa thể cải thiện.
Xin cảm ơn ông.
Theo vietbao
Nhiều người dân chưa tích cực điều trị dự phòng bệnh lạ Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống bệnh lạ H.Ba Tơ (Quảng Ngãi) hôm 6.7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết qua khảo sát, đơn vị này nhận thấy một số hộ gia đình có người mắc bệnh lạ vẫn không dùng gạo trắng đã được cấp cũng như chưa sử dụng các loại vitamin hỗ...