Tự làm vườn bằng đồ dùng tái chế trong giãn cách
Tận dụng những ly nhựa, vỏ chai, lon sữa cũ,…trong nhà, nhiều gia đình đã tái chế lại thành đồ dùng cho khu vườn nhỏ của mình.
Những món đồ cũ như: ly nhựa, vỏ chai, lon sữa, móc áo,… tưởng chừng đã hết công năng nhưng được nhiều gia đình ở TP.HCM tận dụng để làm đồ trang trí và chăm sóc cho khu vườn.
Cách làm những món đồ tái chế này rất đơn giản, không tốn nhiều kinh phí, bạn gần như có thể tự làm tại nhà trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Trồng vườn rau xanh ở ban công từ đồ gia dụng cũ
NGỌC KIM – KINH DOANH
Sau khi có nhà riêng, tôi và chồng đã tiến hành sửa sang lại ban công để có khu vực trồng rau. Diện tích khu vườn chỉ tầm 3 m2 nên vợ chồng tôi tự tay làm: tôi lên ý tưởng thiết kế còn chồng lắp đặt đồ dùng.
Ban đầu, tôi chỉ thử sức với chậu rau thủy canh nhỏ trồng trong những ly nhựa đã qua sử dụng. Sau một thời gian, nhận thấy rau phát triển tốt nên tôi chuyển sang trồng thêm trong thùng xốp.
Không cần tốn tiền mua chậu, vườn rau nhỏ của tôi vẫn rất xanh tươi. Để vườn rau đa dạng hơn, tôi trồng thêm các loại cây leo như mướp, bí hồ lô,…
Vẫn theo cách làm cũ, tận dụng lại đồ gia dụng cụ có sẵn trong nhà, chồng tôi đã tự làm một giàn leo cho cây theo các bước:
Bước 1: Làm khung bằng gỗ dưới đáy cho vừa với vỉ nhựa rồi gắn vỉ nhựa lên (Nếu không dùng vỉ nhựa có thể dùng miếng gỗ).
Bước 2: Gắn 2 cây gỗ đứng (Cao khoảng 1m2) và cố định lại bằng kê góc chữ L hoặc đóng thêm 1 thanh gỗ xéo nối với khung đáy.
Bước 3: Gắn thêm những thanh gỗ ngang để cố định trên 2 thanh đứng, vừa làm điểm tựa để cây leo lên.
Bước 4: Sơn phủ để chống nước, chống mục gỗ.
Vườn rau của tôi bây giờ có rất nhiều loại như: rau cải, xà lách, rau thơm, bí,… và còn có một số loại cây ăn trái khác: ổi, chanh, nho,…
Video đang HOT
Cách chăm sóc của tôi cũng rất đơn giản, ngoài việc tưới và thay nước đều đặn, tôi trộn thêm đất với tro, trấu sơ dừa và ủ phân từ rác thải nhà bếp.
Nhờ việc tái chế lại các món đồ cũ, gia đình tôi có thể ăn rau sạch mỗi ngày.
Trang trí khu vườn từ vật dụng không dùng đến
QUYÊN QUYÊN – SOCIAL MEDIA
Gia đình tôi đang sinh sống tại một căn hộ chung cư nên diện tích ban công không quá lớn. Thời gian này ở nhà nhiều, tôi mong muốn gia đình sẽ có một không gian sống xanh nên quyết định sẽ trồng cây ở khu vực này.
Để hạn chế việc xả thải đồ nhựa ra môi trường, tôi ltìm cách tái sử dụng lại chúng cho khu vườn của mình.
Tôi bắt đầu trang trí những chai thủy tinh cũ, ly nhựa đã qua sử dụng,… để làm chậu trồng cây. Tuy chỉ là đồ tái chế nhưng chúng có độ bền cao và rất phù hợp với những loại cây trong khu vườn nhỏ của tôi.
Để các con cùng chơi đùa trong thời gian ở nhà, tôi cũng dạy chúng cách tận dụng lại vỏ trứng để trồng hành hay trang trí lại những lon sữa cũ để có thêm chậu trồng cây với các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Rửa sạch các lon sữa và lau khô hai mặt. Bạn có thể đục thêm các lỗ nhỏ bên dưới để cây thoát nước dễ dàng hơn.
