Tư lệnh hải quân Mỹ coi súng điện từ là dự án thất bại
Theo Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson, dự án phát triển súng điện từ tiêu tốn 500 triệu USD trong hơn một thập kỉ qua, nên được sử dụng là một tình huống tham khảo về việc vì sao không nên phát triển các hệ thống vũ khí mới.
“Tôi có thể nói rằng, dự án súng điện từ là một tình huống tham khảo về cách sự tiến bộ không nên xảy ra. Nó đã được nghiên cứu trong 15 năm, có thể là 20 năm. Chúng ta không thể coi đó là nhanh khi nó có khung thời gian nghiên cứu như vậy”, Đô đốc John Richardson cho hay.
Mỹ đang bế tắc trong dự án súng điện từ do những khó khăn khi triển khai lên tàu chiến
Loại vũ khí tương lai này đã được Mỹ nghiên cứu từ năm 2005 và tiêu tốn chi phí lên tới 500 triệu USD, tuy nhiên, nó ít khả năng được biên chế trong tương lai gần. Ban đầu, Lầu Năm Góc có dự định hoàn thành nó trên tàu sân bay lớp Zumwalt vào giữa những năm 2020.
Video đang HOT
Theo ông Richardson, trong trường hợp xấu nhất, hải quân Mỹ có thể tối ưu hóa kết quả nghiên cứu của súng điện từ vào những dự án vũ khí tương lai khác. Ví dụ như quân đội Mỹ có thể thu được kinh nghiệm từ nghiên cứu đầu đạn siêu thanh để áp dụng vào tất cả những loại pháo đang có.
Trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc đã đầu tư mạnh vào các loại vũ khí năng lượng trực tiếp. Mặc dù súng điện từ đang cho thấy sự hiệu quả kém xa yêu cầu đề ra và hải quân Mỹ đã cân nhắc loại bỏ dự án này, ông Richardson vẫn hy vọng nó sẽ có thể thành công với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu.
Theo ANTD
Mặc Trung Quốc dọa, tàu sân bay Mỹ "nhăm nhe" qua eo biển Đài Loan
Hải quân Mỹ không loại trừ khả năng điều tàu sân bay qua eo biển Đài Loan bất chấp những tiến bộ công nghệ quân sự của Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa lớn cho tàu chiến nước này.
Hôm 18-1, Reuters cho biết tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản, người đứng đầu các hoạt động của Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, trả lời phóng viên khi được hỏi liệu vũ khí tiên tiến của Trung Quốc có gây ra rủi ro quá lớn đối với tàu chiến Mỹ hay không: "Chúng tôi không định giới hạn bất kỳ loại tàu nào đi qua vùng biển đó. Chúng tôi nhận thấy eo biển Đài Loan cũng như các vùng biển quốc tế khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi có thể đi qua".
Trước khi đến Nhật Bản, ông Richardson đã thăm Trung Quốc và bày tỏ sự phản đối các hành động đơn phương của Bắc Kinh hoặc Đài Bắc. Vị đô đốc Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy tắc quốc tế khi phải chạm trán bất ngờ trên biển.
Đô đốc John Richardson. Ảnh: Reuters
Hồi tháng 10 năm ngoái, một tàu khu trục của Trung Quốc đã tiếp cận tàu Mỹ USS Decatur, buộc nó ở biển Đông.
Gần đây nhất, ngày 7-1, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ đi gần một hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trung Quốc sau đó phản ứng Mỹ "xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc một cách nghiêm trọng".
Washington chưa từng điều một tàu sân bay nào qua eo biển Đài Loan trong hơn 10 năm trở lại đây. Hôm 15-1, một quan chức Mỹ nói với Reuters rằng nước này đang theo dõi chặt chẽ ý định của Trung Quốc đối với Đài Loan vì những tiến bộ công nghệ quân sự của Bắc Kinh có thể giúp họ tấn công hòn đảo.
Trong một báo cáo, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng Đài Loan là mục tiêu chính để Trung Quốc hiện đại hóa quân đội.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Theo Tintuc
Chỉ huy Hải quân Mỹ tại Trung Đông tử vong tại Bahrain Theo Reuters, Hải quân Mỹ ngày 1/12 thông báo, chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ tại Trung Đông đã bị phát hiện chết tại nhà riêng ở Bahrain. (Nguồn: NBCNews) Phó Đô đốc Scott Stearney là chỉ huy Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ, đóng tại Bahrain. Hải quân Mỹ không tiết lộ nguyên nhân cái chết. Tư lệnh Hải...