Tử nạn vì đâm vào đuôi ôtô dừng đèn đỏ
Chiều 14/7, nam thanh niên được cho là phóng nhanh nên húc vào xe Công ty của chiếu sáng công cộng, ngã đập đầu xuống đất tại chốt đèn đỏ Trường Chinh – Phan Văn Hớn (quận 12, TP HCM).
Xe máy của nạn nhân văng xa sau khi đâm vào xe chiếu sáng. Ảnh: An Nhơn
Gần 17h, Trương Hoàng Vũ (33 tuổi, ngụ quận 12) chạy xe máy trên đường Trường Chinh, hướng từ ngã tư An Sương về Cộng Hòa với tốc độ nhanh.
Khi gần đến giao lộ Trường Chinh – Phan Văn Hớn (phường Tân Thới Nhất, quận 12), Vũ đã đâm vào đuôi xe ôtô của công ty chiếc sáng công cộng TP HCM dừng đèn đỏ phía trước. Anh này ngã văng ra ngoài, đập đầu xuống đất tử vong tại chỗ.
Rất đông người theo dõi cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: An Nhơn
Video đang HOT
Xe máy Attila của nạn nhân bị hất ra xa hơn 10 mét, phần đầu vỡ vụn, hư hỏng nặng. Người dân hiếu kỳ đổ về hiện trường khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ở Việt Nam, có những cách hành xử tồi tệ hơn "bún mắng, cháo chửi"
Trong mắt của một tour guide thâm niên hơn 11 năm, có những cách cư xử "thiếu văn hóa" của người Việt Nam còn đáng xấu hổ hơn nhiều.
Không phải văn hóa kém mà do luật chưa nghiêm?
Là một tour guide (hướng dẫn viên), đã từng đi qua nhiều nơi, chứng kiến sự lịch thiệp đến chuyên nghiệp của người Hội An, sự nhẹ nhàng trong phong cách phục vụ trên đất cố đô Huế hay sự tận tâm, nhiệt tình của người dân Đà Nẵng, nói về những cư xử kiểu "bún mắng, cháo chửi", anh Trần Quốc Hưng (hiện đang làm việc tại công ty du lịch Hanoi Redtours) lắc đầu thừa nhận: "Tôi cũng không thể giải thích được tại sao. Nhưng ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia - những quốc gia tạm gọi là có dịch vụ khá tương đồng với nước ta, chúng tôi chưa bao giờ bị người bán hàng mắng, chửi. Nên nếu nói về VĂN HÓA thì cái này ta hơi kém".
Không như quán "bún mắng" trong chợ Ngô Sỹ Liên, tour guide Trần Quốc Hưng chia sẻ: "...ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia - những quốc gia tạm gọi là có dịch vụ khá tương đồng với nước ta, chúng tôi chưa bao giờ bị người bán hàng mắng, chửi".
Anh Hưng cho rằng: Đa phần những người bán hàng Việt Nam ta cứ nghĩ Tây là nhiều đô la, là giàu có, là không tính toán gì khi chi tiêu nên khi người Tây không mua hàng như mình mong đợi, người bán sẽ sẵn sàng chửi ngay. "Nói thật tôi rất xấu hổ với các bạn nước ngoài!" - anh Hưng thành thật chia sẻ.
Anh kể: "Một lần, tôi đi với một lãnh đạo bên ngành Giáo dục, mọi người nói ý thức của người Việt ta kém, chú ấy phản bác lại: "Không phải ý thức hay văn hóa Việt Nam kém mà tại luật nước mình không nghiêm".
Tại sao lại nói là không nghiêm? Bởi ở Hà Nội, những hình thức chặt chém, "bún mắng, cháo chửi" vẫn cứ diễn ra hàng ngày và phổ biến như vậy nhưng có ai phạt và phạt như thế nào, cũng không ai biết?! Khi không ai cấm, luật lại không nghiêm thì làm sao ngăn chặn được và như một lẽ tất yếu, mọi thứ sẽ cứ tràn lan thôi!
Do vậy, theo quan điểm của vị tour guide kỳ cựu của Hanoi Redtours này, biện pháp tốt nhất để tránh tình trạng "bún mắng, cháo chửi", tổ dân phố nên vào cuộc, tuyên truyền và giáo dục tất cả các thành viên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, nhắc nhở họ giữ văn minh nơi phường, xã.
"Tôi nghĩ những người Hà Nội cũng như người nhập cư, họ không quá xấu, nhất là nơi mình ở hoặc thuê làm kinh doanh, ai chả muốn văn minh. Hội An cũng thế thôi, họ giáo dục rõ ràng nên ai cũng cố gắng giữ gìn nơi mình sinh sống. Hợp nhau lại là văn minh thôi mà!".