Bước 2: Sử dụng sơn đa năng để làm lớp sơn phủ.
Bước 3: Trang trí các họa tiết mình thích bằng màu nước.
Bên cạnh đó, để cây trồng có thêm dinh dưỡng, tôi sử dụng thêmthiết bị tái chế rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ cho cây.
Việc chăm sóc khu vườn nhỏ tuy đơn giản nhưng nhờ đó, tôi có thể tận dụng lại được các món đồ không còn dùng đến và hạn chế được việc xả thải ra môi trường.
Ảnh: NVCC
9X Tiền Giang trồng cây trong chai nhựa bỏ đi, không tốn 1 xu có vườn đẹp như tiền triệu
Có sở thích tái chế và làm vườn, chị Bích Trâm "hô biến" khoảng sân 100m2 thành khu vườn ngập tràn màu sắc từ chai nước, thùng sơn cũ,...
Trung bình cứ mỗi phút lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra trên khắp thế giới. Mỗi chai nhựa được thải ra môi trường sẽ mất 450 - 1000 năm mới bị phân huỷ, tạo ra áp lực lớn lên hệ sinh thái. Việc tái chế giảm thiểu 61,7% tác hại của chai nhựa gây ra cho môi trường.
Chị Bích Trâm Phan (sinh năm 1990, quê Tiền Giang) đã góp phần bảo vệ môi trường bằng cách tái chế hàng chục chai nhựa như thế thông qua việc sử dụng chúng trồng cây, mang đến diện mạo và "cuộc sống" cho rác thải nhựa.
Nhìn vào mảnh vườn tràn ngập màu sắc, ít ai ngờ được chai nước và thùng sơn cũ có thể trở nên hữu ích và xinh đẹp đến thế. "Tái chế những thứ bỏ đi để làm đẹp cho cuộc sống" chính là điều mà 9X Tiền Giang luôn mong mỏi.
Mảnh vườn xinh đẹp làm từ chai nhựa của 9X Tiền Giang.
Chị Bích Trâm sống ở Tiền Giang, làm việc kinh doanh đồ ăn online. Căn nhà hiện tại của chị có diện tích 320m2. Vốn yêu thiên nhiên và mê làm vườn, chị dành hẳn 100m2 trồng cây. Sân trước dành riêng cho hoa hồng - loại hoa chị yêu thích. Sân sau dùng để trồng các loại rau và cây ăn quả như rau cải, cà tím, bắp, dưa hấu, bí ngô,... phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình.
Ngoài ra, trong vườn hoa, chị còn bày trí bàn ghế tạo một góc thư giãn riêng để thưởng hoa, ngắm cảnh trông xinh xắn không kém quán cà phê sân vườn.
Vườn hoa ở sân trước giúp tô điểm mặt tiền ngôi nhà thêm xinh đẹp.
Khu vườn nhà chị Trâm gây ấn tượng không chỉ bởi hoa lá xum xuê, tươi tốt mà còn được trang trí vô cùng bắt mắt. Đáng chú ý, đồ trang trí chị Trâm sử dụng phần lớn là chai nhựa đã qua sử dụng, đáng lẽ sẽ vứt đi nhưng được 9X khéo léo tái chế thành chậu trồng cây xinh xắn.
"Những chai nước suối đó nhà mình có nhiều. Trước đây, gia đình thường bỏ đi sau khi dùng xong nhưng mình thấy lãng phí và gây hại cho môi trường quá nên đã suy nghĩ cách tận dụng chúng", chị Trâm chia sẻ.
Nghĩ là làm, cô gái quê Tiền Giang mày mò cách tái chế chai nước và các loại chai nhựa khác để trồng cây. Hiện tại, chị Trâm có kệ rau cải trồng trong chai nước uống vừa xinh xắn lại tiết kiệm diện tích vì là kệ đứng có nhiều ngăn. Một số chai nhựa khác chị sơn lại cho đẹp, làm thêm giá gỗ để trồng hoa mười giờ. Thùng sơn cũ thì dùng để trồng bí ngô. Tận dụng rác thải nhựa 0 đồng, chị Trâm "lãi" được khu vườn đẹp như tranh "có một không hai" ai nhìn cũng yêu thích.
