Tư lệnh Binh chủng pháo binh: Việt Nam sẽ trang bị tên lửa đối đất mới
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn – Tư lệnh Binh chủng Pháo binh khi chia sẻ về Đề án “Hiện đại hóa pháo binh Việt Nam”.
Tên lửa Scud vẫn hoạt động – Sẽ mua tên lửa mới!
Scud hiện là loại tên lửa đất đối duy nhất của Việt Nam, được đưa vào trang bị cho các Lữ đoàn tên lửa thuộc Binh chủng pháo binh từ khá lâu, qua nhiều năm sử dụng đã có sự xuống cấp nhất định, vì thế chúng đã được ưu tiên nâng cấp để cải thiện tầm bắn, tăng độ chính xác và kéo dài tuổi thọ thêm hàng chục năm nữa.
Đặc biệt, Viện Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, đồng thời xây dựng được dây chuyền sản xuất nhiên liệu cho dòng tên lửa này nhằm chủ động sản xuất nguồn nhiên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là kịp thời đồng bộ cho nhiên liệu và khí tài tên lửa.
Đến nay, các tổ hợp tên lửa đất đối đất Scud của Việt Nam đã được “trẻ hóa” và luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng giáng những đòn trả đũa nhờ tầm bắn hàng trăm km.
Tuy nhiên, ngay từ năm 2013, Binh chủng Pháo binh cùng đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Đề án “Hiện đại hóa pháo binh” nhằm tăng cường hỏa lực, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch.
Tư lệnh Binh chủng pháo binh: VN sẽ trang bị tên lửa đối đất mới
Ưu tiên số 1 vẫn phải là các loại pháo chiến dịch, nhất là pháo tự hành thế hệ mới có tầm bắn xa, cơ động nhanh đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Đặc biệt, trong những loại vũ khí mới sẽ được trang bị có cả tên lửa đất đối đất tiên tiến.
Chia sẻ với Báo QĐND, Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn – Tư lệnh Binh chủng Pháo binh cho biết: “Đối với tên lửa đất đối đất, chúng ta chưa từng sử dụng trong thực tiễn chiến trường. Vì thế vấn đề nghiên cứu nghệ thuật sử dụng chúng là hết sức cấp thiết xuất phát từ thực tiễn đặt ra”.
THIẾU TƯỚNG ĐỖ TẤT CHUẨN Khi các quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại đã tương đối ổn, sẽ là lúc lục quân và các binh chủng hỏa lực đi kèm trong đó có pháo binh được tiến hành hiện đại hóa. Tương lai, Pháo binh Việt Nam sẽ được trang bị thêm các loại tên lửa đất đối đất hiện đại hơn. Vấn đề là sử dụng chúng thế nào cho độc đáo, hợp lí, phù hợp với cách đánh, địa hình, nghệ thuật quân sự của ta.
Tên lửa đất đối đất nào sẽ lọt “mắt xanh” Việt Nam?
Video đang HOT
Hiện nay, có khá nhiều quốc gia chế tạo được và xuất khẩu tên lửa đất đối đất tầm ngắn hiện đại, nhưng xét về nhiều mặt, gồm cả địa chính trị – quân sự và quan hệ đối tác tin cậy hữu hảo, dường như chỉ có 3 quốc gia sẵn sàng bán cho Việt Nam gồm Nga, Ấn Độ và Israel.
Trước hết, phải kể đến đối tác truyền thống lâu đời là Nga. Đây là người bạn đồng hành tin cậy nhất trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước thời hiện đại của Quân đội Việt Nam. Họ luôn sẵn sàng cung cấp cho chúng ta những vũ khí thông thường có mức độ hiện đại cao nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ.
Vũ khí tiến công tầm xa duy nhất mà Nga (Liên Xô) từng cung cấp cho Việt Nam chính là tên lửa đất đối đất Scud có tầm bắn hàng trăm km. Nhờ vậy, Việt Nam đang sở hữu trong tay thứ vũ khí có khả năng tấn công trả đũa một khi đối phương đẩy xung đột lên tới cực điểm.
Đã từng có những thông tin từ báo chí Nga cho rằng Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng đầu tiên mua tên lửa đất đối đất Iskander-E rất hiện đại, có tầm bắn tới 300km hoặc hơn và hầu như không thể bị đánh chặn bởi các loại tên lửa phòng không.
Tuy nhiên, đến nay dòng tên lửa này vẫn chưa được Nga đưa vào danh sách được phép xuất khẩu. Đây chính là rào cản trước mắt khiến Việt Nam khó vượt qua nếu muốn đẩy nhanh tiến độ mua sắm một loại tên lửa mới.
Nhưng Iskander-E được chế tạo ra không phải để “ngắm”, nó được định hướng rất rõ để xuất khẩu và đã bị cắt giảm khá nhiều tính năng, tầm bắn so với phiên bản nội địa dùng cho Quân đội Nga. Sớm muộn gì Nga cũng sẽ đưa nó vào danh sách được phép xuất khẩu.
Vì thế, nếu vẫn muốn mua Iskander-E, Việt Nam có thể phải đợi thêm một thời gian nữa.
Hai đối tác còn lại thì Ấn Độ có tên lửa Prithvi-II/III mang được đầu đạn thông thường trọng lượng 500-1.000kg, tầm bắn 350-600km còn Israel có tên lửa LORA mang được đầu đạn trọng lượng 440-600kg và tầm bắn lên tới 250-300km.
Trong 3 loại tên lửa trên thì LORA có sai số vòng tròn thấp nhất tức là có độ chính xác cao nhất, sau đó mới đến Iskander-E, còn Prithvi đứng cuối bảng.
