Từ Liêm vẫn “bình yên”
Không có nhiều biến động về giá trị đất đai khi huyện Từ Liêm được Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính, để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội.
Những đổi thay đã bắt đầu từ nhiều năm nay khi những thửa ruộng dành cho nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng. Văn hóa làng xã lép vế trước phong cách sống mới, hiện đại hơn, thực dụng hơn. Nghề nông gần như biến mất.
Từ Liêm sẽ “lên phố” trong nay mai, sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân hay chỉ đơn giản là chia đôi và đổi tên thành quận?
Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội đã được Chính phủ đồng ý vào ngày 26/11. Hiện tại toàn huyện có 553.308 nhân khẩu với 15 xã và một thị trấn.
Tại một số xã cách xa trung tâm như Thượng Cát, đất nông nghiệp còn khá nhiều với các hộ gia gia đình vẫn duy trì nghề nông.
Xã Mễ Trì, nhiều đất nông nghiệp đã trở nên hoang hóa khi các dự án phát triển đang gia tăng.
Video đang HOT
Một khu đất bỏ hoang tại xóm 2 Phú Đô, xã Mễ Trì được người dân tận dụng chăn thả trâu bò, gần nơi giáp ranh giữa huyện Từ Liêm và TP. Hà Nội.
Dù vẫn là làng, xã, huyện về mặt hành chính, nhưng Phú Đô đã thành “phố” từ lâu khi dãy nhà ống mọc lên san sát.
Cổng làng Phú Mỹ, Mỹ Đình nằm kẹp giữa 2 tòa nhà hiện đại là một trong những văn hóa vật thể truyền thống ít ỏi vẫn được người dân duy trì và bảo tồn tại đây.
Đình làng Phú Mỹ – một di tích lịch sử văn hóa về nghệ thuật kiến trúc đã được xếp hạng cấp quốc gia – đang treo tấm bản đồ qui hoạch Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 quận mới với 23 phường để lấy ý kiến nhân dân.
Ông Đặng Xuân Thu ở xóm 17, xã Xuân Phương đang tận dụng trồng rau trên mảnh đất ven đường cho biết, khi chuyển thành phường Xuân Phương 1 và 2, tên này rất dễ bị nhầm lẫn cũng như Bắc Từ Liêm – Nam Từ Liêm. Người bạn làm vườn cùng ông thì nói tên Từ Liêm này “quê” lắm.
Trong khi nhiều người dân đồng tình với tên gọi Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm thì hàng loạt biển hiệu, tên cơ quan, các loại giấy tờ… sẽ phải thay đổi khi Từ Liêm chia thành 2 quận mới. Trong ảnh là trụ sở Huyện ủy Từ Liêm trên đường Hồ Tùng Mậu.
Không cần phải có thông tin chính thức việc huyện Từ Liêm tách thành 2 quận, việc đô thị hóa đã bắt từ nhiều năm trước.
Ngôi chùa yên bình tại thôn Thượng Cát, xã Thượng Cát vẫn thấm đẫm văn hóa làng quê Việt.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hà Nội được phép tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
Trong kỳ họp sắp tới (từ ngày 2 đến 6/12/2013), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét thông qua đề án chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận mới.
Vị trí huyện Từ Liêm
Chiều nay, tại buổi họp báo giới thiệu nội dung kỳ họp HĐND TP Hà Nội (dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 6/12), ông Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội, cho biết tại kỳ họp này HĐND TP sẽ xem xét thông qua đề án chia tách địa giới hành chính huyện Từ Liêm.
"Chúng tôi cũng vừa mới nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành hai quận gồm 23 phường" - ông Nam cho biết.
Theo ông Nam, sau khi Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, theo quy định của luật, đề án này sẽ được các cấp HĐND từ xã, huyện Từ Liêm đến TP cho ý kiến thông qua đề án.
"Sau khi thông qua sẽ trình Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ quyết định. Về tên hai quận hiện nay vẫn đang đề xuất, chưa có thống nhất chính thức" - ông Nam cho biết thêm.
Theo ghi nhận, trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, huyện Từ Liêm nằm ở khu phía tây thủ đô.
Sau khi mở rộng, huyện Từ Liêm trở thành khu vực trung tâm của Hà Nội với hàng loạt khu đô thị, trung tâm hành chính, thương mại. Về địa lý, huyện Từ Liêm hiện nay tiếp giáp hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân về phía đông; giáp quận Hà Đông về phía nam và giáp huyện Đông Anh về phía bắc.
Hiện nay huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có một thị trấn là Cầu Diễn và 15 xã gồm Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
Theo Xahoi
Ông "trùm" quyền lực: Phân lô, bảo kê vỉa hè Khó có thể kiếm được một chỗ ngồi trên vỉa hè để buôn bán bởi không phải ai cũng có "mối quan hệ" mà phải nhờ vào những tay "trùm" vỉa hè. Ngoài kinh doanh chỗ, trùm còn đứng ra bảo kê để các quán vỉa hè yên tâm làm ăn. Bảo kê vỉa hè: Chuyện lạ có thật Trong vai một người...