Từ một cú click, triệu tin nhắn rác “quấy quả” người dùng
Rao bán chào mua các dự án bất động sản, tải nhạc, trò chơi, quảng cáo sim số đẹp, thậm chí tung cả tin đồn chính trị… là “nghìn lẻ một” kiểu tin nhắn rác đang trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều chủ thuê bao di động. Với cách thức phát tán vô cùng đơn giản, mức giá mỗi tin nhắn chỉ từ 30 đồng, rẻ hơn gấp nhiều lần so với cước dịch vụ nhắn tin quảng cáo của nhà mạng là 600 đồng. Các chuyên gia cho rằng, để nạn tin nhắn rác lộng hành gây bức xúc người dùng có trách nhiệm không nhỏ của các nhà mạng.
Hàng triệu tin nhắn rác mỗi ngày “quấy quả” người tiêu dùng.
Tin nhắn giá rẻ như cho không
Theo thống kê của Cty an ninh mạng BKAV, 90% người dùng ĐT thường xuyên bị tin nhắn rác làm phiền, trong đó 43% là nạn nhân của tin rác hằng ngày. Trao đổi với PV Báo Lao Động, chị Phạm Thu Hằng (Láng Hạ, Hà Nội) bức xúc: “Mỗi ngày tôi phải nhận được hàng chục tin nhắn rác đủ loại từ các đầu số của các mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone. Trong đó, phải đến 5 – 7 tin rao bán nhà đất, còn lại là tin nhắn quảng cáo sim số đẹp, số “gần giống với số của quý khách”… Cả nhà tôi ai cũng bị tình trạng có tin nhắn rác làm phiền, không nhiều thì ít. Thành ra nhiều khi máy báo tin nhắn đến tôi cũng chả buồn mở ra xem”. Chung cảnh ngộ, anh Nguyễn Văn Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) ngao ngán: “Chỉ 5 phút, tôi nhận được tới 6 tin nhắn rác rao bán đủ loại bất động sản với hàng tá khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn. Đã vậy, có ngày còn được nhắn tin thông báo trúng thưởng những 2 – 3 lần. Toàn tin lừa đảo, không hiểu các nhà mạng quản ký kiểu gì nữa”.
Khi PV thử gõ từ khóa “chạy tin nhắn SMS” vào công cụ tìm kiếm, hàng trăm ngàn kết quả hiện ra đầy rẫy, núp bóng dưới những cái tên khá “sang chảnh” như SMS marketing, tin nhắn marketing, tin nhắn quảng cáo, quảng cáo SMS… Trên thực tế, đây chính là các dịch vụ nhận tin nhắn rác (spam) giá rẻ thông qua phần mềm cho phép khách hàng tiếp cận tới hàng chục ngàn thuê bao mỗi ngày. Thử liên lạc theo số điện thoại nhận chạy tin nhắn SMS, nhân viên tư vấn nhiệt tình quảng cáo ngay: “Nhận spam tin nhắn chất lượng vơi tât ca cac mang Viettel, MobiFone, VinaPhone tư Ha Nôi – Đa Năng – TPHCM… vơi sô lương data rất lớn”. Theo đó, khách hàng thuê sim chủ yếu làm trong lĩnh vực bất động sản, buôn bán sim số hoặc Cty có nhu cầu quảng cáo sản phẩm.
Video đang HOT
Cũng theo người này, cước phí cho dịch vụ này vô cùng… phải chăng: Mang Viettel – 45 đồng/tin, mạng MobiFone – 40 đồng/ tin, mạng VinaPhone – 27 đồng/ tin. Nếu gửi số lượng tin lớn, lên tới 50.000 tin, giá chỉ còn 25 đồng/tin. Thậm chí, có những địa chỉ còn nhận làm dịch vụ với mức cước phí cạnh tranh tôi thiêu, chỉ còn 9 – 12 đồng/tin nhắn. Mức giá này rẻ hơn tới 20 lần so với cước dịch vụ tin nhắn quảng cáo của các nhà mạng, 600 đồng/tin.
Chỉ cần một cú click chuột!
Qua tìm hiểu của PV, cách thức phát tán tin nhắn rác vô cùng đơn giản, đôi khi không cần thuê đơn vị trung gian, một cá nhân bình thường cũng có thể sử dụng phần mềm này để tự phát tán. Chỉ với 1 máy tính có cổng USB, 1 chiếc USB 3G, một chiếc sim rác lắp bên trong và một phần mềm gửi tin nhắn hàng loạt có tràn lan trên mạng (phổ biến nhất là SMS Caster và TOP SMS Marketing), hàng chục ngàn tin nhắn rác dễ dàng được phát tán chỉ qua… một cú click chuột (!).
Giao diện một phần mềm chạy tin nhắn rác.
Các thao tác chỉ được gói gọn trong 3 bước cơ bản bao gồm: Nhập danh bạ số điện thoại, soạn nội dung tin nhắn và ấn nút gửi. Trên thực tế, những người spam tin nhắn rác không cần ngồi cặm cụi gõ từng số điện thoại vào phần mềm, danh bạ số điện thoại hoàn toàn được nhập tự động từ file excel, text được mua online một cách dễ dàng. “Nếu khách hàng chưa có danh sách số điện thoại, bên mình sẽ hỗ trợ với phí 5 đồng/SMS, tương đương 50.000 đồng cho mỗi 10.000 số thuê bao các mạng” – nhân viên nói trên cho hay.