Cả ba ứng viên đều có cơ hội lớn, khó có thể khẳng định đối tác nào, loại tên lửa nào đã hoặc sẽ “lọt mắt xanh” của khách hàng tương đối khó tính mang tên Việt Nam.
Tên lửa đất đối đất là một thứ vũ khí đặc biệt, có khả năng đánh những mục tiêu ở tầm xa và Việt Nam sở hữu chúng với mục đích răn đe và đánh đòn trả đũa là chính chứ không phải để tấn công.
Trong khi Scud vẫn còn đang hữu dụng, chưa cần phải ngay lập tức mua sắm những loại tên lửa mới, nhưng có thể ngay từ bây giờ, trong Đề án “Hiện đại hóa pháo binh” đã nêu tên ứng viên sáng giá nhất và đang bắt đầu được thực hiện. Chúng ta hãy chờ xem.
Theo Soha News
Sức mạnh đáng gờm lựu pháo D20 152mm của Việt Nam
Tồn tại hơn 60 năm nhưng mẫu lựu pháo D-20 152mm vẫn là vũ khí tiêu chuẩn của quân đội nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
D-20 là một trong những mẫu lựu pháo thành công nhất của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Nó được phát triển từ cuối những năm 1940 và được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1955. Người ta đã quá quen thuộc D-20 khi nó xuất hiện trong mọi cuộc xung đột trên thế giới từ những năm 1960 cho tới nay và một trong số đó có cả Chiến tranh Việt Nam.
Cho tới hiện tại, Việt Nam là một trong 27 nước trên thế giới vẫn còn sử dụng mẫu lựu pháo D-20 152mm được biên chế cho cả lục quân lẫn hải quân. Dù có tuổi đời hàng thập kỷ, nhưng D-20 vẫn tỏ ra là một mẫu pháo đáng tin cậy và hiệu quả trong chiến tranh hiện đại bên cạnh đó sức mạnh hỏa lực vượt trội.
Kế hoạch phát triển lựu pháo D-20 được Quân đội Liên Xô thực hiện sau Chiến tranh Thế giới thứ hai khi các mẫu pháo 122mm của nước này bị đánh giá đã lỗi thời và không còn hiệu quả. Để rút ngắn quá trình phát triển, D-20 kế thừa thiết kế khung pháo của mẫu lựu pháo D-74 122mm một trong những mẫu pháo kéo được Liên Xô phát triển song song với D-20.
Sau khi đưa vào trang bị, D-20 nhanh chóng trở thành ngôi sao của binh chủng pháo binh Liên Xô. Nó được đưa vào sản xuất hàng loạt với hàng ngàn đơn vị. Bên cạnh đó Liên Xô cũng bắt đầu viện trợ D-20 cho các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam và trên chiến trường D-20 hoàn toàn vượt trội hơn các dòng lựu pháo cùng thời của Mỹ.
Cũng như D-74, khung pháo của D-20 có hai càng cố định với 2 bánh lốp chính và hai bánh phụ ở cuối càng pháo cho phép pháo thủ di chuyển càng pháo dễ dàng hơn, bên cạnh đó là tấm chắn bảo vệ cho pháo thủ. Một điểm chung nữa giữa D-20 và D-74 là chúng đều được trang bị cụm hai ống thủy lực giảm giật được đặt ngay phía cuối nòng pháo, nòng pháo của chúng cũng có thể hạ xuống hoặc nâng lên từ -5 đến 45.
D-20 có thể bắn nhiều loại đạn pháo 152mm khác nhau do Liên Xô phát triển từ đạn phân mảnh, đạn nổ cực mạnh hoặc đạn xuyên phá. Ở một số quốc gia trong đó có Nga, để hiện đại hóa D-20 người ta còn trang bị cho mẫu pháo này các mẫu đạn pháo dẫn đường bằng laser giúp tăng độ chính xác khi bắn, tầm bắn tối đa của nó có thể đạt tới 24km.
Để vận hành cỗ pháo nặng 5.7 tấn này cần tới kíp pháo thủ từ 8-10 binh sĩ đi cùng nó là một xe kéo pháo chuyên dụng thông thường là xe tải đặc chủng Ural-375 66 hoặc một số phương tiện cơ giới khác. Và kíp chiến đấu phải sẵn sàng cho pháo khai hỏa trong vòng 3 phút sau khi triển khai.
Tốc độ bắn tối đa của D-20 từ 5-6 phát/phút tuy nhiên ở điều kiện tác chiến thông thường con số này chỉ tầm 1 phát/phút và sử dụng cơ chế bắn bán tự động với khoá nòng xoắn.
Có một điều khá thú vị là từ D-20 Quân đội Liên Xô tiếp tục phát triển ra một mẫu pháo khác là pháo tự hành 2S3 Akatsiya với cỡ nòng tương đương và được đặt trên khung gầm bánh xích GM-123. Thiết kế này giúp tăng tính cơ động của D-20 lên gấp nhiều lần cũng như giúp giảm kíp pháo thủ từ 8 xuống còn 4 binh sĩ.
Tất nhiên 2S3 cũng có trong trang bị của Quân đội Việt Nam và là một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất của binh chủng pháo binh, nó có tầm bắn tương tự như D-20.
Theo Kiến Thức
Pháo binh Việt Nam: Hiện đại hóa để giành lại ngôi vương Để có được lực lượng quân sự mạnh, đủ khả năng răn đe bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng pháo binh cần sớm được đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng tốc hiện đại hóa. Pháo binh Việt Nam: Hiện đại hóa để giành lại ngôi vương Trong những năm gần đây, do tập trung hiện...