Từ năm 2021, hàng hóa tạm nhập, tái xuất áp dụng quy định mới
Thông tư mới nhất của Bộ Công Thương quy định, từ ngày 1-1-2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua biên giới đất liền thì chỉ được thực hiện qua các các cửa khẩu cho phép.
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chỉ được thực hiện qua một số cửa khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Theo đó, từ ngày 1-1-2021, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở theo quy định tại Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
Quy định này được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.
Video đang HOT
Thông tư này cũng áp dụng cho thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan; Các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.
Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-6-2020.
Trước đó, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình giao: “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy định việc ngừng cho phép hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu được tạm nhập vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt nam qua các điểm thông quan không phải là cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, đảm bảo phù hơp với các cam kết quốc tế”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao “Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật công bố lộ trình áp dụng cửa khẩu tạm nhập, cửa khẩu tái xuất đối với hành hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu”.
Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư quy định lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan và lấy ý kiến các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trước khi ban hành.
Nới dòng tín dụng cần đi kèm với việc tháo gỡ dòng chảy margin trên TTCK
Hiện tại, kiến nghị nới tỷ lệ tín dụng cho lĩnh vực chứng khoán mang tính chất kỹ thuật nhiều hơn là ý nghĩa thực tế. Nguyên nhân là do dư nợ của ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán hiện tại chỉ ở mức 0,37% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều do với hạn mức 5% đang quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Mặt khác, theo số liệu thống kê qua báo cáo tài chính quý I/2020 của các CTCK, dư nợ cho vay margin ước đạt khoảng 47.500 tỷ đồng, giảm 13,6% so với cuối năm 2019.
Tỷ lệ cho vay margin của các CTCK trên vốn chủ sở hữu hiện khoảng 63%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tối đa theo quy định là 200%. Những con số thực tế này cho thấy, dư địa nguồn vốn cho vay margin của cả ngân hàng và các CTCK đang còn rất nhiều.
Ngoài các quy định về tỷ lệ dư nợ, còn có các quy định ràng buộc về tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của một CTCK đối với một khách hàng không vượt quá 3% vốn chủ sở hữu, đồng thời tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.
Do đó, nếu áp dụng cơ chế tín dụng mới mà không kèm các sửa đổi khác thì cũng chưa thật sự kích thích được dòng tiền dịch chuyển sang kênh chứng khoán.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT.
Để dòng tiền hướng vào thị trường chứng khoán một cách an toàn, hiệu quả, việc gia tăng hạn mức tín dụng đối với chứng khoán cũng cần đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên vào các chứng khoán có chất lượng cao, của các doanh nghiệp có độ uy tín cao, đã chứng minh được hiệu quả kinh doanh trong một khoảng thời gian dài.
Cơ quan quản lý nên nới lỏng quy định cho vay margin đối với từng mã cổ phiếu, trong đó ưu tiên tỷ lệ cho những cổ phiếu có chất lượng và giảm tỷ lệ đối với những cổ phiếu kém chất lượng.
Qua đó, hạn chế rủi ro dòng tiền sẽ chạy vào các cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá hoặc thanh khoản thiếu tính tự nhiên. Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp có tên tuổi và chất lượng tài sản tốt đang giao dịch trên UPCoM.
Bởi vậy, cơ quan quản lý cần khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp này chuyển sang niêm yết tại HOSE hoặc HNX nhằm tạo thêm nguồn cung chứng khoán chất lượng, thu hút sự quan tâm của dòng vốn margin một cách an toàn và hiệu quả.
Việc nới tín dụng mà không đi kèm với các giải pháp cụ thể tháo gỡ ràng buộc bên trong sẽ không có nhiều tác động trên thực tế, nhưng có thể tác động tâm lý tích cực đối với nhà đầu tư toàn thị trường.
Về dài hạn, cần triển khai thêm các giải pháp hỗ trợ như siết quy định niêm yết và chuẩn hóa chế độ kế toán, kiểm toán của các doanh nghiệp trên sàn theo chuẩn quốc tế để bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ngoài ra, cần khuyến khích các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư trong những thời điểm khó khăn, cũng như hỗ trợ cho sự tăng trưởng bền vững của thị trường.
Đấu thầu mua gạo dự trữ đợt 2: Nhiều doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng đợt 1 quay lại dự thầu 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ nhà nước đã tổ chức mở thầu đợt 2 mua 182.300 tấn gạo dự trữ quốc gia. Ông Lê Văn Thời - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã có một số trao đổi xung quanh kết quả của đợt đấu thầu này. Xin ông chia...