Từ năm 2016, cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe 5 trường hợp này
Theo quy định hiện hành, CSGT không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.
Ảnh minh họa.
Theo Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
4. Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Video đang HOT
5. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông không phải là lực lượng duy nhất được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải đeo biển hiệu ở chính giữa ngực bên trái và có giá trị thay thế số hiệu Công an nhân dân.
Theo Phu nư News
Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào?
Theo quy định hiện hành, CSGT dừng phương tiện cũng không được tùy tiện mà chỉ được dừng để kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật đối với người và phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông.
Theo Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông không phải là lực lượng duy nhất được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải đeo biển hiệu ở chính giữa ngực bên trái và có giá trị thay thế số hiệu Công an nhân dân.
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Ngoài cảnh sát giao thông, ai được dừng xe xử phạt?
Thông tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
Thông tư này quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, lực lượng được huy động bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác); Công an xã, Công an thị trấn nơi chưa bố trí tổ chức Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã).
Cán bộ, chiến sĩ và Công an xã được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được tập huấn và nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và quy trình tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã có nhiệm vụ: Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch; Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, ta.i nạ.n giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đán.h võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổ.i điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Về trang bị phương tiện và điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thông tư quy định lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu phải thực hiện theo đúng quy định về quản lý phương tiện nghiệp vụ và chế độ công tác hồ sơ của ngành Công an. Phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu được quản lý tập trung, bảo đảm an toàn tại trụ sở hoặc nơi làm việc. Thủ trưởng các đơn vị Cảnh sát khác, Trưởng Công an xã phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện nghiệp vụ và biểu mẫu. Trường hợp phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu bị mất, hư hỏng hoặc thất lạc phải báo cáo ngay với đơn vị cấp phát theo quy định.
Nghiêm cấm việc sử dụng trái phép phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu; giao phương tiện nghiệp vụ, biểu mẫu cho người không có trách nhiệm mượn, sử dụng hoặc mang về nhà riêng. Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Chữa cháy" cho bình chữa cháy Mục đích ban hành Thông tư rất tốt đẹp. Tại sao lại "bấn loạn" lên nhỉ? Người ta đồn thổi có "nhóm lợi ích" cùng "bắt tay" để bán bình chữa cháy? Quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy (BCC) đối với xe ô tô 4 chỗ trở lên (Thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ Công an, có hiệu lực...