Tự làm tàu hủ đá cho cả nhà giải nhiệt ngày nóng: Đơn giản vô cùng!
Tàu hủ thuộc dòng thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và rất thơm ngon. Tuy nhiên, khi mua ở bên ngoài thì thật khó để bạn có thể đảm bảo được vấn đề an toàn.
Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn tự nấu được một nồi tàu hủ ngọt mát ngay tại nhà.
Bát tàu hủ đá thanh mát, hấp dẫn
Nguyên liệu
Đậu nành: 150g
Lá dứa: 8 lá
Bột bắp (ngô): 1 muỗng
Bột gạo: 2.5 muỗng
Bột năng: 1 muỗng
Dừa nạo: 300g
Đường cát trắng: 300g
Thạch cao phi: 1 muỗng để làm đông tàu hủÂu sạch lớn, máy xay sinh tố, 2 tấm khăn sữa (dùng để vắt sữa đậu nành)
Sơ chế đậu nành
Đậu nành sau khi mua về, bạn đem ngâm với nước sạch ít nhất khoảng 6 tiếng đồng hồ, tốt nhất hãy để qua đêm. Sau đó, bạn vò hạt đậu để vỏ được bóc ra rồi rửa qua nhiều lần nước để đãi sạch vỏ.
Tiếp theo, bạn hãy bỏ phần đậu nành vừa được lược vỏ vào máy xay sinh tố cùng 1.7 lít nước sạch (không cần phải đun sôi) rồi tiến hành xay. Khi bạn nhìn thấy hỗn hợp trong máy xay chuyển sang màu trắng sữa và các hạt đậu nành đã được xay nhuyễn thì tắt máy.
Bạn chuẩn bị một âu sạch lớn rồi trải 2 tấm khăn sữa vào lòng âu. Sau đó, bạn trút toàn bộ phần đậu nành thu được ở bước phía trên vào âu qua 2 tấm khăn. Điều này sẽ làm cho xác đầu nành chưa được xay nhuyễn giữ lại trong khăn và bạn thu được hỗn hợp sữa đậu nành nhuyễn mịn ở dưới đáy âu, khi sử dụng làm tàu hủ sẽ không bị lặn cặn.
Lọc sữa đậu nành bằng khăn sữa
Bạn nhấc 2 tấm khăn xô lên khỏi lòng âu, tránh để xác đậu nành rơi ra khỏi khăn. Sau đó vo tròn lại và vắt kiệt nước đậu nành còn lại ở xác bã đậu trong khăn sữa. Đến đây, bạn đã hoàn thành bước 1, kết quả thu được là phần sữa đậu nành nhuyễn mịn.
Phần sữa đậu nành chưa được nấu chín ở bước 1, bạn dùng muôi (vá) múc ra 3 muôi để riêng ra một cái bát nhỏ. Phần này, bạn sẽ cho 1.5 muỗng canh bột gạo và 1 muỗng canh bột năng vào và khuấy đều cho đến khi bột tan hết.
Video đang HOT
Phần còn lại bạn trút vào một nồi sạch lớn rồi đem đun sôi với mức lửa nhỏ để tránh tình trạng cháy khét, tạo mùi khó chịu cho phần sữa. Bên cạnh đó, trong quá trình đun, bạn cũng nên thường xuyên dùng muôi khuấy tròn nhẹ nhàng.
Khi phần sữa đậu nành ở nồi sôi, bạn trút hỗn hợp sữa đậu nành – bột gạo – bột năng ở bát vào, vừa trút vừa khuấy đều để tránh làm bột vón cục. Sau đó, bạn tiếp tục đun hỗn hợp rồi vớt bỏ sạch các bọt trắng trên bề mặt.
Ủ đông để tạo thành tàu hủ
Trong quá trình đợi nồi sữa đậu nành ở bước 2 sôi, bạn đun thêm khoảng 200ml nước trong một cái nồi khác bằng bếp bên cạnh. Mục đích của bước này là làm nóng nồi để khi bỏ phần đậu hủ vào ủ, thời gian giữ nhiệt sẽ được kéo dài, đậu hủ sẽ nhanh đông hơn.
