Tự mua nhà 2 tỷ rồi mới kết hôn nhưng vẫn bị cô vợ “đại gia” khinh thường bằng lý lẽ: “Em còn nhiều cơ hội với người khác…”
“Thật ra ban đầu mình lấy thì cũng có tính toán, nhưng mình tính toán theo kiểu là lấy vợ ổn định thì mình đỡ phải lo nhiều, chứ không phải là lấy vợ cho cái này cho cái kia nhưng tư tưởng của cô ấy không như thế”, người chồng kể.
Vậy mới nói, trong cuộc sống chuyện môn đăng hộ đối đôi khi vô cùng quan trọng. Kết hôn không phải chấm dứt tết cả mọi chuyện mà nó sẽ mở ra một hành trình mới với những sự va chạm khác từ hai phía gia đình. Đôi khi, lựa chọn người cùng hoàn cảnh, điều kiện sống mới là khôn ngoan nhất trong hôn nhân .
Mới đây, một chàng trai cay đắng đăng tải bài viết về chuyện hôn nhân của mình như sau:
“Lấy vợ con đại gia tưởng sướng, ai ngờ lấy được 1 năm 4 tháng giờ đang đứng trên bờ vực ly hôn .
Nghe thì buồn cười thật đấy nhưng đó là sự thật, mình và cô ấy yêu nhau 4 năm rồi cưới, vì cũng đều trưởng thành cả rồi.
Mình lúc cưới là 29 tuổi, cũng tự tay mua được 1 căn chung cư nhỏ xinh hơn 2 tỷ. Còn vợ mình thì nhà giàu có, đất thì phải có tầm 20 – 30 lô, chưa kể các bất động sản khác như biệt thự, chung cư. Bố vợ có 1 công ty xây dựng có tiếng ở tỉnh, mẹ làm kế toán cho công ty đấy luôn. Đấy là những gì mình biết thôi, còn tiền, bất động sản khác thì mình làm sao biết hết.
Bài viết được đăng tải.
Vợ mình vì nhà giàu nên tính cũng tiểu thư. Mình biết là vợ tính tiểu thư nên cũng chiều. Chiều như nào, việc nhà mình gần như làm hết, nói không ngoa là như vậy, sau khi làm việc của mình xong (thực chất việc kinh doanh của mình thì không bao giờ xong, càng làm càng có tiền nhưng vì gia đình nên mình phải dành thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi).
Mình thường sẽ làm việc nhà như giặt quần áo, phơi quần áo gấp quần áo, phòng mình cũng lau cũng quét, thi thoảng thì thuê người về dọn.
Mình chỉ không biết đi chợ nấu cơm thôi nên mình không làm, với lại nhà có 2 vợ chồng nên 2 vợ chồng cũng không ăn nhà mấy. Vợ đi làm về tầm gần 7 giờ tối rồi nên đi chợ nấu cơm nữa thì đêm mới ăn được à.
Cơ bản cuộc sống như vậy, tiền tiêu hàng tháng của vợ cũng là do mình đưa cho, vợ đi làm kiếm tiền hay được bố mẹ cho thì vợ chỉ tiết kiệm cho vợ.
Thật ra ban đầu mình lấy thì cũng có tính toán, nhưng mình tính toán theo kiểu là lấy vợ ổn định thì mình đỡ phải lo nhiều, chứ không phải là lấy vợ cho cái này cho cái kia nhưng tư tưởng của cô ấy không như thế. Nói thẳng ra, vợ có vẻ coi thường mình thấy rõ.
Lần nào mà vợ chồng cãi nhau, vợ mình cũng lên giọng là kiểu mình như vậy lấy vợ là quá sướng, mình không xứng đáng với vợ mình.
Cô ấy nói những câu mình cảm thấy không được tôn trọng như: ‘Đừng hòng lấy 1 đồng của nhà em’, ‘Anh không xứng đáng’, ‘Em còn nhiều cơ hội với người khác nhưng em vẫn chọn anh nên anh nên biết điều’…
Rất nhiều lần mình nói với vợ: ‘Từ ngày yêu em, anh có lấy của em 1 đồng nào? Đi ăn đi chơi anh chi, tiền em tiêu cũng là tiền của anh cho em từ lúc yêu em, rồi nhà đang ở, cũng là của anh mua. Em đi làm kiếm tiền thì em giữ cho riêng mình, kể cả bố mẹ cho em cái này cái kia, anh cũng có sử dụng gì không? Và bố mẹ em cũng cho anh cái gì mà em lại có thái độ như vậy với anh’.
