Từ nạn nhân trở thành tội phạm mua bán người, cần lắm giải pháp thiết thực để tái hòa nhập
Mua bán người (MBN) chẳng khác nào “ăn thịt đồng loại”, các đối tượng chỉ vì lợi ích vật chất mà sẵn sàng đẩy người khác vào con đường cơ cực, tủi nhục, bị chà đạp về thể xác, tinh thần…
Từ nạn nhân, trở thành tội phạm mua bán người
Trong quá trình thu thập hồ sơ về nạn MBN tại cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, có một tập tài liệu được đánh dấu riêng biệt. Bởi thị từng là nạn nhân của MBN nhưng sau đó lại trở thành đối tượng đắc lực của đường dây tội phạm này. Lần giở hồ sơ, vào những ngày đầu tháng 5/2017, tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã bàn giao cho đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đối tượng Dương Thị Hà (SN 1975), quê quán huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bị truy nã từ năm 2002 với tội danh MBN.
Đối tượng DươngThị Hà được phía bạn bàn giao cho cơ quan chức năng Việt Nam
Theo tài liệu, khoảng năm 1990, đối tượng Đặng Thị Vy (trú ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) sang Trung Quốc lấy chồng. Một thời gian sau, Vy về quê và gả bán Vân, em cô ta cho một người đàn ông Trung Quốc. Nơi xứ người, do nắm bắt được tình trạng thiếu phụ nữ trầm trọng ở địa phương, nhiều người đàn ông có nhu cầu mua một cô gái về làm vợ. Thậm chí cả mấy anh em trong một gia đình chỉ đủ tiền mua một phụ nữ về làm vợ chung. Dần dần, Vân và Vỵ đã trở thành các đầu nậu MBN, và một trong những nạn nhân của họ chính là Dương Thị Hà.
Hà bị lừa bán với giá 500 Nhân dân tệ cho 1 người đàn ông bản xứ. Cuộc sống của cô gái trẻ miền núi xứ Thanh bỗng chốc rẽ sang một hướng khác với gam màu cay đắng. Bất đồng ngôn ngữ, lối sống và bị dày vò về thể xác lẫn tinh thần, Hà như rơi vào địa ngục. Cuộc sống lao động cơ cực, vất vả, kèm theo đó là bao nhiêu trận đòn thâm tím mặt mày, người đầy thương tích, cô gái trẻ bị cưỡng bức không biết bao nhiêu lần. Đã tìm cách bỏ trốn năm lần, bảy lượt nhưng đều bị bắt lại, Hà chỉ ước giá như mình đừng nghe lời đường mật của chị em Vân. Giờ ở nhà có khi mình đã có một gia đình yên ấm, thuận hòa, có người yêu thương chiều chuộng, chăm sóc. Nước mắt lăn dài, chảy qua tận ngày mai.
Đến năm 1996, Hà trốn được về Việt Nam cùng… cái bụng làm lùm. Không có công ăn việc làm, lại bị mang tiếng “hoạt động tại nhà thổ bên kia biên giới”, Hà ngày một bị cô lập, không thể hòa nhập với cộng đồng. Thay vì tố cáo chị em Vân, Vy tới cơ quan chức năng, thì bà bầu này lại nghĩ ra cách kiếm tiền bằng việc lừa bán những cô gái đồng hương. Hà nhanh chóng bắt nối với chị em Vân, Vy ở bên kia biên giới thành đường dây MBN. Bằng việc quảng cáo sang kia biên giới có nhiều công việc hấp dẫn, việc nhẹ, lương cao, chủ rất tốt, nếu sang không đồng ý thì có thể quay về mà chẳng mất chi phí gì để lừa các cô gái nhẹ dạ, cả tin. Vậy là từ nạn nhân, Hà đã thành tội phạm MBN.