Lưu ý: Nồi ở bước này bạn cần rửa thật sạch, đảm bảo không dính tí chút dầu mỡ nào. Bởi lẽ, nồi này về sau, chúng ta sẽ dùng để ủ đậu hủ, nếu có dầu mỡ sẽ làm đậu hủ không thể đông được.
Bạn đem hòa tan 1 muỗng cà phê thạch cao phi với 2 muỗng canh nước đã đun sôi, để nguội vào một bát nhỏ. Sau đó, trút hết 200ml nước sôi có trong nồi ở bước trên đi và cho phần thạch cao phi vào.
Khi nồi sữa đậu nành ở bước 2 sôi, bạn đun thêm khoảng 3 – 5 phút nữa rồi tắt bếp. Sau đó, trút hết vào nồi có chứa thạch cao phi và đậy kín nắp lại rồi cho ra một góc, để trong vòng 1 tiếng, sữa đậu nành sẽ được làm đông và tạo thành đậu hủ. Nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng thêm một chiếc khăn sạch lớn trùm lên trên nồi để giữ nhiệt, còn không để vậy cũng được, tàu hủ cũng sẽ đông.
Sữa đậu nành sau khi được ủ đông
Đến đây thì bạn đã có thành phẩm tàu hủ rồi. Bước 4 và 5 sẽ thắng thêm nước đường và nước cốt dừa để dưới lên thưởng thức.
Nấu nước đường
Cho 300 gram đường cát trắng cùng 150 – 200ml nước và 1 bó lá dứa khoảng 3 – 4 lá dứa đã được làm sạch vào chung một nồi rồi cho lên bếp đun sôi.
Bạn lưu ý là cho hỗn hợp lên thẳng bếp luôn, chứ không được khuấy tan đường trước nhé. Với tỉ lệ này, nước đường của bạn sẽ đặc lại, không quá lỏng, khi sử dụng, múc sẽ quẹo hơn và ăn sẽ béo và ngon hơn.
Nấu nước cốt dừa
Nếu bạn đã có sẵn nước cốt dừa rồi thì bỏ qua bước này nhé. Nước cốt dừa sẽ làm món tàu hủ của bạn thơm hơn rất nhiều.
Bạn cho 300 gram dừa nạo vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, bạn đổ toàn bộ phần dừa trong máy xay qua 1 chiếc khăn sữa rồi vắt kiệt nước sẽ thu được 1 bát nước cốt dừa nhỏ. Phần bã dừa còn lại ở trong khăn sữa, bạn đem hoà với 300ml nước và tiếp tục lọc, vắt qua khăn sữa vào một bát khác, phần này gọi là dão dừa.
Phần nước cốt dừa, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh bột bắp và 1 muỗng canh bột gạo rồi khuấy đều cho các loại bột tan ra. Còn phần dão dừa, bạn cho vào một nồi nhỏ. Sau đó, túm các lá dứa còn lại sau khi đã rửa sạch thành 1 bó và cho vào nồi dão dừa cùng 50 gram đường cát rồi cho lên bếp đun sôi.
Khi nồi nước dão dừa sôi, bạn trút phần hỗn hợp nước cốt dừa và cho thêm 1 chút xíu muối. Điều này sẽ giúp làm tăng độ béo và đậm đà cho phần nước cốt dừa.
Trên đây là công thức và các công đoạn cách làm tàu hủ đá. Nếu chị em nào không có nhiều thời gian thì có thể mua sẵn sữa đậu nành để làm, đỡ mất công ngâm, đãi và xay đậu. Với công thức trên thì có thay thế 300 gram đậu nành bằng 1.7 lít sữa đậu nành là được.
Cách làm giò nạc dai và giòn ngon mà không dùng hàn the
Cách làm giò nạc sẽ không làm khó bạn nếu nắm rõ bí quyết trong tay. Giò nạc là món ăn truyền thống mỗi dịp lễ, Tết. Giò có hương thơm của thịt cùng tiêu và các loại gia vị khác tạo nên cảm giác ngon miệng khi ăn.