1 lần, 2 lần, 3 lần, rồi 5,6,7 lần, lần nào cũng thái độ như vậy, đến giờ mình đang trong tình trạng không chịu được nữa.
Mình có làm gì sai, cho vợ tiền ăn, tiền tiêu, làm việc nhà, cũng chẳng lấy của vợ 1 xu nào, cũng chẳng xin 1 cái gì cả… vợ cũng chẳng cho mình tiền.
Vợ đi làm kiếm tiền, tài sản được bố cho thì giữ làm của riêng rồi bảo mình ‘Đừng hòng…’
Thật ra mình chẳng cần gì mấy thứ ấy, thứ mình cần là sự tôn trọng, là tình cảm nhưng bây giờ mình không được cảm thấy sự tôn trọng, cảm thấy không thể yêu thêm được nữa.
Có lẽ mình nên làm đơn ly hôn mọi người nhỉ, mình cũng mệt mỏi quá rồi. Cưới nhau 1 năm 4 tháng, nhưng mình không chịu được nữa rồi. Mình ra đường mang tiếng thằng này bố vợ giàu nhưng đâu ai biết tất cả là mình tự làm ra. Lại còn có cả tin đồn là cái nhà mình đang ở là nhà vợ mua cho.
Sự tôn trọng ở đâu?”.
Ảnh minh họa.
Đây đúng là một câu chuyện mà khiến tất cả người ta cảm thấy xót xa hộ người chồng. Anh lấy được vợ giàu nhưng cuối cùng lại đau khổ, nhọc nhằn vì chính cái danh xưng ấy. Nếu như chỉ mỗi người bên ngoài đồn thổi, nói đến thì còn nhẹ nhàng. Ở đây, anh bị chính người đầu gối tay ấp của mình buông ra những lời khó nghe.
Bình thường, chuyện tiền bạc là vấn đề nhạy cảm trong hôn nhân . Một người vợ tâm lý còn ít khi nhắc đến hay đề cập vào vì sợ chồng nghĩ nhiều hoặc cảm thấy không vui. Thế mà cuối cùng chính cô vợ ấy lại thường xuyên xoáy vào, buông lời coi thường chồng trắng trợn.
Sự tự trọng của người đàn ông bị đụng chạm, tổn thương thì thật sự khó cứu vãn. Quyết định ly hôn của anh có đến cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu mà thôi.
'Cô dâu Việt đến Hàn lấy chồng nhưng phải về trong quan tài'
Trong khi chính phủ Hàn Quốc khuyến khích đàn ông nông thôn ở nước này kết hôn với cô dâu ngoại quốc, các cô gái lại trở thành nạn nhân bị chồng đánh đập, khinh thường và giết hại.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN , về tình trạng cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc không tìm thấy hạnh phúc ở miền đất mới khi kết hôn. Ngược lại, họ còn đối mặt với việc bị phân biệt đối xử và bất hạnh hơn, bị chính bạn đời giết hại.
Cô gái 29 tuổi tên Trinh (không phải tên thật của nhân vật) lần đầu gặp người chồng Hàn Quốc tên Shin qua một người mai mối.
Bất chấp không ai hiểu đối phương nói gì, cả hai vẫn quyết định đi đến hôn nhân sau một năm ngày gặp mặt đầu tiên. 7 tháng sau đám cưới, Trinh chuyển đến Hàn Quốc sống cùng nhà chồng. 3 tháng sau, cô bỏ mạng dưới những lưỡi dao oan nghiệt của chồng.
Câu chuyện phụ nữ Việt lấy đàn ông Hàn Quốc thông qua mai mối không mới. Tại xứ kim chi, việc kết hôn với cô dâu nước ngoài thậm chí còn được khuyến khích và sẽ có chính quyền địa phương trợ cấp.
Một số cặp vợ chồng có hôn nhân hạnh phúc. Nhưng với những cô gái kém may mắn hơn, họ trở thành nạn nhân của phân biệt đối xử, bạo lực gia đình và đau đớn hơn, bị chồng giết hại.
