Tự nặn mụn ở mép môi, thanh niên 19 tuổi ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu
Sau khi nặn mụn, bệnh nhân bị sốt kèm theo gai rét, vùng môi má sưng nề, chảy dịch mủ.
Bệnh nhân là N.V.A (sinh năm 2005, ở Hà Nội). Trước khi vào viện, A có mụn ở mép môi dưới bên má trái, kèm theo sưng nề, nóng đỏ. Thấy vậy, A đã tự nặn mụn tại nhà. Sau nặn mụn, bệnh nhân sốt 38 độ, có gai rét và cơn rét run, ở nhà đã tự dùng hạ sốt nhưng không đỡ.
A được gia đình đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng sốt cao 38 – 38.5 độ, có cơn rét run, môi khô; vùng môi má bên trái sưng nề, chảy dịch mủ, há miệng hạn chế; khó thở nhẹ, đau tức ngực, hỗ trợ thở oxy gọng kính 3l/p.
Tại bệnh viện, bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm và được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus cửa vào từ ổ áp xe vùng mặt – cằm trái, có ổ nhiễm khuẩn thứ phát viêm phổi hoại tử 2 bên.
Thanh niên phải nhập viện do mặt sưng nề, chảy dịch mủ, há miệng hạn chế sau khi nặn mụn. Ảnh BVCC
Sau khi được điều trị đúng phác đồ, bệnh nhân dần ổn định, vùng mặt – cằm đỡ sưng nề rõ, thân nhiệt trở về bình thường. Bệnh nhân ổn định, được ra viện.
Theo Đại tá Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố vi khuẩn vào máu.
Trong bệnh lý nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tỷ lệ tử vong cao.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh ở người đều có thể gây nên bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết.
Thận trọng khi nặn mụn trên mặt
Theo các bác sĩ, mụn (dân gian thường gọi là trứng cá) là tổn thương ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, với biểu hiện là những vết sưng đỏ, mềm, có mủ trắng ở đầu.
Khi mụn hình thành, lỗ chân lông sưng lên và chịu nhiều áp lực. Vì vậy, nặn mụn có thể phá vỡ cấu trúc da, gây viêm và nhiễm trùng rộng hơn, phá hủy vòng viêm tại chỗ, hình thành những nốt mụn khác xung quanh.
Đặc biệt, ở vùng mặt có một khu vực gọi là “vùng tam giác” nguy hiểm, cách xác định: Đặt bàn tay sao cho đầu ngón tay giữa chạm xương mũi, lòng bàn tay ôm trọn vùng mũi – miệng và cằm.
Khu vực này có rất nhiều tĩnh mạch nối các dây thần kinh khu vực xương sọ giúp vận chuyển máu đến não. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Khu vực tam giác bị viêm nhiễm có thể gây nên các bệnh: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, liệt cơ vùng mặt, tổn thương dây thần kinh vùng mặt gây liệt cơ mặt, thậm chí tử vong.
Phòng tránh nhiễm khuẩn huyết bằng cách nào?
Theo các bác sĩ, để phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động, xử trí sớm các ổ nhiễm khuẩn; không nên tự ý nặn mụn, nhất là những vùng nguy hiểm trên gương mặt.
Bên cạnh đó, theo dõi và điều trị các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, xơ gan,… để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn; hạn chế các thủ thuật, đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn, dự phòng chuẩn đồng thời không lạm dụng corticoid và tuân thủ dùng kháng sinh đúng chỉ định để tránh gây tác động xấu cho sức khỏe.
Hoại tử chân do dùng nọc ong chữa bệnh
Sau khi dùng nọc ong chích vào vùng đau, chân bệnh nhân sưng đỏ, hoại tử da.
Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng đau kéo dài tại vị trí bị đốt, dẫn đến mưng mủ khớp gối. Ảnh: BVCC.
Có tiền sử viêm khớp dạng thấp 20 năm nay, chị H, 43 tuổi ở Hà Tĩnh thường xuyên tự dùng thuốc tại nhà. Gần đây, chị xuất hiện đau nhiều các khớp gối, cổ bàn tay 2 bên.
Tuy vẫn dùng thuốc như mọi khi, nhưng thấy không đỡ nên chị đã tự ý dừng thuốc đột ngột và chuyển điều trị ong châm khớp gối.
Một tuần nay, chị biểu hiện sưng nóng đỏ đau nhiều vùng cẳng, bàn chân phải. Nghe mọi người mách, chị đã tự đắp, bôi nhiều loại thuốc nam tại nhà. Tuy nhiên, sau mấy ngày, cẳng chân phải chỗ đắp thuốc sưng đau hoại tử kèm sốt cao liên tục, khi sốt thì mê man, nói nhảm.
Khi đến cơ sở y tế điều trị, chị H được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết - viêm mô mềm. Điều trị được 1 ngày, bệnh tình nặng hơn, chị được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng kích thích, nói nhảm, sốt liên tục; sưng đỏ đau cẳng chân phải nhiều, loét hoạt tử chảy mủ mu bàn chân phải, biến dạng khớp bàn ngón tay 2 bên.
Chị H. được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết - Viêm mô bào cẳng bàn chân phải/ Viêm đa khớp dạng thấp.
Sau thời gian điều trị cắt cơn sốt, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử. Bác sĩ Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết:
Ca mổ kéo dài gần 1 tiếng, các phẫu thuật viên đã tập trung cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch khoang ở cẳng chân. Sau mổ, bệnh nhân dần ổn định và ý thức đã tỉnh táo lại. Hiện, bệnh nhân H được điều trị bằng hệ thống hút liên tục tại vết mổ để chờ vết thương ổn định trước khi tiến hành cấy da từ vùng đùi xuống.
Theo bác sĩ Tỉnh, đây là một ví dụ điển hình về tự ý điều trị bệnh bằng các phương pháp không được kiểm chứng gây hậu quả nặng nề. Bệnh nhân có tiền sử viêm đa khớp dạng thấp, đặc biệt ở 2 khớp gối, đã tự điều trị bằng corticoid trong nhiều năm mà không có hiệu quả.
Từ 6 năm trước, bệnh nhân đã tìm đến phương pháp dùng ong đốt vào chân để chữa khớp gối và cảm thấy có đỡ. Hơn một tháng trước, khi cơn đau tái phát, bệnh nhân tiếp tục áp dụng phương pháp này tại nhà một thầy lang, dẫn đến tình trạng ong đốt chi chít ở cả hai đầu gối.
Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng đau kéo dài tại vị trí bị đốt, dẫn đến mưng mủ khớp gối nhưng không đến bệnh viện.
Tình trạng nhiễm trùng lan xuống mu bàn chân phải, khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái nhiễm độc tiền hôn mê và phải mổ cấp cứu.
"Bệnh nhân này cũng là một lời cảnh tỉnh cho mọi người về việc tiếp cận dịch vụ y tế chưa được cấp phép. Không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị khi chưa có cơ sở khoa học", bác sĩ Phạm Văn Tỉnh chia sẻ.
Chuyên gia khuyến cáo, khi gặp vấn đề về sức khỏe, người dân hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng những phương pháp không được kiểm chứng.
Ra mắt vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn với tầm phủ rộng Nhiễm phế cầu khuẩn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, gây nên những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng máu (hay nhiễm khuẩn huyết). Chỉ trong năm 2021, trên toàn thế giới có đến 97,9 triệu trường hợp mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp dưới do phế cầu...