Tủ lạnh là nơi sinh sống của 2 họ vi khuẩn, để không bị ngộ độc thì đừng để thức ăn trong đó lâu hơn khoảng thời gian cho phép như sau
Theo một báo cáo của “Hội đồng sức khỏe toàn cầu” cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.
Nhiều người cho rằng, thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, bất kể loại thực phẩm nào ăn còn thừa đều bảo quản trong tủ lạnh. Thực tế, theo “Báo cáo sức khỏe gia đình” của Hội đồng sức khỏe toàn cầu, tủ lạnh là nơi bẩn thứ 2 trong nhà. Theo báo cáo, trong tủ lạnh có chứa 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông, còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Bạn có thể không tin, bởi cho rằng tủ lạnh rõ ràng được sử dụng để lưu trữ thực phẩm, tại sao nó lại bẩn như vậy?
Trong tủ lạnh có chứa 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông
Các vi khuẩn gây bệnh trong tủ lạnh chủ yếu bao gồm Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus… Nhiều người nghĩ rằng vi khuẩn sẽ bị giết chết trong môi trường nhiệt độ thấp. Nhưng trên thực tế, nhiều vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường khoảng 0 đến -45 độ C. Tủ đông có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và khiến nó bước vào “thời kỳ ngủ đông”, nhưng nó không thể đóng vai trò khử trùng. Do đó khuyến cáo mọi người nên cất trữ thức ăn trong các hộp thủy tinh, bao gói kín trước khi cho vào tủ lạnh để giảm ảnh hưởng của vi khuẩn đến thực phẩm.
Trứng vỡ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella gây ngộ độc
Các loại vi khuẩn có thể “sống” trong tủ lạnh
Có 2 họ vi khuẩn hoàn toàn khác nhau có thể sinh sống trong tủ lạnh là vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn gây hỏng thực phẩm (loại vi khuẩn làm cho thực phẩm xấu đi và phát triển mùi vị khó chịu).
- Vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển nhanh chóng trong thực phẩm ở nhiệt độ khoảng từ 5-60 độ C, nhưng chúng thường không ảnh hưởng đến mùi vị, mùi hoặc hình thức của thực phẩm. Nói cách khác, nhìn vào thực phẩm người ta không thể nói rằng nó mang mầm bệnh.
- Vi khuẩn gây hỏng thực phẩm có thể phát triển ở nhiệt độ thấp, chẳng hạn như trong tủ lạnh. Chúng làm cho thức ăn phát triển hoặc có mùi vị khó ngửi và khó ăn. Hầu hết mọi người sẽ không ăn thực phẩm bị hỏng.
Video đang HOT
Người già, phụ nữ, trẻ nhỏ, không nên sử dụng sữa tươi dùng dở sau khi cho vào tủ lạnh
Thực phẩm được bảo quản không đúng cách hoàn toàn có thể tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn này phát triển.
Khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm về bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Hải sản, thịt sống, gia cầm: Đồ sống tối đa 4 ngày, thịt đã nấu chín chỉ để 3 ngày
Hải sản, thịt sống, thịt gia cầm nên được bảo quản trong phần lạnh nhất của tủ lạnh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, cần đặt chúng trên một cái đĩa hoặc vật đựng, tránh cho nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác. Cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.
Hải sản, thịt sống có thể được bảo quản khỏi vi khuẩn và không bị ô nhiễm trong tối đa 4 ngày. Đối với thịt đã nấu chín, tổng cộng là 3 ngày.
Hoa quả và rau: Một số loại rau nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng
Bảo quản trái cây và rau quả một cách riêng biệt, nếu không rau sẽ hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây và sẽ bị hỏng sớm. Tốt hơn là đặt rau và hoa quả trong các ngăn riêng biệt được cung cấp.
Bạn nên phân loại rau, để chúng trong túi đựng đã được chọc thủng vài lỗ để thoáng khí. Hãy để các loại rau củ nặng hơn như cà rốt, su hào, bắp cải… xuống dưới, sau đó để các loại rau ăn lá lên trên. Nếu thấy rau quá bẩn, bạn có thể rửa sạch, để khô nước (thấm bằng giấy ăn) trước khi cho vào tủ.
Đối với một số loại trái cây phát hành khí ethylene như chuối, bơ, đào, mơ… không cần phải được bảo quản trong tủ lạnh bởi chúng sẽ khiến thực phẩm gần đó chín hoặc nhanh hỏng hơn. Điều này cũng đúng với một số loại rau củ như khoai tây, hành tây, tỏi, cà chua, bí ngô… chúng sẽ để được lâu hơn nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng.
Các món rau trộn nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao sau khi bỏ vào tủ lạnh
Trứng, các sản phẩm từ sữa…: 3 đến 5 tuần
Trứng: Nhiều người có thói quen để trứng ở cánh cửa tủ lạnh. Trên thực tế, bạn nên để trứng ở các ngăn chính để có thể duy trì nhiệt độ ổn định, giúp trứng tươi lâu hơn. Ngoài ra, trứng nên được giữ trong các hộp đóng gói ban đầu để giảm nguy cơ bị vỡ. Về cơ bản, trứng là sản phẩm có thể kéo dài trong một thời gian dài (3 đến 5 tuần).
