Từ nay đến cuối năm sẽ khởi công 12 dự án và hoàn thành 17 công trình giao thông
Theo thông tin từ Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông ( Bộ Giao thông vận tải), theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải tập trung các thủ tục để khởi công 12 dự án.
Các dự án gồm: dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; dự án Tân Vạn – Nhơn Trạch; Tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên; luồng Sông Hậu giai đoạn 2; kênh Chợ Gạo giai đoạn 2; Tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Cà Mau; Cầu Rạch Miễu 2…
Thi công mở rộng cầu Cao Bồ trên tuyến đường Đoạn tuyến cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình. Ảnh (tư liệu): Huy Hùng/TTXVN
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng tập trung chỉ đạo hoàn thành đưa vào khai thác 17 dự án, gồm: dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Cao Bồ – Mai Sơn; cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ Quốc lộ 24, Quốc lộ 25, Quốc lộ 27, Quốc lộ 30, Quốc lộ 53…
Cũng theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, từ đầu năm đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công 8 dự án và hoàn thành 6 dự án, đạt 100% kế hoạch đề ra. Trong đó, riêng tháng 7/2021, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công 3 dự án: Cao tốc Bắc – Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, đoạn Nha Trang – Cam Lâm; hoàn thành 1 dự án: Dự án cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, lũy kế đến hết tháng 7/2021, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được 44,1% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với mức bình quân chung khối các bộ, ngành Trung ương.
Tuy nhiên, tháng 7/2021, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, việc giải ngân của ngành bị chậm so với kế hoạch khoảng 980 tỷ đồng. Mặt khác, phần vốn đã được giải ngân chủ yếu vẫn là chi trả công tác giải phóng mặt bằng, tạm ứng hợp đồng, thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, khối lượng thi công hoàn thành còn thấp.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong tháng 8/2021, nhiệm vụ phải giải ngân của các ban quản lý dự án, chủ đầu tư là 3.076 tỷ đồng và giải ngân phần bù chậm kế hoạch tháng 7/2021 khoảng 980 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đồng thời, các tháng còn lại của năm 2021 còn phải hoàn thành giải ngân 24.000 tỷ đồng. Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu trên, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các ban quản lý dự án, chủ đầu tư thực hiện nghiêm Chỉ thị 06/CT-BGTVT ngày 14/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đó, trong tháng 8/2021, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các ban quản lý dự án, chủ đầu tư phải giải ngân được lũy kế 53% kế hoạch, tháng 9/2021 phải giải ngân lũy kế tối thiểu được 60% kế hoạch.
"Bắt bệnh" chữa khiếm khuyết dự án giao thông
Công tác quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn những tồn tại, hạn chế từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa dự án vào khai thác.
Thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây
Các dự án giao thông sau khi đưa vào khai thác, sử dụng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, ổn định và bền vững, phát huy được hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư xây dựng vẫn còn những tồn tại, hạn chế từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa dự án vào khai thác.
Hàng loạt nguyên nhân
Ông Phan Quang Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua do đặc thù các dự án giao thông phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, điều kiện khai thác do phát sinh các yếu tố thay đổi quy hoạch, thay đổi lưu lượng, tải trọng khai thác... làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
"Việc chậm GPMB cũng ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình. Công địa không đảm bảo cho dây chuyền máy móc thiết bị thi công, ảnh hưởng đến an toàn lao động, ATGT, vệ sinh môi trường và phát sinh chi phí trượt giá, chi phí tư vấn giám sát, chi phí quản lý dự án", ông Hiển nói và cho biết, về nguyên nhân chủ quan, một số chủ đầu tư, BQL dự án chưa lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự để thực hiện các dự án.
Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết, khiếm khuyết về chất lượng công trình là hệ quả của nhiều nguyên nhân. Trong các kết luận thanh tra, kiểm toán đã chỉ ra, chất lượng công tác khảo sát chưa tốt, còn tồn tại sai khác với thực tế hiện trường. Nội dung khảo sát chưa đầy đủ hoặc còn thiếu khối lượng...
Trong công tác thiết kế, một số đơn vị nghiên cứu không đầy đủ các giải pháp thiết kế dẫn tới chọn phương án không hợp lý. Một số giải pháp kỹ thuật chưa khả thi, chưa đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật, thiếu tính sáng tạo...
Ông Phạm Huy Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính cho biết, thời gian qua, trong các báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm, sai sót tại các dự án đầu tư xây dựng giao thông.
Cụ thể, trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư, nhất là việc tính toán lương nhân công không phù hợp quy định, tính trùng khối lượng, áp dụng sai đơn giá vật liệu, điển hình tại dự án đầu tư xây dựng mở rộng QL1 đoạn Km987 - Km1027 (tỉnh Quảng Nam) theo hình thức BOT và dự án LRAMP.
Trong công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư còn tồn tại khi hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật chưa cụ thể, chưa liệt kê các bản vẽ của hồ sơ thiết kế (dự án đầu tư xây dựng tuyến QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa và dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia trên QL1).
Ngoài ra, công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu được tiến hành khi chưa có giấy chứng nhận đầu tư và chưa ký hợp đồng chính thức; hình thức hợp đồng chưa phù hợp với kế hoạch đấu thầu được duyệt (dự án BOT mở rộng QL1 đoạn Km947 - Km987, tỉnh Quảng Nam).
Kiểm soát chặt bán thầu trái phép
Đề cập đến giải pháp khắc phục các tồn tại thời gian tới, ông Hiếu cho rằng, trong quá trình kiểm toán tại các dự án, thủ trưởng các đơn vị cần tập trung chỉ đạo các bộ phận tham mưu chủ động cung cấp tài liệu, thông tin kịp thời giải trình và làm rõ với Kiểm toán Nhà nước.
"Các đơn vị phải kịp thời báo cáo Bộ GTVT và cấp thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT để chỉ đạo các cơ quan có liên quan kịp thời giải trình, làm rõ trước khi Kiểm toán Nhà nước lên dự thảo báo cáo kiểm toán", ông Hiếu chia sẻ.
Đối với các dự án quy mô lớn và có tính chất phức tạp, ông Hiếu cho biết, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần chủ động báo cáo Bộ GTVT kiến nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án ngay trong quá trình thực hiện dự án để kịp thời chấn chỉnh.
"Hiện nay, một số dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đang được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán. Các dự án thành phần còn lại các chủ đầu tư, BQL dự án cũng cần đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong thời gian sớm nhất", ông Hiếu thông tin.
Về phía Cục QLXD&CLCTGT, ông Phan Quang Hiển cho rằng, trong công tác lựa chọn, quản lý nhà thầu, các chủ đầu tư, BQL dự án phải có trách nhiệm xây dựng hồ sơ mời thầu đảm bảo các tiêu chí đánh giá, xét thầu phù hợp quy định của pháp luật.
Đồng thời, phải kiểm soát chặt việc lựa chọn, quản lý thầu phụ, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các hành vi chuyển nhượng thầu, bán thầu trái pháp luật.
Theo ông Hiển, đối với nhà thầu thi công, các cơ quan liên quan cần thiết lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng và quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công.
Đồng thời, các nhà thầu thi công cần tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường, thực hiện đầy đủ các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế...
Kỳ vọng cuộc "lột xác" của giao thông Thủ đô Với những dấu hiệu khởi sắc từ tiền đề 2020, mạng lưới giao thông TP. Hà Nội được kỳ vọng sẽ có cuộc "lột xác" trong năm 2021. Sau khi đưa vào khai thác, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín đường Vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải...