Tự kiểm tra “vùng kín” để phòng bệnh
Người phụ nữ thông minh biết phải làm sao để chăm sóc cơ thể mình, tránh một số bệnh thường gặp ở nữ giới, trong đó quan trọng nhất là các bệnh phụ khoa.
Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết chị em phụ nữ đều phải đối đầu với nỗi lo lắng về bệnh tật như: són tiểu, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, khả năng sinh sản giảm… Để gạt bỏ nỗi lo lắng và biết cách phòng tránh các bệnh đó, chị em hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau đây nhé!
1. Cải thiện khả năng sinh sản – bỏ thói quen hút thuốc
Hút thuốc có hại cho sức khỏe là sự thật mà ai cũng biết, nhưng ít người biết rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng nguy cơ vô sinh, sinh non, thai nhi bị dị tật có mối liên hệ chặt chẽ với thói quen hút thuốc lâu dài.
Vì vậy, để cải thiện khả năng sinh sản, chị em cần bỏ ngay thói quen hút thuốc.
2. Són tiểu – bài tập Kegel
Tự kiểm tra “vùng kín” để phòng bệnh phụ nữ
Ở độ tuổi 30, khoảng 30% chị em mắc chứng són tiểu khi di chuyển các vật nặng, cười, nhảy và các hoạt động vất vả khác. Lý do quan trọng nhất là do sự suy giảm chức năng cơ do sinh nở.
Tại thời điểm sinh, cơ bắp xung quanh niệu đạo bị kéo mạnh, sau đó có thể phục hồi kém, dẫn đến mất tính đàn hồi.
Mẹo nhỏ để khắc phục tình trạng này là chị em có thể thực hiện kiên trì bài tập Kegel – bài tập cho các cơ vùng chậu giúp phục hồi chức năng cơ vùng khung chậu, kiểm soát đường tiểu tốt hơn. Bài tập này còn giúp thu nhỏ “cô bé” với những phụ nữ sau sinh nở.
Video đang HOT
3. Phòng ung thư buồng trứng – uống vitamin C và E
Ung thư buồng trứng là một bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao nhất. Giai đoạn đầu mắc bệnh không có triệu chứng, một khi đã có những triệu chứng lâm sàng biểu hiện thì tức là bệnh thường ở giai đoạn muộn. Do đó khả năng điều trị khỏi bệnh gần như là không thể.
Nhưng vitamin C và E có thể giúp bạn chống lại ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu tiêu thụ 90mg vitamin C và 30mg vitamin E hàng ngày thì nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ được giảm một nửa.
4. Phòng ung thư cổ tử cung – ăn sáng với ngũ cốc
Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể phòng ung thư cô tử cung
30% phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có hàm lượng axit folic thấp hơn đáng kể so với người không mắc bệnh. Để khắc phục điều này rất đơn giản. Ăn sáng hàng ngày với ngũ cốc có thể đáp ứng nhu cầu folate cần thiết cho cơ thể bạn, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.
5. Chống ung thư vú – chơi thể thao
Ung thư vú có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, duy trì một số hoạt động thể chất nhất định sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú. Vận động cơ bắp nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày, nguy cơ ung thư vú sẽ được giảm 31-41%.
6. Phòng bệnh phụ khoa – tự kiểm tra bộ phận sinh dục
“Vùng kín” có đốm đen – có thể là một triệu chứng của ung thư âm hộ. Ung thư âm hộ là một dạng hiếm của ung thư da, nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong. Nếu được phát hiện kịp thời, khả năng khỏi bệnh là 90%.
Tự kiểm tra “vùng kín” có thể giúp bạn phát hiện sớm các bệnh ở âm đạo và được điều trị sớm.
Những đốm trắng xuất hiện ở bộ phận sinh dục là biểu hiện của bệnh vẩy nến. Nếu có ngứa thì là do sự mất cân bằng nội tiết. Bệnh này cần được chữa trị kịp thời, nếu không sẽ gây teo môi âm hộ.
7. Phòng các nhiễm trùng “vùng kín” – ngủ nude
Bạn cần thở không khí trong lành mỗi ngày, cơ thể bạn cũng cần như vậy, nhất là “vùng kín”. Khu vực này rất nhạy cảm, nếu nó bị bí bách cả ngày, nhiều khả năng sẽ gia tăng vi khuẩn, vô tình gây bệnh nhiễm trùng sinh dục hay các chứng dị ứng.