Sữa thanh trùng: Sữa thanh trùng có thời hạn ngắn và dễ hỏng hơn các loại sữa tươi đóng hộp khác. Do đó, loại thực phẩm này nên được bảo quản ở ngăn chính tủ lạnh thay vì ở cánh cửa, nơi nhiệt độ không ổn định. Đồng thời, bạn cũng cần cho ngay sữa vào tủ lạnh khi đem về từ siêu thị, cửa hàng, không để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Đối với các sản phẩm từ sữa như phô mai, sau khi sử dụng còn dư cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.Còn với bơ thì để nguyên chúng trong hộp đựng ban đầu, và giữ trong cửa tủ lạnh. Tuy nhiên đừng bảo quản chúng lâu hơn 6 tháng.
Thức ăn thừa và các sản phẩm khô: Không quá 2 ngày
Thức ăn thừa phải được giữ trong các hộp đựng chuyên dụng kín, làm như vậy để tránh mùi không lan ra các đồ ăn khác. Chúng ta không nên bảo quản quá hai ngày.
Không cần phải lưu trữ các sản phẩm khô trong tủ lạnh vì độ ẩm sẽ làm hỏng độ giòn của thực phẩm. Nếu có lưu trữ hãy để các sản phẩm khô vào bình chứa kín và khô ráo.
Nguy cơ gây hại sức khỏe khi ăn thức ăn thừa
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, không ít người mắc sai lầm trong việc lưu trữ, bảo quản thực phẩm, đồ ăn thừa... Điều này không chỉ làm thực phẩm hỏng mà còn gây hại cho sức khỏe.
Thức ăn thừa cần bảo quản đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập
Ngộ độc thực phẩm
Các nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn phát triển trong thực phẩm ở nhiệt độ 4,4-60 độ C. Nếu bạn sử dụng thức ăn thừa không được bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu, bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn. Thực phẩm hỏng có thể biến thành rất nhiều loại độc tố.
Rối loạn tiêu hóa
Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tiêu hóa và chứng khó tiêu. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn sẽ khiến cho thực phẩm đã bị lên men ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Không bao giờ sử dụng những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng để ở nhiệt độ phòng bình thường hơn 2 giờ.
Đau bụng
Đau bụng có thể do sự hình thành khí và co thắt ruột khi bạn ăn thức ăn thừa. Thực phẩm bảo quản lạnh đun lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm và có liên quan tới đau bụng.
Buồn nôn - tiêu chảy
Nếu thức ăn bị hỏng, nó có thể khiến cơ thể buồn nôn hoặc nặng hơn sẽ làm bạn bị tiêu chảy không ngừng. Bởi thức ăn thừa thường sẽ tạo ra lượng muối nitrit, một dạng rất độc khi kết hợp cùng protein trong cơ thể hoặc thức ăn ăn cùng.
Những cách bảo quản thức ăn thừa an toàn, đúng cách:
- Nhiệt độ an toàn để hâm lại thức ăn thừa: Thức ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5C và hâm nóng tới nhiệt độ ít nhất là 60C. Bảo quản ở nhiệt độ trên 5C hay hâm nóng thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp hơn 60C đều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn và nhân lên.
- Dọn tủ lạnh thường xuyên: Bạn không nên để tủ lạnh quá đầy. Khí lạnh cần có không gian để lưu thông giúp thực phẩm trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và không bị hỏng.
- Cất đồ ăn vào tủ lạnh sớm: Trong vòng 2 giờ sau khi nấu, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.
- Cách bảo quản một số món ăn: món thịt cần được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày; cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi nấu và không nên giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày.
Theo anninhthudo
4 thói quen khi ăn thịt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có những thói quen tiêu thụ thịt sai cách dẫn đến những tác hại không tốt cho sức khỏe. Những thói quen khi ăn thịt gây hại cho sức khỏe Để tránh những tác hại không đáng có khi ăn thịt, bạn hãy cẩn thận tránh những thói...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?

Bé trai 14 tuổi bị hoại tử nặng vì đắp thuốc nam chữa bỏng cồn

Ký sinh trùng đáng sợ tấn công nhiều nam giới Việt

5 tác dụng bất ngờ khi ăn chuối vào buổi tối

Ăn cá nước ngọt hay cá nước mặn bổ dưỡng hơn?

Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

Ăn trứng thường xuyên có giúp bạn khỏe hơn?

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

5 loại đồ uống giảm cholesterol cao tại nhà

Thuốc và các biện pháp điều trị Hội chứng Bartter

Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đáp ứng điều trị tốt nhất
Có thể bạn quan tâm

"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
5 giờ trước
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
5 giờ trước
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
5 giờ trước
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
5 giờ trước
Cuộc sống của nữ nghệ sĩ nổi tiếng cả nước: Yêu xa ở tuổi U60, đang điều trị ung thư
Sao việt
5 giờ trước
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
5 giờ trước
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
5 giờ trước
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
5 giờ trước
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
6 giờ trước
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
6 giờ trước