Mặt khác, để đánh lừa bộ lọc spam của nhà mạng, các phần mềm dạng này còn có tính năng tự động thay đổi, đảo nội dung tin nhắn với các từ đồng nghĩa để tránh các tin nhắn giống nhau. Cũng chính vì lý do này, những người làm dịch vụ phát tán tin nhắn rác sẽ không bị khóa sim. Thậm chí trên các trang mạng xã hội, người cung cấp dịch vụ này còn lưu ý, người dùng nên gửi tin nhắn cách nhau 30 giây đối với sim VinaPhone, MobiFone và 60 giây với Viettel để… không bị khoá tài khoản.
Với nhu cầu đăng tin quảng cáo qua điện thoại ngày càng tăng lên của người dùng, ngày càng nhiều người tìm đến dịch vụ spam tin nhắn. Trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hạn chế vấn nạn tin rác, người dùng nên có ý thức tự bảo vệ mình thông qua các biện pháp đơn giản như sử dụng phần mềm an ninh cho điện thoại để chặn tin nhắn rác, quét mã độc gửi tin nhắn tới đầu số tính phí.
Mới đây, dự thảo về quản lý tin nhắn rác do Bộ TTTT đưa ra có quy định hạn mức nhắn tin dự kiến là 5 tin/phút hoặc 20 tin/giờ hoặc 50 tin/24 giờ nhằm chặn tình trạng phát tán tin nhắn rác. Tuy nhiên, dự thảo này đã gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ các nhà mạng, sau đó, dự thảo đã được Bộ TTTT tạm ngừng áp dụng để nghiên cứu thêm. Nhiều ý kiến cho rằng, để giải quyết triệt để nạn “sim rác”, phải quản lý chặt các đại lý bán sim. Các nhà mạng phải thực hiện việc ký hợp đồng với thuê bao trả trước tương tự như thuê bao trả sau. Bộ TTTT cần có chế tài áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu sim và tài khoản trong sim khi phát hiện các sim phát tán tin rác. Liên quan đến việc một số thuê bao nhận được tin nhắn rác chỉ dẫn đường link vào các trang web đen, hoặc báo lề trái, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TTTT) cho biết, bộ đang chỉ đạo các nhà mạng tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu phát tán tin rác nêu trên sẽ có biện pháp xử lý nghiêm. Q.T
Theo Lao động
Cảnh giác mã độc ẩn trong email giả mạo cơ quan trung ương
Mã độc được phát tán tới người dùng qua các email giả mạo thông điệp của Thủ tướng Chính Phủ, thông qua mã độc, tin tặc có thể xâm nhập kiểm soát các máy tính khác.
Theo tin tức trên báo Người lao động, sáng ngày 6/6, công ty An ninh mạng Bkav đã phát đi cảnh báo về việc tại Việt Nam đã xuất hiện các email giả mạo thông điệp của Thủ tướng Chính phủ và bên trong các email này có chứa mã độc hết sức nguy hiểm.
Theo đó, ngày 5/6, nhiều người dùng Việt Nam đã thông báo với Bkav về việc họ đã nhận được các email với những tiêu đề có nội dung quan trọng như kết luận của Thủ tướng hay Hội nghị TW 11. Theo kêt qua nghiên cưu ban đâu tư Bkav, nhưng email nay co chưa ma đôc. Email không có nội dung, chỉ đính kèm một tệp tin văn bản (Word) co tên giống với tiêu đề thư. Chắc chắn, việc gửi email với các nội dung trên trong khi Quốc hội đang họp sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều người khiến những người này vô tình "dính" mã độc.
Mã độc đính kèm email giả mạo cơ quan trung ương. Ảnh cắt từ màn hình Vietnam
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết: "Nghiên cưu ban đâu cua Bkav cho thây các email này có đính kèm mã độc. Các chuyên gia của Bkav cũng đang tiến hành những phân tích sâu hơn về mã độc này".
Trước đó, vào tháng 7/2014, phóng viên Vietnam cũng phản ánh việc nhận được được email của hacker mời gọi đọc "Bản thuyết minh về bảo vệ vùng biển, cùng trời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Tư lệnh Hải quân." Tuy nhiên, email này sau đó được các chuyên gia xác định có mã độc, được điều khiển qua một tên miền của một công ty Trung Quốc đăng ký.
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, trước việc phát tán mã độc tinh vi của hacker, bên cạnh việc dùng các biện pháp phòng tránh bằng công nghệ, người dùng phải nâng cao nhận thức, không mở các tập tin/đường link của người lạ gửi tới.
Phương Khanh (T/h)
Theo_Vietq
Cảnh giác với những chiêu lừa phổ biến nhất trên mạng xã hội Mặc dù đã có nhiều cảnh báo nhưng các dạng tin nhắn lừa đảo qua điện thoại di động, Facebook, zalo không hề giảm đi mà còn phát triển với chiều hướng rộng hơn và ngày càng tinh vi hơn. Do đó, người dân nên cẩn thận tránh sập bẫy, mất tiền oan. Lừa nhắn tin "bạn trúng thưởng" Thời gian gần đây,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt nghi phạm 15 tuổi cầm đầu nhóm cướp ở Nghệ An

