Tư lệnh quốc phòng các nước ASEAN đồng ý tổ chức tập trận chung ở Biển Đông
Tư lệnh quốc phòng các nước ASEAN hôm nay 7.6 đã đồng ý tổ chức một cuộc tập trận chung ở Biển Đông.
Tại Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 20 (ACDFM-20) diễn ra trên đảo Bali (Indonesia), tư lệnh quốc phòng các nước ASEAN đã đồng ý rằng họ sẽ tổ chức cuộc tập trận chung vào tháng 9 gần quần đảo Natuna ở phía nam Biển Đông, theo Đài NHK.
Tư lệnh Lực lượng vũ trang Indonesia, đô đốc Yudo Margono, nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông.
“ASEAN phải đồng lòng và đoàn kết, để tất cả chúng ta đều đồng ý về an ninh và ổn định của khu vực. Nếu khu vực này ổn định, các tuyến hàng hải an toàn, các chuyến bay an toàn và tất nhiên, sẽ có sự thịnh vượng”, đô đốc Margono nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tàu BRP Melchora Aquino của Lực lượng Tuần duyên Philippines và tàu Stratton của Lực lượng Tuần duyên Mỹ tham gia cuộc tập trận bảo vệ bờ biển ba bên đầu tiên giữa Philippines, Nhật Bản và Mỹ ở Biển Đông ngày 6.6. Ảnh Reuters
Trước đó, các lực lượng tuần duyên của Philippines, Mỹ và Nhật Bản ngày 6.6 đã tổ chức một cuộc tập trận chung ở Biển Đông ngoài khơi bán đảo Bataan, phía tây Manila, theo Hãng tin Kyodo News. Đây là một phần của cuộc tập trận hàng hải ba bên đầu tiên của Philippines, Mỹ và Nhật bắt đầu từ ngày 1.6.
Trong khi đó, Indonesia đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân gần đảo Sulawesi kể từ ngày 5.6, với sự tham gia của 36 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga. Chính sách đối ngoại chính thức của Indonesia là không đứng về bên nào và giữ cân bằng giữa các cường quốc.
Vì sao Nga ngày càng chú trọng thúc đẩy hợp tác với châu Phi?
Sự mở rộng hợp tác của Nga với châu Phi cũng được thúc đẩy bởi mong muốn thể hiện ảnh hưởng của mình và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang có chuyến công du thứ ba tới các nước châu Phi trong năm nay. Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga chưa bao giờ đến thăm khu vực này thường xuyên như vậy trước đây.
Tuy nhiên, tình hình hiện tại đòi hỏi điều đó vì hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi dự kiến sẽ được tổ chức tại St. Petersburg vào tháng 7 này, trong khi tại thành phố Johannesburg sẽ diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tháng 8.
Chính sách của Nga đối với châu Phi đã được định hình bởi sự kết hợp của các lợi ích chiến lược, kinh tế và địa chính trị. Nga có quan hệ chiến lược chặt chẽ với một số quốc gia châu Phi có lịch sử từ thời Liên Xô (cũ). Điều này bao gồm hợp tác quân sự và thiết lập các căn cứ quân sự thời Liên Xô ở các quốc gia như Angola và Mozambique. Ngày nay, Nga tiếp tục duy trì quan hệ quân sự với một số quốc gia châu Phi, thông qua bán vũ khí, huấn luyện quân sự và tập trận chung.
Việc Nga trở lại châu Phi đã được thảo luận trong hai thập kỷ. Tuy nhiên, động lực thúc đẩy việc Nga "mở cửa" với lục địa châu Phi thông qua Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ nhất vào tháng 10/2019 là một sự kiện đột phá giúp tìm ra điểm khởi đầu cho hoạt động kinh doanh của Moskva và chiến lược kinh tế của Nga trên lục địa, nơi ngày nay chiếm một vị trí hàng đầu về phát triển kinh tế. Nga ngày càng quan tâm đến việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước châu Phi, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên nhiên.
Điều này được thể hiện qua việc Nga tham gia phát triển các dự án dầu khí ở châu Phi, cũng như các hoạt động của nước này trong lĩnh vực khai thác mỏ. Trong những năm gần đây, Nga cũng mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với các nước châu Phi và việc thành lập Diễn đàn kinh tế Nga-châu Phi là một sáng kiến quan trọng trong bối cảnh này.
Theo Tiến sĩ Vladimir Shubin, học giả tại Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Nga, Moskva và châu Phi "cần nhau" để đảm bảo an ninh và chủ quyền của mình. Sự mở rộng hợp tác của Nga với châu Phi cũng được thúc đẩy bởi mong muốn thể hiện ảnh hưởng của mình và chống lại ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu khác, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Nga đã đặc biệt tích cực trong việc hỗ trợ các nước châu Phi trong nỗ lực tăng cường quyền tự chủ của họ trước các cường quốc phương Tây, chẳng hạn như thông qua hỗ trợ cho Sudan trong cuộc xung đột ở Darfur.
Hiện Nga ngày càng tích cực quan hệ ngoại giao với các nước châu Phi, với việc mở các đại sứ quán và lãnh sự quán mới trên khắp lục địa. Nga cũng đã tham gia vào các tổ chức khu vực châu Phi như Liên minh châu Phi, nơi họ mong muốn thúc đẩy hợp tác về các vấn đề như hòa bình và an ninh.
Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản, Philippines lần đầu tập trận hải quân chung Lực lượng tuần duyên Mỹ, Nhật Bản và Philippines dự kiến tổ chức tập trận ở ngoài khơi tỉnh Bataan (Philippines) từ 1-7/6. Nhật Bản tham gia tập trận hải quân đa quốc gia tại Hàn Quốc Mỹ và các đồng minh tập trận quy mô lớn tại Romania Hàn - Mỹ - Nhật tập trận phòng thủ tên lửa chung Trực thăng...