Để làm ra thành phẩm giò nạc dai và giòn ngon, bạn hãy tham khảo công thức do hướng dẫn ngay dưới đây nhé.
Giò nạc hay còn gọi là giò lụa , hoặc cách làm chả lụa - món ăn ngon quen thuộc trong các mâm cỗ của mọi gia đình Việt Nam. Miếng giò có màu trắng hơi hồng, bề mặt mịn màng, không quá khô nhưng cũng không quá mềm nát.
Giò thường được gói bằng lá chuối mang đậm hương vị của đồng quê. Đằng sau lớp lá chuối này là hương thơm đặc trưng của thịt lợn cùng với các gia vị như nước mắm, tiêu khi ăn vào bạn sẽ không bao giờ cảm thấy ngán. Sau đây bài viết sẽ hướng dẫn bạn công thức làm giò nạc vô cùng đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà nhé.
1. Mẹo chọn nguyên liệu và dụng cụ khi làm giò nạc tại nhà
Thịt nạc: Đây là nguyên liệu quan trọng nhất, quyết định phần lớn chất lượng của giò làm ra. Thịt nạc được chọn làm giò phải là những miếng thịt được lấy từ con lợn khỏe mạnh. Đa số nên chọn phần thịt mông, thịt thăn của heo mới mổ. Thịt mới mổ sẽ có màu hồng tươi, còn ấm, có độ đàn hồi và bám dính tốt, khối thịt chắc, chất lượng giò sẽ tốt hơn.
Nếu mua thịt đông lạnh, chất lượng giò sẽ kém đi một chút về độ dai, giòn và kết dính cũng như mùi thơm của giò. Thêm vào đó các miếng thịt khi làm giò phải được loại bỏ hết gân, da để đảm bảo giò khi xay ra sẽ mịn nhất.
Thịt mỡ: Là phần mỡ lợn thỏi, tươi ngon. Dù làm giò nạc nhưng bạn vẫn phải cho một lượng mỡ chất định với tỉ lệ 4 nạc:1 mỡ để đảm bảo độ béo cho giò khi chế biến xong. Nếu giò toàn nạc sẽ bị khô và không ngon nữa.
Việc chuẩn bị các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ góp phần quan trọng quyết định chất lượng của giò. Ảnh: Internet.
Nước mắm: Đây là gia vị quan trọng nhất khi làm giò nạc ngon. Nước mắm sẽ quyết định hương vị, sự thơm ngon hài hòa của giò. Nên chọn những loại nước mắm ngon, không quá mặn cũng không quá nhạt.
Các gia vị khác: Bên cạnh nước mắm, làm giò nạc còn có các loại gia vị khác như bột ngọt, đường và tiêu. Nên chọn tiêu trắng để trắng làm đen giò.
Lá chuối: Nên chọn những lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già để gói giò không bị rách.2. Hướng dẫn cách làm giò nạc heo dai ngon đơn giản tại nhà không hàn the
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
500 gram thịt heo
30 gram bột năng
15 gram bột nở
1 muỗng canh nước mắm
1/2 muỗng cà phê hạt nêm
1/2 muỗng đường cát trắng
1 muỗng cà phê bột tiêu trắng
Nước đá lạnh
Lá chuối, giấy bóng kính, dây lạt
Nguyên liệu làm giò nạc từ thịt lợn. Ảnh: Internet.
2.2. Cách làm giò nạc lợn dai ngon đơn giản tại nh
2.2.1. Xay thịt làm giò
Thịt heo mua về rửa với nước sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó thái thịt thành từng miếng nhỏ để công đoạn xay thịt dễ dàng hơn.Cho thịt đã thái nhỏ vào một cối xay. Tiếp đến bạn lần lượt cho vào cùng thịt thêm 30 gram bột năng, 15 gram bột nở, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột tiêu trắng, 1/2 muỗng cà phê đường và hạt nêm.