Theo thống kê của Hàn Quốc, phụ nữ Việt chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những cô dâu ngoại quốc tại nước này. Trong ảnh, một người chồng Hàn chụp ảnh với vợ Việt Nam ở Đầm Sen, TP.HCM. Ảnh: AP.
Được hàng triệu won khi lấy vợ ngoại quốc
Ngay từ đầu, Trinh và Shin đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Sau đám cưới, Shin về Hàn Quốc. Họ sống xa cách nhau trong thời gian dài và liên lạc qua tin nhắn. Cả hai cãi nhau thường xuyên vì Trinh thường yêu cầu Shin gửi tiền cho mình.
Đến khi dọn về ở chung, tần suất cãi vã của cặp vợ chồng càng dày đặc thêm với lý do rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa và các vấn đề tiền nong.
Cho đến một ngày, Trinh đòi bỏ đi, về nhà họ hàng sống. Shin ngăn cản vợ và cả hai xảy ra ẩu đả. Kết cục, cô gái bị chồng đâm 10 nhát dao vào ngực và bụng. Người đàn ông sau đó phi tang xác vợ tại một địa điểm cách nhà 200 km.
Vào tháng 4 năm nay, Shin bị kết án 15 năm tù vì tội giết người.
"Bị cáo đáng phải chịu mức phạt nghiêm khắc, xét đến những cay đắng mà cô gái Việt phải trải qua. Cuộc đời nạn nhân kết thúc theo cách nghiệt ngã ở nơi đất khách quê người, còn ở quê nhà, gia đình phải chịu mất mát lớn. Cô dâu Việt chào tạm biệt người nhà ra đi và khi quay về quê hương, họ chỉ còn là thi thể nằm bất động trong quan tài", thẩm phán Kang Dong-hyoek, người ra phán quyết, cho hay.
Số lượng phụ nữ nông thôn đổ ra thành phố nhiều khiến đàn ông tại các vùng quê ở Hàn Quốc khó khăn trong việc lập gia đình. Ảnh: AP.
Trong nhiều thập kỷ, sự mất cân bằng giới tính ngày càng chênh lệch ở vùng nông thôn Hàn Quốc. Phụ nữ trẻ đến các thành phố để tìm việc làm và kết hôn. Trong khi đó, nam giới ở lại để giữ gìn đất đai và làm nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ già.
Vào những năm 1980, chính quyền địa phương bắt đầu trao thưởng cho các bên môi giới hôn nhân nếu giới thiệu vợ thành công cho đàn ông nông thôn Hàn Quốc, với số tiền lên tới 4-6 triệu won.
Trong những thập kỷ sau đó, các cô dâu không còn chỉ là người Hàn Quốc mà đến từ nhiều quốc gia hơn như Philippines, Việt Nam và Campuchia.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc đến từ Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác. Tại các tỉnh vẫn duy trì trợ cấp cho nam giới kết hôn, đàn ông quá 35 tuổi được cung cấp khoản tiền trị giá 5 triệu won nếu cưới vợ ngoại quốc và xuất trình được giấy đăng ký kết hôn.
Các số liệu thống kê vẽ nên một bức tranh nghiệt ngã. Hơn 42% các bà vợ nước ngoài thừa nhận bị bạo hành, từ khía cạnh thể xác cho đến lời nói, tiền bạc, theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc vào năm 2017. Để so sánh, con số này là 29% so với các bà vợ là người Hàn Quốc.
Trung bình mỗi năm, xứ củ sâm lại có thêm khoảng 15.000 cô dâu ngoại quốc. Ảnh: BBC.
Bị đối xử như người lạ trong nhà
Lý do nhiều cô gái Việt chịu kết hôn với một người đàn ông xa lạ, đến từ một đất nước khác văn hóa là bởi vấn đề kinh tế. Đa số đều còn trẻ tuổi, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, mong muốn lấy chồng ngoại quốc với hy vọng về một cuộc sống tốt hơn.
Năm 2018, 16.608 đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ nước ngoài kết hôn, với 6.338 cô dâu đến từ Việt Nam, 3.671 từ Trung Quốc và 1.560 từ Thái Lan. Số lượng từ Việt Nam chiếm 28% trong số các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại xứ củ sâm.