Video đang HOT
Năm 1998, trong một lần phạm tội, Đặng Thị Vy cùng đồng bọn bị bắt giữ, và khai nhận từng đưa trót lọt 4 phụ nữ bán sang Trung quốc, bỏ túi 2.500 Nhân dân tệ. Từ lời khai của Vỵ, cơ quan chức năng làm rõ vai trò của Dương Thị Hà. Cô ta khai nhận đã đưa được 1 phụ nữ sang Trung Quốc bán với giá 1.000 Nhân dân tệ. Tuy nhiên thời điểm ấy, do đang nuôi con nhỏ nên Hà được cơ quan chức năng cho tại ngoại. Lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật, Hà đã trốn khỏi địa phương.
Trong suốt thời gian dài, việc truy bắt Dương Thị Hà nói riêng, được lực lượng chức năng Việt Nam phối hợp, thông tin thường xuyên với nhà chức trách Trung Quốc. Tháng 3/2017, Văn phòng Sĩ quan liên lạc Cảnh sát, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã có công hàm gửi tới cơ quan chức năng Việt Nam về việc, ngày 6/3, Công an tỉnh Quảng Tây bắt giữ 1 đối tượng không có giấy tờ tùy thân tại thôn Vạn Vỹ, thị trấn Giang Bình, thị xã Đông Hưng.
Quá trình xác minh, nhà chức trách sở tại phát hiện người phụ nữ này có đặc điểm trùng khớp với đối tượng truy nã Dương Thị Hà mà Công an Việt Nam đã trao đổi, đề nghị xác minh, truy bắt. Đối chiếu với thông tin phía bạn cung cấp, Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm (Bộ Công an Việt Nam) phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa xác định người phụ nữ bị tạm giữ tại Quảng Tây chính là Dương Thị Hà. Sáng 4/5/2017, tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái, thủ tục bàn giao đối tượng truy nã đã được tiến hành an toàn, đúng theo quy định.
Giải pháp nào để nạn nhân MBN tái hòa nhập!
Giải pháp căn cơ hiện nay vẫn là cải thiện thu nhập, tạo việc làm cho người dân
Phương thức, thủ đoạn của tội phạm MBN ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa người mua và người bán, môi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia. Các đối tượng này đã lợi dụng các đường mòn biên giới, sự kém hiểu biết, thiếu thông tin của nạn nhân hoặc tục lệ cưới hỏi của đồng bào dân tộc ít người, sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường, hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn và thông qua các trang mạng xã hội hoặc những mối quan hệ sẵn có để tiếp cận, rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân để đưa người ra nước ngoài.
Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, sự đấu tranh quyết liệt của cơ quan chức năng thì một vấn đề cấp bách được đặt ra là tái hòa nhập cho nạn nhân MBN. Bởi nạn nhân của những vụ MBN bị tổn thương nặng nề cả về tinh thần lẫn thể xác, sức khỏe giảm sút do bị ép buộc lao động quá sức. Nhiều trường hợp bị đánh đập, tra tấn, giam giữ, bóc lột tình dục dẫn tới mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh xã hội khác. Không chỉ nạn nhân mà ngay cả gia đình, người thân cũng chịu nhiều hậu quả, điều tiếng. Chính vì vậy, hỗ trợ tại cộng đồng là giải pháp hiệu quả giúp nạn nhân tái hòa nhập cuộc sống. Nạn nhân bị bán thường là những phụ nữ, trẻ em vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới và đang trong độ tuổi kết hôn, không có việc làm ổn định. Theo các chuyên gia, cần có các mô hình hỗ trợ nạn nhân với mục đích trợ giúp cho các đối tượng có nguy cơ bị mua bán và bị mua bán trở về tiếp cận các dịch vụ nhu cầu thiết yếu như giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp tâm lý, học văn hóa, học nghề, khám sức khỏe.
Giải pháp căn cơ hiện nay vẫn cải thiện thu nhập, tạo việc làm cho người dân. Cần quan tâm tập trung giảm nghèo bền vững, xóa mù chữ, chống tái mù; hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số… Các địa phương cần bố trí ngân sách phù hợp dành riêng cho công tác phòng, chống việc MBN; đặc biệt là công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về địa phương; tăng cường giám sát về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống MBN.
