Từ nay đến cuối năm khả năng vẫn có một cơn bão ảnh hưởng đến đất liền
Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2018 còn có khả năng xuất hiện khoảng 2-3 cơn bão và có khoảng 1 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ.
Ảnh hưởng của bão số 4 hồi giữa tháng 8/2018 khiến nươc lu dâng cao lam ngâp đương đi va nha dân tai xa Thiêu Dương, thanh phô Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa. Anh: Nguyên Nam/TTXVN
Nhận định về khí tượng thủy văn thời hạn mùa, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO (hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương – Đông Ấn Độ Dương) của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy, xu hướng tăng nhanh của nhiệt độ mặt nước biển nên nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương) từ tháng 11/2018, với xác suất xuất hiện vào khoảng 60-70%.
Còn khoảng 2-3 cơn bão trong năm 2018
Dự báo từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2018 còn có khả năng xuất hiện khoảng 2-3 cơn bão và có khoảng 1 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Những tháng cuối năm nhiều khả năng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam Biển Đông không nhiều như năm 2016 và 2017.
Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, gió mạnh trên biển và đất liền, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác sẽ có khả năng xảy ra trên phạm vi cả nước, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ. Ngoài ra, trên các khu vực ven biển và các vùng biển khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có thể sẽ xuất hiện gió mạnh do hoạt động của gió mùa Đông Bắc gây ra.
Xuất hiện rét đậm, rét hại vào cuối tháng 12
Nhiệt độ trung bình tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong các tháng 11/2018, tháng 3 và tháng 4 năm 2019 có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1 độ C; tháng 12/2018 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tháng 1 và tháng 2 năm 2019 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 độ C. Các khu vực từ Trung Trung Bộ trở vào phía nam phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trong mùa Đông Xuân 2018-2019, thời gian xuất hiện rét đậm, rét hại có có khả năng tương đương so với trung bình (khoảng nửa cuối tháng 12/2018). Cácđợt rét đậm, rét hại trong mùa Đông Xuân 2018-2019 không kéo dài, nhưng vẫn có khả năng sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 4-7 ngày tập trung trong tháng 1/2019 và nửa đầu tháng 2/2019.
Trung và Nam Trung Bộ lượng mưa thiếu hụt
Khu vực Bắc Bộ có tổng lượng mưa trong tháng 11 và tháng 12/2018 phổ biến ở mức xấp xỉ so với Trung và Nam Trung Bộ cùng thời kỳ, từ tháng 1 đến tháng 4/2019 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.
Video đang HOT
Khu vực Trung Bộ tổng lượng mưa từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-50%; riêng tháng 11 và tháng 12/2018 tại Bắc Trung Bộ ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Cảnh báo khả năng thiếu hụt mưa trong các tháng chính mùa mưa và ít mưa trong những tháng đầu năm 2019, đặc biệt ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tổng lượng mưa thời kỳ từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019 phổ biến ở mức thấp hơn từ 20-50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.Hầu như không mưa trong những tháng đầu năm 2019 tại khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ.
Nguy cơ khô hạn cục bộ ở nhiều vùng
Về thủy văn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Mực nước trên các sông suối khu vực Bắc Bộ có xu thế biến đổi chậm và xuống dần. Xu thế nguồn nước từ tháng 11/2018 đến tháng 4/2019 so với trung bình nhiều năm khu vực Tây Bắc trên sông Đà phổ biến ở mức cao hơn từ 5-40%; khu vực Việt Bắc trên sông Thao, sông Chảy và sông Lô thiếu hụt từ 10-50%, riêng sông Gâm ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, sông Cầu cao hơn từ 30-70% ; khu vực Đông Bắc thiếu hụt từ 10-30%; khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10-30%, riêng tháng 1, 2 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Mực nước thấp nhất trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,4m xuất hiện vào tháng 2 hoặc tháng 3. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại một số tỉnh khu vực Đông Bắc trong các đầu mùa khô năm 2019.
Trong các tháng cuối năm 2018, trên các sông ở Thanh Hóa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ; các sông từ Nghệ An đến Bình Thuận năng xuất hiện 2-4 đợt lũ vừa và nhỏ. Lượng dòng chảy trong các tháng từ 10-12/2018 trên phần lớn các sông ở Trung Bộ thiếu hụt từ 20-50% so với trung bình nhiều năm, Riêng các sông ở Thanh Hóa và các sông ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt từ 5-20%; các sông Khánh Hòa, Ninh Thuận thiếu hụt trên 70%.