Trong trường hợp của Trinh, các tài liệu tòa án cho thấy cô ấy đã sẵn sàng đến Hàn Quốc. "Nạn nhân tin tưởng bị cáo", Thẩm phán Kang nói.
Chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia ở Đông Nam Á từ lâu đã lo lắng rằng ngành công nghiệp mai mối, kết hôn với cô dâu nước ngoài có thể dẫn đến nạn buôn người và lạm dụng.
Năm 2010, Campuchia tạm thời cấm công dân kết hôn với người Hàn Quốc.
Trái với ước mộng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, các cô dâu ngoại quốc ở Hàn dễ bị chồng đánh đập, mẹ chồng hắt hủi và phụ thuộc hoàn toàn vào nhà chồng. Ảnh: Korea Times.
Kể từ năm 2014, các quy định cũng đã được thắt chặt khi công dân Hàn Quốc và cô dâu nước ngoài phải chứng minh họ có thể giao tiếp được với nhau mới được phép cấp thị thực. Cô dâu phải nói được tiếng Hàn cơ bản, hoặc cả hai phải nói chuyện được với nhau bằng ngôn ngữ thứ ba.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp lách luật vẫn xảy ra, điển hình như trường hợp của Trinh.
Năm ngoái, Hàn Quốc đã công bố chính sách mới hiệu lực từ tháng 10, trong đó đàn ông có tiền sử bạo lực sẽ không được phép kết hôn với cô dâu nước ngoài.
Song vẫn có những vấn đề về chính sách khiến các cô dâu ngoại quốc gặp thiệt thòi.
Theo luật nhập cư của Hàn Quốc, các cô dâu nước ngoài cần chồng tiếp tục tài trợ visa sau mỗi 5 năm. "Có những trường hợp người chồng đe dọa rút tiền bảo lãnh nếu người vợ muốn ly thân", luật sư Lee Jin-hye nói.
Nếu bị ngược đãi, người vợ cũng cần phải cung cấp bằng chứng, nếu cô ấy muốn tiếp tục sống tại Hàn mà không cần trợ cấp tài chính của nhà chồng. Còn nếu hai vợ chồng ly hôn và cả hai không có con chung, người vợ sẽ phải trở về quê nhà.
Ngoài ra, thái độ kỳ thị, coi thường cũng là yếu tố khiến cuộc sống của các cô dâu nước ngoài khó khăn hơn.
"Người Hàn Quốc thường thể hiện ý thức về sự thấp kém so với phương Tây, thậm chí tự nhận mình là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, nhưng họ lại thích tỏ ra ở đẳng cấp cao hơn so với người dân từ các quốc gia có điều kiện kinh tế không cao như Hàn Quốc", luật sư Lee nói.
Do đó, các cô dâu ngoại quốc thường bị đối xử như người xa lạ trong chính gia đình chồng và không hề có tiếng nói hay không được tự quyết định mọi thứ. Nhiều cô gái không hề có tiền để chi tiêu và phải đi xin nhà chồng mỗi khi cần.
Trong nỗ lực thay đổi tình hình, chính phủ Hàn Quốc đang xây dựng một dự luật chống phân biệt đối xử và cố gắng thông qua trong năm nay.
"Nếu được chấp thuận, luật mới có thể giúp các cô dâu ngoại quốc, mặc dù luật không đề cập cụ thể đến việc lạm dụng họ. Tuy nhiên, nó cấm phân biệt đối xử, gián tiếp gây đau đớn về thể chất hoặc tinh thần cho một nhóm hoặc cá nhân", luật sư Lee cho hay.
Chồng đi tìm vợ mất tích suốt 9 tháng nhưng bị dân mạng bóc mẽ sự thật, hơn 170.000 người cầu mong cô vợ "cao chạy xa bay" khỏi tủi nhục Người chồng đi tìm vợ mất tích 9 tháng qua nhưng bất ngờ bị dân mạng "bóc mẽ" sự thật. Mới đây, trang The Paper đã đưa tin về vụ mất tích kỳ lạ của một người phụ nữ. Một người đàn ông đã đăng tải thông tin của tìm vợ lên MXH với hi vọng được cộng đồng mạng giúp đỡ. Nhưng...