Cuối cùng cho một ít nước đá lạnh để xay cùng với thịt. Nước đá giúp cho thịt có độ dính nhất định sau khi xay và giúp thịt mềm hơn bình thường.Bật máy xay thịt cho đến khi thịt nhuyễn, mịn có màu hồng tươi như giò sống. Thịt xay phải có độ dính cao, bạn có thể kiểm tra bằng cách vê thịt bằng đầu ngón tay.
Xay thịt làm giò nạc cho đến khi thật nhuyễn, mịn. Ảnh: Internet.
2.2.2. Cách gói giò lụa thịt heo bằng lá chuối
Lấy những chiếc lá chuối tươi đã được rửa sạch lau khô, hơ qua lửa để lá không bị dai và rách khi gói.Trải 4 - 5 lớp lá chuối ra mâm, 3 lá xếp theo chiều dọc và 2 lá xếp theo chiều ngang.Đặt một tờ giấy bóng kính lên trên lá chuối và dùng thìa xúc giò sống vào giữa lá.Nắm hai mép lá chuối và giấy bóng kính lại với nhau theo chiều dài, sau đó cuốn tròn lại.
Công đoạn này bạn nên chú ý làm cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh để lá chuối bị rách hay thịt bị tràn ra bên ngoài.Dùng một sợi dây lại buộc chặt ở giữa để cố định hình dạng đầu tiên của cây giò.Tiếp theo bạn gấp mép một đầu cây giò nạc lại rồi dựng đứng nó lên. Dùng tay ấn cho thịt dồn xuống đầu kia thật chắc và gấp mép lại.Lấy dây lạt buộc chặt theo chiều dọc để cố định 2 phần mép, sau đó cột thêm các dây ở dọc cây giò để giữ giò nạc không bị bung ra.
Cách gói giò nạc bằng lá chuối. Ảnh: Internet.
2.2.3. Cách hấp chín giò nạc làm từ thịt heo
Bắc nồi hấp lên bếp, đặt giò lên vỉ hấp cách thủy và hấp trong khoảng từ 30 - 45 phút. Để nhận biết giò đã chín hay chưa, bạn dùng một cây tăm nhọn đâm vào giò. Nếu thấy tăm còn dính thịt hoặc có nước tiết ra nghĩa là giò chưa chín. Khi giò chín, bạn lấy giò ra và để nguội.Khi giò còn hơi ấm, bạn lăn giò trên mặt bàn qua lại khoảng 5 - 6 lần để giò được tròn đều, khi cắt ra giò sẽ đẹp hơn.
Hấp chín giò nạc thịt heo bằng nồi. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản giò nạc tự làm tại nhà để được lâu
Sau khi giò nạc đã được hấp chín, bạn để cho nguội hẳn rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách này, giò nạc sẽ để được từ 5 - 7 ngày.Khi cắt giò ra ăn, bạn nên lau dao thật khô, tránh để nước dính vào miếng giò sẽ làm giò nhanh hỏng và mất đi hương vị thơm ngon.Phần giò khi cắt ra còn thừa bạn cũng có thể đem bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 8 tiếng.
Bảo quản chả lụa trong tủ lạnh. Ảnh: Internet.
Cách làm giò nạc thật đơn giản và có thể hoàn toàn thực hiện ngay tại căn bếp của bạn đúng không nào. Vào những dịp đặc biệt, giò nạc là món ăn ngon mỗi ngày không thể thiếu trong những mâm cỗ gia đình. Bạn hãy học ngay cách làm món giò lụa này để những bữa ăn gia đình thêm phần ấm cúng hơn nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Cách pha bột bánh cuốn nóng chuẩn nhất từ bột gạo và bột năng Cách pha bột bánh cuốn truyền thống là dùng bột năng với bột gạo tẻ để tạo nên lớp vỏ bánh dai dai, mềm mịn. Pha bột là khâu quan trọng và khó nhất khi làm bánh cuốn., Nếu bạn lần đầu làm, bạn sẽ dễ gặp phải trường hợp bột bị nhão, bánh rách trong quá trình tráng hoặc quá dày khiến...