Tư liệu tiết lộ cuộc đời Leonardo Da Vinci
Sách tiểu sử “Leonardo da Vinci” cho thấy năng lực sáng tạo phi thường, phát minh vĩ đại, khả năng kết nối khoa học và nghệ thuật của danh họa Leonardo.
Khoảng năm 1468, Leonardo 14 tuổi, theo học Andrea del Verrocchio – họa sĩ đại tài kiêm kỹ sư. Trong ảnh là bức vẽ thuộc thời kỳ đầu của ông, hình nhìn nghiêng của một chiến binh La Mã dũng mãnh, đầu đội một chiếc mũ sắt được trang trí công phu, bắt nguồn từ bản vẽ thiết kế chiếc mũ mà xưởng của Verrocchio được giao chế tác để làm quà tặng cho vị Công tước thành Milan.
Lễ rửa tội Chúa – bức họa Leonardo cộng tác với người thầy Verrocchio năm 1475. Tác phẩm ghi lại cảnh Thánh John tẩy giả dội nước lên người Jesus bên dòng sông Jordan, trong khi hai thiên thần đang quỳ gối chứng kiến. Người thầy Verrocchio quá kinh ngạc khi ngắm nhìn thành quả đó đến nỗi ông “quyết định sẽ không bao giờ động tới bút vẽ nữa”.
Chân dung Ginevra de’ Benci (khoảng 1478). Bức tranh vẽ một người phụ nữ trẻ u buồn, với gương mặt trăng rằm trên nền một cây tùng đang trổ bông. Thoạt nhìn có vẻ tranh vô vị, nhưng kỳ thực, bức Ginevra de’ Benci lại kết tinh nhiều thành quả nghệ thuật tuyệt vời của ông, như mái tóc quăn rực rỡ với những lọn nhỏ cuộn chặt cùng bố cục phi truyền thống, trong đó nhân vật chính chiếm tới ba phần tư khung hình. Bức tranh là tiên liệu sớm về kiệt tác Mona Lisa.
Năm 1482 ông chuyển tới Milan, sống và làm việc trong suốt 17 năm. Để làm hài lòng vị cai trị Ludovico Sforza, ông thử nghiệm các thiết kế trong kỹ thuật quân sự và cho ra đời một số ý tưởng đột phá về các loại máy móc. Dù các thiết kế không được thực thi nhưng nó cho thấy tầm nhìn vượt thời gian của Leonardo so với những điều thiết thực tại thời điểm đó. Trong ảnh là một thiết kế xe ngựa gắn lưỡi hái của Leonardo.
Khoảng năm 1490, Leonardo được cử tới triều đình Sforza với tư cách là một phái viên âm nhạc, sau đó trở thành nhà sản xuất các chương trình giải trí. Thời điểm này, Salai – một chàng trai trẻ tuổi – đến sống cùng Leonardo như thư ký, trợ lý, bạn đồng hành, mang lại cho ông nhiều thích thú và say mê đến những năm cuối đời. Ông say sưa với các thiết kế nhà thờ, vẽ hơn 70 mái vòm tuyệt mỹ. Điều này dẫn dắt ông thực hiện tác phẩm Người Vitruvius (trong ảnh) với ý nghĩa: “Con người, được gọi là thế giới thu nhỏ, chứa đựng trong mình tất cả sự hoàn hảo phổ quát nhất của toàn bộ thế giới”.
Khoảng năm 1495, ông được đặt vẽ cho trai phòng của gia đình Công tước Ludovico, Milan. Bữa tối cuối cùng là sự kết hợp giữa phối cảnh khoa học và sự phóng túng trên sâu khấu kịch trường, của tri thức và tưởng tượng. Ông khắc họa chuyển động trong một khoảnh khắc và những vận động trong tâm hồn của mỗi nhân vật, tạo nên một trong những kiệt tác sau này.
Leonardo đam mê các thiết bị cơ khí. Một số bản thiết kế ấn tượng như: một chiếc pa-lăng để nâng vật nặng lên, bánh răng hình xoắn ốc để cân bằng tốc độ của một lò xo, chiếc máy mài kim, hay là các thiết bị dùng sức nước đạt được chuyển động vĩnh cửu… Thông qua các nghiên cứu về máy móc, ông kết luận: “Tất cả chuyển động trong vũ trụ – các chi trên cơ thể và các khớp nối trên máy móc, máu trong huyết quản và nước nơi các dòng sông – tất cả đều vận hành theo những quy luật giống nhau”.
