Tư lệnh Malaysia chỉ trích Trung Quốc ngay tại Trung Quốc
Trái với dự đoán trước đó, nhiều bên tham dự Diễn đàn Hương Sơn ở Trung Quốc đã phát biểu thẳng thắn về vấn đề Biển Đông, thậm chí lên án nước chủ nhà.
Tư lệnh Lực lượng vũ trang Malaysia, Zulkefli Mohd Zin chỉ trích mạnh mẽ những gì Trung Quốc làm trên Biển Đông – Ảnh: The Malaysian Insider
Phát biểu trong ngày cuối cùng (18.10) của Diễn đàn an ninh – quốc phòng Hương Sơn ở Bắc Kinh, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Malaysia, Zulkefli Mohd Zin bất ngờ lên án hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên các bãi đá ở Biển Đông là “sự khiêu khích phi pháp không thể chấp nhận”.
Đây là sự chỉ trích công khai hiếm thấy của Malaysia đối với Trung Quốc về Biển Đông. Reuters dẫn lời ông Zulkefli nhấn mạnh: “Thời gian sẽ trả lời ý định của Trung Quốc là gì. Trong thời gian này, chúng tôi đành chấp nhận những lý do chính phủ CHND Trung Hoa đưa ra cho mục đích phát triển những đảo này… Tôi hy vọng đó là những mục đích tốt, phục vụ cho nhân loại”.
Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngụy biện tại Diễn đàn Hương Sơn rằng 2 ngọn hải đăng nước này xây phi pháp trên đá Châu Viên và Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam “sẽ hỗ trợ đáng kể sự an toàn đi lại” ở Biển Đông. Ông Lưu còn ngang nhiên tuyên bố sẽ xây thêm nhiều cơ sở tương tự, nhưng không cung cấp chi tiết, theo Reuters.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều chuyên gia, nhà ngoại giao và sĩ quan nước ngoài nhận định việc xây dựng 2 ngọn hải đăng là “động thái xảo quyệt” nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo Reuters, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) Ian Storey cảnh báo: “Nếu tàu hải quân và tàu dân sự từ những quốc gia khác, trong đó có Mỹ, phải sử dụng sự điều hướng từ 2 ngọn hải đăng này thì sẽ bị coi là công nhận trên thực tế chủ quyền của Trung Quốc”. Chuyên gia này còn cho rằng 2 ngọn hải đăng phi pháp sẽ củng cố chiến lược lâu nay của Trung Quốc là dần dần “thay đổi hiện trạng ở vùng biển khu vực”.
Trong khi đó, cũng tại Diễn đàn Hương Sơn, cựu Tư lệnh tác chiến hải quân Mỹ Gary Roughead nhận định tình trạng Trung Quốc mở rộng các bãi đá ở Trường Sa thành đảo nhân tạo và không có lời giải thích rõ ràng “làm gia tăng sự nghi ngờ và nguy cơ tính toán sai lầm”.
Cũng trong ngày 18.10, Kyodo News dẫn một số nguồn tin ngoại giao cho hay Mỹ đã thông báo với đại diện ngoại giao các nước Đông Nam Á về kế hoạch sẽ sớm triển khai tàu hải quân vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa. Theo các chuyên gia, việc thông báo kế hoạch này cho các nước liên quan thông qua các kênh ngoại giao chứng tỏ sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống Barack Obama đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thông qua các đảo nhân tạo phi pháp.
Minh Trung
Theo Thanhnien
Malaysia lên án Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông
Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông là "hành động gây hấn không thể chấp nhận được", Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia cho biết tại diễn đàn an ninh ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 18.10.
Đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập - Ảnh: AFP
"Tôi muốn đề cập đến hành động gây hấn không thể chấp nhận được của Trung Quốc liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông", Tư lệnh lực lượng vũ trang Malaysia, tướng Zulkefli Mohd Zin cho biết tại diễn đàn an ninh Hương Sơn ở Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 18.10, theo Reuters.
Về tuyên bố của Trung Quốc biện bạch cho hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp này là vì mục đích dân sự, nghiên cứu hàng hải, xúc tiến định vị hàng hải an toàn cho tàu thuyền trong khu vực, ông Zulkefli nói: "Chỉ có thời gian mới có thể chứng minh ý định thật sự của Trung Quốc".
Malaysia lâu nay luôn thận trọng đưa ra những tuyên bố liên quan đến Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Nhưng Kuala Lumpur hồi năm 2014 đã thay đổi đối sách với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành hai cuộc tập trận hải quân quanh bãi cạn James vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, các quan chức ngoại giao Malaysia cho Reuters biết.
Trước đó, cũng trong diễn đàn an ninh Hương Sơn ngày 17.10, Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, ông Phạm Trường Long ngang ngược cho rằng việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa chỉ vì mục đích dân sự và "sẽ không ảnh hưởng tự do hàng hải ở Biển Đông". Ông ta còn ngang ngược nói hai hải đăng Trung Quốc mới xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma (thuộc Trường Sa) "đã bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị hàng hải cho tất cả các quốc gia".
Mỹ cáo buộc Trung Quốc tăng cường hoạt động bồi đắp, xây dựng nhằm biến những bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành những đảo nhân tạo phi pháp để đặt các căn cứ quân sự, đe dọa tự do hàng hải trên Biển Đông.
Washington đã quyết định điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa, để thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình hôm 13.10 đã khẳng định việc Trung Quốc xây dựng hai ngọn hải đăng phi pháp tại Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, theo TTXVN.
Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Chấn Dân, tại diễn đàn Hương Sơn còn ngang ngược nói Trung Quốc sẽ tiếp tục xây những công trình xây dựng như thế này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Âm mưu của Trung Quốc đằng sau hải đăng ở Trường Sa Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một âm mưu xảo quyệt nhằm khiến các nước "vô tình" công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Hải đăng Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên - Ảnh:...