Thanh Phương
Theo congly
Muôn chiêu lừa gạt sơn nữ
Qua mạng xã hội, giả vờ tán tỉnh yêu đương, rủ đi chơi... để lừa gạt các cô gái trẻ nhẹ dạ cả tin bán qua biên giới là những "chiêu trò" cũ mà các đối tượng mua bán người trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai thường dùng.
Hầu hết các nạn nhân là người dân tộc thiểu số ở vùng cao ít thông tin, nhận thức hạn chế, dễ tin vào lời đường mật và món "bánh vẽ" của đối tượng mua bán người, đến khi nhận ra mình bị trúng kế thì đã muộn...
Đối tượng Giàng Văn Thắng tại đồn Biên phòng. Ảnh: Hoàng Linh
Từ đầu năm 2018 đến nay, BĐBP Lào Cai đã phối hợp với các lực lượng chức năng, phát hiện, bắt giữ, xử lý và tiếp nhận từ phía lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả 50 vụ với 20 đối tượng mua bán người và 76 nạn nhân. BĐBP Lào Cai đã xác lập, đấu tranh thành công 5 chuyên án, 2 vụ án, khởi tố 7 vụ án, bắt giữ 13 đối tượng, giải cứu thành công 19 nạn nhân.
Đại tá Tống Chính Phúc, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Lào Cai cho biết: Vì thiếu hiểu biết nên dễ tin lời đường mật, nhiều thiếu nữ ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa bị các đối tượng buôn người bán qua Trung Quốc để làm vợ hoặc đưa vào các động mại dâm. Trong số các nạn nhân "sập bẫy", một số ít may mắn được lực lượng chức năng giải cứu, còn số lớn nạn nhân khác vẫn biệt tích nơi xứ người. Các đối tượng buôn người thường dùng các chiêu trò như lợi dụng triệt để công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội để làm quen, tán tỉnh, tiếp cận, dụ dỗ, lừa gạt, sau đó đe dọa, khống chế nạn nhân. Vì vậy, khi nạn nhân biết mình bị lừa thì đã quá muộn.
Trường hợp của cô gái dân tộc Dao đỏ Tẩn Thị M, 14 tuổi, trú tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cao là điển hình của sự nhẹ dạ, cả tin dẫn đến hậu quả khó lường. Qua mạng xã hội, M quen với Giàng Văn Thắng, người cùng xã. Sau một thời gian kết thân, Thắng rủ M lên thành phố Lào Cai mua sắm, ăn uống rồi rủ sang Trung Quốc chơi. M không ngờ đó là cái "bẫy" mà Thắng đã giăng sẵn. Ngay khi sang Trung Quốc, Thắng bố trí người đón M rồi chở thẳng vào "động" mại dâm. Sau đó, trong lần trốn chạy, chưa kịp thoát thân thì M bị đối tượng Trịnh Thị Thu Huyền, quê ở Yên Bái (đồng bọn của Giàng Văn Thắng) và một số đối tượng khác bắt lại, tiếp tục bán vào "động" mại dâm. Lần trốn chạy thứ hai, may mắn M gặp được một số người Việt Nam làm ăn buôn bán bên Trung Quốc đã nhờ báo tin về gia đình.
Sau khi nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Bát Xát, BĐBP Lào Cai đã phối hợp với Công an Biên phòng Trung Quốc giải cứu được M. Được giải cứu, M đã tố cáo hành vi của Thắng. Đồn Biên phòng Bát Xát đã xác minh thông tin, lần ra manh mối, bắt Thắng khi y đang vượt biên từ Trung Quốc về Việt Nam. Biết Thắng bị bắt, ngày 29-6-2018, Trịnh Thị Thu Huyền đã đến Đồn Biên phòng Bát Xát đầu thú về việc có liên quan đến hành vi đưa Tẩn Thị M sang Trung Quốc bán làm gái mại dâm cùng với Giàng Văn Thắng.