Kệ rau cải xanh mướt giúp tiết kiệm diện tích cho khu vườn.
Chị Trâm cắt đôi chai nước suối, cắt tỉa và sơn màu để trồng hoa mười giờ
Với các chai nhựa lớn 1,5 lít thì chị đặt nằm ngang, khoét thân chai làm chậu trồng hoa.
Thùng sơn to dựng sát tường để trồng bí ngô leo dàn.
Chị Trâm cho biết khó khăn khi trồng cây trong chai nhựa so với chậu chuyên dụng là kích cỡ chai không đồng đều nên cần phải tính toán hợp lý. Ngược lại, chai nhựa tái chế giúp tiết kiệm nhiều chi phí, có thể biến hoá linh hoạt để trang trí và góp phần bảo vệ môi trường.
Không chỉ "hô biến" chai nhựa thành chậu trồng cây đẹp mắt cho khu vườn nhà mình, chị Bích Trâm còn lan toả tinh thần sống xanh và bảo vệ môi trường đến mọi người thông qua mạng xã hội. Chị chia sẻ khu vườn làm từ chai nhựa tái chế vào nhiều hội nhóm trồng cây và lập cả kênh Youtube hướng dẫn mọi người cách thực hiện.
Các bài đăng của cô gái Tiền Giang thu hút nhiều lượt tương tác và có không ít người học hỏi chị Bích Trâm tái chế rác thải nhựa để làm vườn. 9X rất nhiệt tình chia sẻ từ cách tái chế đến trộn đất, gieo hạt,... với mong muốn có thêm nhiều người tái chế sẽ giảm bớt lượng rác thải nhựa ra môi trường.
"Nhiều người thấy vườn của mình thì thích lắm. Hầu như ai cũng muốn có một khu vườn như thế". Bản thân chị Trâm cũng cảm thấy vui vì được nhiều người yêu mến khu vườn nhỏ do chính tay chị chăm sóc và trang trí.
Theo chị Trâm, tái chế chai nhựa trồng cây không khó và tốn thời gian. Kệ rau cải chỉ mất khoảng 3 tiếng để thực hiện bao gồm các bước đóng giá gỗ, cắt chai, đục lỗ và đóng đinh để treo lên giá. Cần lưu ý đục lỗ dưới đáy chai để cây thoát nước, không bị úng.
Dàn hoa mười giờ mất khoảng 2 tiếng thực hiện, bao gồm cắt khoét chai nhựa, sơn màu và cố định trên giá gỗ. Nhờ bàn tay khéo léo của Trâm mà cả chai nhựa lẫn cây hoa đều trở nên bắt mắt và sinh động hơn.
Ngoài ra, để cây xanh tươi tốt, quan trọng nhất là khâu làm đất, cần phối trộn đất sạch đủ dinh dưỡng để cây khoẻ và ngừa được sâu bệnh. Chị Trâm thường trộn đất theo tỉ lệ 4-1-1-1 gồm 4 bao đất tribat, 1 bao trấu sống, 1 bao trấu hun, 1 bao trùng quế và 0,5kg nấm Tricoderma.
Chị Trâm thường xuyên chia sẻ cách tái chế đồ nhựa thành vật dụng trồng cây hữu ích.
Mất 4 - 5 tháng để khu vườn thành hình và xinh đẹp như hiện tại. Mỗi ngày chị Trâm đều dành ra 1 tiếng buổi sáng và 30 phút buổi chiều để chăm sóc vườn cây. Với chị, đó là khoảng thời gian thư giãn vì mỗi khi ở vườn, chị cảm thấy bao mỏi mệt đều tan biến hết.
Thông qua khu vườn nhỏ, chị Trâm muốn tạo ra không gian xanh trong lành trong chính ngôi nhà của mình và góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Tái chế thùng xốp dùng hơn chục năm, mẹ đảm bội thu vườn rau xanh sân thượng 30m2 giữa phố Chị Mai Hương cho biết tận dụng thùng xốp giúp người thích làm vườn tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm rác thải ra môi trường. "Sống xanh" không vĩ mô như nhiều người nghĩ. Sống xanh hay bảo vệ môi trường xuất phát từ những hành động nhỏ trong sinh hoạt đời thường của mỗi chúng ta. Hơn chục năm làm nông...