Có những điều còn đáng buồn hơn cả "bún mắng, cháo chửi"
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề tour guide, bên cạnh văn hóa bán hàng kiểu "bún mắng, cháo chửi", anh Trần Quốc Hưng cho rằng: Có những điều khác nữa cũng khiến anh cũng phải suy nghĩ, trăn trở, đôi lúc cảm thấy xấu hổ trước cách ứng xử "có một không hai" của người Việt.
Anh cho biết: Trước mỗi chuyến đi sang nước ngoài, làm hướng dẫn viên cho đoàn khách gốc Việt, anh luôn phải nói "chặn" trước khi khởi hành, tránh những "sự cố" không mong muốn có thể xảy ra.
Ví dụ khi khởi hành lên sân bay, anh luôn mở lời xin lỗi du khách vì phải nhắc nhở du khách 3 điều cần lưu ý để giữ nét văn minh cho hình ảnh dân tộc Việt Nam trên đất nước bạn.
Thứ nhất là giữ trật tự trong khách sạn. "Ở nơi công cộng, trên xe hay trong phòng riêng khách sạn, bạn có thể nói rất to và ồn ào. Nhưng tại nhà hàng, sảnh khách sạn và hành lang dọc các phòng ngủ, chúng ta phải giữ trật tự, vì đó là những nơi nghỉ ngơi, không thể ầm ầm, hỗn loạn, bát nháo được. Tôi nói điều này vì chính tôi đã phải trả giá khá đắt cho việc đó khi làm hướng dẫn viên. Bởi lẽ, khi thấy ồn ào quá, các khách nước ngoài thường hỏi lễ tân "cánh nào đấy?". Lễ tân nói: Việt Nam. Là người Việt Nam, trong trường hợp này, tôi cảm thấy rất xấu hổ!?
Từng đi nhiều, biết nhiều, tour guide Trần Quốc Hưng cho rằng: Văn hóa bán hàng kiểu "bún mắng, cháo chửi" ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung không phải do văn hóa kém mà do luật chưa nghiêm.
Có thể thấy, tại các khách sạn của Việt Nam, có rất nhiều đoàn nước ngoài ở nhưng hầu như không nghe thấy tiếng gọi, ngược lại, cứ ở đâu có 1 đến 2 đoàn Việt Nam thôi là biết liền, ầm ĩ hết cả lên, nhất là đi đâu về đêm hôm, cứ nhớn nhác gọi nhau, nói chuyện...".
Điều thứ hai mà anh Hưng luôn nhắc khách Việt của mình đó là: Ăn các bữa sáng hay buffet xin không để thừa. "Các bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích, kể cả hết nhà hàng, nhưng xin đừng lấy ra quá nhiều và để thừa, người nước ngoài sẽ nhìn ta không được "văn minh" lắm! Tại một số nước như Singapore, nếu ăn không hết, thậm chí họ còn phạt. Là người Việt Nam, tôi cảm thấy rất tự ái".
Điều thứ ba: "Trên máy bay, nhân viên phục vụ đồ ăn, thức uống bằng những chiếc cốc thủy tinh hay dĩa, đĩa inox, xin các bạn đừng bỏ túi mang về. Tôi đã đi cùng rất nhiều đoàn khách Việt Nam, cứ ăn xong là mất hết dao và dĩa. Đến nỗi tiếp viên đã gặp trực tiếp tôi, nói bằng tiếng Anh: "Xin bạn nói giúp với khách là những thứ này chúng tôi còn dùng lại". Tôi thấy hành động đó hoàn toàn không đẹp cho hình ảnh người Việt Nam mình. Thậm chí, có những tuyến bay như Phương Nam Trung Quốc, trong đường bay đến Việt Nam, họ còn phản ứng với cách "táy máy" ăn trộm vặt đồ của người Việt bằng cách thay hẳn đồ ăn và bát đĩa bằng giấy. Như vậy, ai thích lấy thì lấy, họ không lo bị mất đồ quá nhiều".
Theo GDVN
Bà chủ quán "cháo chửi" nổi tiếng Hà thành: "Tôi có chửi ai bao giờ" "Cháo quát, cháo chửi" ở đây có nghĩa là cháo ngon, đông khách nhưng vẫn đắt hàng, chứ bà có mắng chửi ai bao giờ" - bà Mỹ khẳng định. "Bà đỡ quát hơn xưa rồi" Đã từ lâu cái tên "cháo quát, cháo chửi" quá quen thuộc với những người sành ăn ở Hà Nội mỗi khi ai đó nói về quán...