Năm 1502, ông làm việc như một kỹ sư quân sự cho Cesare Borgia, một thống lĩnh liên minh với người Pháp kéo quân vào chiếm Milan. Một số sáng kiến của ông như Cầu tự chịu lực khi đoàn quân phải đi qua một con sông rộng đến 24 sải; đồng hồ đo quãng đường để đo những hành trình dài. Thiết kế bản đồ thành Imola để phòng vệ cẩn mật cho triều đình Borgia đã làm nên đóng góp được xem là lớn nhất của ông cho nghệ thuật và khoa học chiến tranh. Trong ảnh là bản đồ thành Imola của Leonardo.
Tháng 12 năm 1503 ông được đặt để vẽ một cảnh chiến trận ác liệt cho trụ sở của Hội đồng Thành phố Florence tại Quảng trường Palazzo della Signoria. Những phần ông đã vẽ hiện giờ không còn nữa, chỉ có thể hình dung về nó qua các bức tranh chép. Bức đẹp nhất trong đó, chỉ thể hiện nguyên phần trung tâm của một tác phẩm là của họa sĩ Peter Paul Rubens, được thực hiện vào năm 1603 dựa trên các bản tranh chép khác.
Năm 1503 ông bắt đầu vẽ Mona Lisa khi quay trở về Florence. Bức vẽ là chân dung của Lisa del Giocondo. Trong khi vẽ, ông thuê người diễn kịch, ca hát cho nàng nghe, sử dụng chất liệu gỗ đặc biệt, phủ nhiều lớp sơn trong mờ và áp dụng nghiên cứu về giải phẫu, quang học ánh sáng… mà ông đã nghiên cứu cả đời để tạo nên bức họa nổi tiếng nhất thế giới. Mona Lisa cho chúng ta thấy có thể kết nối cảm xúc với nàng. Đó là điều khiến Mona Lisa luôn sống động so với bất cứ bức chân dung nào từng được vẽ ra.
Những năm 1513, ông là họa sĩ giỏi nhất thế giới, có rất nhiều người muốn đặt hàng nhưng lại chỉ say mê với các môn khoa học. Thực hiện dự án rút cạn các đầm lầy ở Pontine, làm cho một máy đúc đồng xu với lưỡi rất sắc… Nhưng niềm đam mê lớn nhất của Leonardo trong khi ở Rome là những chiếc gương. Trong ảnh là bức chân dung phiên bản Turin.
Leonardo da Vinci cho thấy cuộc đời với những sáng tạo nghệ thuật và khoa học kỳ vĩ của họa sĩ tài danh. Sách của Walter Isaacson (Nguyễn Thị Phương Lan dịch) dựa trên hàng nghìn trang sổ tay kỳ lạ mà Leonardo để lại cùng nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện, cuốn sách tham dự Giải thưởng Sách Quốc gia Việt Nam 2019. Đây là giải thưởng về sách lớn nhất của Việt Nam tìm ra những cuốn sách tốt ở mọi thể loại sách.
Giải thưởng Sách quốc gia do Hội Xuất bản Việt Nam và Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào 20h ngày 26/12 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội.
Theo news.zing.vn
Thân phận thật gây bất ngờ của nàng Mona Lisa trong bức tranh nổi tiếng
Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia. Trước khi những bí mật về nàng Mona Lisa được hé mở, đã có nhiều giả thiết về thân phận thật của nàng...
Ảnh minh họa.
Clip: Giải đáp bí ẩn về thân phận nàng Mona Lisa. Nguồn: News TV
An Nguyễn
Theo doanhnghiepvn.vn
Ở nơi lưu giữ những bộ óc vĩ đại nhất thế giới Bảo tàng Mtter (Philadelphia, Mỹ) nổi tiếng thế giới với 20.000 mẫu vật giải phẫu cơ thể người, mô hình sáp và dụng cụ y khoa có từ thế kỷ 19. Bảo tàng được xếp hạng vào danh sách bảo tàng "kinh dị", không dành cho người yếu tim. Đây cũng là nơi trưng bày một trong những bộ óc vĩ đại nhất...