Cùng với thủ đoạn làm quen qua mạng facebook rồi tán tỉnh yêu đương, cô gái dân tộc Mông Vàng Thị C đã nhẹ dạ cả tin vào lời mật ngọt và cũng bị lừa bán qua biên giới. Ngày 21-9-2018, trong khi tuần tra tại khu vực thôn 3, xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Đội công tác Đồn Biên phòng Bát Xát phát hiện Vàng Thị C, trú tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đang có hành vi nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam. Đội công tác đã bắt và đưa Vàng Thị C về đơn vị để làm rõ. Tại đây, Vàng Thị C khai nhận: Đầu tháng 8-2018, C kết bạn trên facebook với một đối tượng tên là Sú (không rõ địa chỉ, quê quán). Sau khi kết bạn với Sú, Vàng Thị C luôn nhận được những cuộc điện thoại từ Sú với những lời lẽ ngọt ngào, tán tỉnh yêu đương và hứa hẹn về ra mắt gia đình C.
Sau khi đã lấy được lòng tin của "con mồi", đến ngày 17-9-2018, Sú hướng dẫn C ra bến xe tỉnh Sơn La, đón taxi sang Lào Cai. Tại đây, Sú cử một đối tượng (không rõ họ tên) đi xe máy đến đón và đưa vào khu vực biên giới tỉnh Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc. Sang đến Trung Quốc thì C bị giam giữ tại một ngôi nhà hoang. Đến khoảng 1 giờ, ngày 20-9-2018, lợi dụng sơ hở của bọn chúng, Vàng Thị C trốn ra ngoài tìm đường về Việt Nam. Khi ra đến bờ sông biên giới, C nhìn thấy có thuyền thì xin đi nhờ về Việt Nam rồi đến Đồn Biên phòng Bát Xát trình báo.
Một vụ khác là vào ngày 2-9, Tráng Seo Chu, 19 tuổi, trú tại xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà), cùng một người bạn dẫn theo 2 phụ nữ trẻ vào khu vực biên giới thuộc thôn Pạc Bo, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Khi nhóm người này chuẩn bị vượt biên sang Trung Quốc thì bị Đội tuần tra của Đồn Biên phòng Bản Lầu phát hiện, lập biên bản và đưa về đồn làm rõ. Tráng Seo Chu khai nhận, đã từng sang Trung Quốc làm thuê, được một người Trung Quốc tên Sử "đặt" về Việt Nam tìm phụ nữ mang sang Trung Quốc bán. Mỗi phụ nữ đưa trót lọt sang Trung Quốc, Sử trả cho Chu 1 vạn nhân dân tệ, tương đương 35 triệu đồng. Sau hơn 1 tuần về Việt Nam, Chu dùng mạng xã hội facebook làm quen với Vàng Thị G (18 tuổi), người dân tộc Mông, quê ở Sơn La. Sau khi tán tỉnh yêu đương, được G tin tưởng, Chu mời G về Lào Cai "ra mắt gia đình". Khi đi Lào Cai, G có rủ thêm bạn tên là Vàng Thị N (18 tuổi, người cùng thôn) đi cùng. Khi G và N đi xe khách tới Lào Cai, Chu rủ thêm một người bạn tới đón rồi chở cả hai vào khu vực biên giới giáp với Trung Quốc để vượt biên rồi lừa bán các nạn nhân.
Qua các vụ trên cho thấy, hoạt động của tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn khiến cho việc phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu không hề xuất đầu lộ diện mà chỉ liên lạc với nạn nhân qua điện thoại. Để ngăn chặn hoạt động mua bán người trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai, các cơ quan chức năng trên khu vực biên giới cũng như các lực lượng trong địa bàn nội địa đã tăng cường biện pháp hiệp đồng, phối hợp, trao đổi thông tin, thực hiện đồng bộ các giải pháp; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các kế hoạch, triển khai có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người. Các lực lượng cũng thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình tội phạm cũng như xác định địa bàn trọng điểm để lập kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh.
Hoàng Linh
Theo bienphong
Nghệ An: Khởi tố, bắt tạm giam 2 chị em mua bán người Chiều 4.11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với bị can Lô Thị Thường (1975) và Lô Thị Vân (1970) trú tại bản Văng Môn, xã Yên Hòa về hành vi mua bán người. Theo cơ quan điều tra, khoảng tháng 6.2008, Lô Thị Thường...