Bình Dương: Khởi tố 2 bị can vụ sập nhà xưởng làm 3 người chết

Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Tuyên án tử hình 9 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia

Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án khu đô thị Ruby City

Xử phạt người đăng tải bình luận xuyên tạc, gây chia rẽ trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bắt cặp tình nhân sản xuất thuốc diệt cỏ giả, thu lợi bất chính 600 triệu

Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Ông chủ vàng Phú Cường lĩnh án 14 năm 6 tháng tù

Bắt người đi xe máy chặn đầu ô tô, cầm vật nhọn doạ tài xế

Bóc gỡ đường dây tổ chức, môi giới cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép
Có thể bạn quan tâm

Resident Evil 4 phá kỷ lục doanh thu của Capcom, trở thành tựa game nhanh nhất của IP làm được điều này
Mọt game
06:52:53 27/04/2025
Nhan sắc Trấn Thành hậu giảm cân
Sao việt
06:50:36 27/04/2025
Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp
Tin nổi bật
06:47:59 27/04/2025
Công ty xAI của tỷ phú Elon Musk đang làm điều gây chấn động
Thế giới
06:33:53 27/04/2025
Kỷ lục không ai muốn phá: "Ông hoàng showbiz" bị kiện đến lần thứ 5 trong suốt sự nghiệp
Sao châu á
06:33:43 27/04/2025
iPhone 16 Pro bất ngờ trở thành 'kẻ thua cuộc', iPhone 16 thăng hoa
Đồ 2-tek
06:20:10 27/04/2025
3 loại rau lá xanh đứng đầu trong việc giúp trẻ tăng chiều cao tự nhiên, tận dụng để đổi món ngay cho trẻ
Ẩm thực
05:56:13 27/04/2025
Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án
Phim việt
05:53:58 27/04/2025
4 phim Hàn xuất sắc nhất từ đầu năm 2025 tới giờ: Lỡ phim nào tiếc hùi hụi phim đó!
Phim châu á
05:52:58 27/04/2025
Nữ thần sang nhất phim Hàn Quốc: Gương mặt đài các, khí chất lạnh lùng, 40 tuổi vẫn đẹp như sương sớm
Hậu trường phim
05:52:16 27/04/2025