Lũ chính vụ khu vực Trung Bộ Tây Nguyên tập trung trong tháng 10-11/2018. Đỉnh lũ năm trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận khả năng ở mức báo động 2-báo động 3, các sông chính ở khu vực Tây Nguyên ở mức báo động 1-báo động 2; trên một số sông suối nhỏ và thượng lưu các sông vẫn có khả năng xuất hiện lũ lớn.
Từ tháng 1 – 4/2019, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-50%, một số sông thuộc Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận khả năng thiếu hụt trên 60% so với cùng kỳ nhiều năm. Tình hình thiếu nước, khô hạn cục bộ có khả năng xảy ra tại các tỉnh Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên trong các tháng đầu năm 2019.
Từ tháng 11/2018 – 4/2019, tổng lượng dòng chảy trên các trạm thượng nguồn Mê Kông phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 10-35%. Mực nước sông Cửu Long xuống dần ở mức xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,3m.
Từ tháng 11/2018 – 1/2019, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của 5 đợt triều cường. Cần đề phòng triều cường gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Xâm nhập mặn vùng cửa sông Nam Bộ khả năng xuất hiện sớm hơn so với năm 2017-2018. Các địa phương ở khu vực đồng bằng Nam Bộ cần chủ động trong công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Về hải văn: Đỉnh triều cao nhất tháng 10 đến 12 năm 2018 tại ven biển Nam Bộ ở mức xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2017. Triều cường cao tại Nam Bộ sẽ xuất hiện vào những ngày 25-29 của tháng 10, ngày 6-10 và 23-27 của tháng 11 và ngày 23-26 của tháng 12. Ven biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ nguy cơ triều cường cao tập trung vào giữa tháng 11 và 12, đặc biệt khi có không khí lạnh hoạt động mạnh và lấn sâu xuống phía Nam.
Trong các tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, các đợt không khí lạnh mạnh và kéo dài sẽ gây sóng lớn 3-4m tại khu vực ven biển các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.
Văn Hào
Theo TTXVN
Công an giúp dân đưa thi hài người chết vượt lũ lên bờ mai táng
Mưa lũ sau bão số 4 vẫn chưa chấm dứt mà đã gây các thiệt hại về người và tài sản. Việc khắc phục hậu quả mưa lũ đang được các lực lượng nỗ lực triển khai...
Ngày 18/8, hàng nghìn nhà dân dọc hai bên bờ sông Mã, đoạn qua địa bàn thành phố Thanh Hóa bị nước lũ tràn vào phải sơ tán đến nơi tạm trú.
Công an Thanh Hóa giúp dân vượt lũ
Cùng với các ngành chức năng, chính quyền địa phương và lực lượng tại chỗ, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng, phương tiện ca nô, xuồng máy tổ chức sơ tán người và di dời tài sản đến nơi an toàn.
Tính đến trưa ngày 18/8, đã có hơn 2.800 hộ dân với gần 9.000 nhân khẩu ở các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh được đưa đến nơi an toàn.
Cảnh sát đường thủy, Công an Thanh Hóa giúp người dân đưa thi thể người đã mất vượt lũ đi mai táng
Tại phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa cũng bị nước lũ cô lập. Trong đó, gia đình anh Nguyễn Xuân Giỏi (ở phố Xuân Lộc, phường Đông Hải) có mẹ là bà Vũ Thị Luân (SN 1943) không may mất do tuổi già. Vì dòng nước lũ cô lập, gia đình không thể đưa bà Luân đi mai táng.
Chia sẻ với những đau thương mất mát và khó khăn của gia đình anh Giỏi, Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương dùng ca nô của lực lượng Cảnh sát đường thủy đưa thi thể bà Luân lên bờ mai táng theo phong tục địa phương.
Lực lượng công an giúp người dân trong hoạn nạn
Ngoài ra, trong những ngày mưa lũ nặng nề, để giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, lực lượng công an các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường lực lượng, phương tiện xuống các địa bàn có điểm sạt lở, ngập lụt để phối hợp phân luồng, phân tuyến, hướng dẫn giao thông, không để người dân đi vào khu vực nguy hiểm.
Các lực lượng có mặt mọi lúc, mọi nơi trong mưa lũ
Tiếp cận và đưa người dân khỏi vùng lũ
Công an giúp dân sơ tán khỏi vùng lũ
Duy Tuyên
Theo Dantri
Trung úy công an lao xuống dòng nước lũ cứu sống bé trai trong gang tấc Đang ở nhà thì nghe tiếng kêu cứu phía bờ sông, Trung úy công an Dương Công Thịnh liền chạy đến hiện trường. Anh lập tức lao thẳng xuống sông để cứu sống cháu bé đang chới với giữa dòng nước. Do nước sông Mã dâng cao khiến nhiều nơi tại xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa ngập chìm trong nước. Trung...