Vì vậy, sau khi bạn đã làm việc chăm chỉ, nằm trên giường hoàn toàn thư giãn và tạo điều kiện cho vùng kín được thoáng khí. Vậy tại sao không chọn biện pháp ngủ nude nhỉ?
Theo Thúy Phạm (Afamily)
5 tín hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại
Chậm kinh là dấu hiệu khác lạ của bệnh. (Ảnh minh họa)
Liệu những biểu hiện, mà bạn nhận thấy trên cơ thể mình là bình thường hay đòi hỏi phải tham khảo ý kiến bác sĩ?
Những rắc rối thầm kín có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thậm chí cả trong trường hợp chúng ta rất quan tâm đến vệ sinh cá nhân và duy trì quan hệ tình dục với duy nhất một đối tác.
Vì thế việc nhanh chóng phân biệt những phản ứng bình thường của cơ thể với những triệu chứng điển hình các bệnh phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
1. Ngứa ngáy và bỏng rát bên trong "chỗ ấy"
Có thể do hậu quả cọ xát trong lúc sinh hoạt vợ chồng hoặc vì mặc quần lót quá chật, kém thoải mái (thí dụ đồ lót lưới).
Tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng có thể là hiệu ứng của việc sử dụng đồ rửa không thích hợp (thí dụ xà phòng thông thường hoặc kem tắm).
Để chấm dứt những triệu chứng khó chịu, hãy sử dụng đồ lót rộng rãi, thoải mái bằng chất liệu vải bông tự nhiên thông thoáng và các sản phẩm vệ sinh thầm kín đặc thù (trừ các sản phẩm khử mùi, bởi chúng cũng có thể gây ngứa ngáy).
Trường hợp vẫn không đỡ, hãy gõ cửa bác sĩ phụ khoa. Bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể là dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của bệnh viêm nhiễm nào đó.
2. Dịch nhầy khác lạ
Dịch nhầy tự nhiên từ đường sinh sản vốn trong suốt hoặc màu trắng, có mùi hơi chua hoặc không mùi.
Số lượng dịch nhầy tuỳ thuộc vào thời điểm cụ thể của chu kỳ kinh nguyệt (nhiều nhất vào giữa chu kỳ) và tuổi tác (việc tạo ra dịch nhầy ít hơn khi bước vào tuổi mãn kinh).
Cần phải lưu ý, trường hợp thấy xuất hiện dịch nhầy có cấu trúc khác thường (đặc sệt, sủi bọt), có mùi khó chịu và có màu sắc khả nghi (vàng, xanh, sẫm màu, màu vàng hoặc lẫn máu).
Dịch nhầy khác lạ đó gọi là mủ. Chúng thường xuất hiện trong những trường hợp bên trong "nơi thầm kín" bị nhiễm trùng và bị nấm. Nhất thiết phải gõ cửa bác sĩ phụ khoa.
3. Đau bụng dưới
Có thể đau bụng dưới trong thời gian rụng trứng (thời điểm giữa chu kỳ), và có thể trước kinh nguyệt và trong thời gian này. Đó là hiện tượng tự nhiên, không có gì phải lo lắng.
Nếu tình trạng đau đớn vẫn xuất hiện cả trong những giai đoạn khác của chu kỳ hoặc đau dữ dội - cần phải đến ngay phòng khám. Lý do: Có thể bị viêm nhiễm bên trong bộ máy sinh dục hoặc u xơ dạ con.
4. Són tiểu
Thỉnh thoảng có thể xảy ra với mọi người. Tuy nhiên nếu tình trạng liên tục lặp lại, xuất hiện thậm chí cả khi nỗ lực không đáng kể (thí dụ trong lúc vui cười, ho hắng) hoặc thậm chí bất cần lý do - cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tình trạng này được gọi là hội chứng són tiểu và đòi hỏi phải chữa trị. Trong những trường hợp nhẹ, thường chỉ cần củng cố cơ đáy chậu.
Những bài tập luyện cơ Kegel đơn giản (co bóp niệu quản nhiều lần lúc đi tiểu) thực hiện trong thời gian dài có thể giải quyết được tình trạng phiền toái này.
Trường hợp bất thành, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm thiểu lượng nước tiểu và làm dịu tình trạng co thắt bàng quang hoặc chỉ định phẫu thuật.
Són tiểu ngoài ý muốn xảy ra nhiều nhất với phụ nữ từng đẻ khó và đối tượng đang (hoặc đã) bước sang tuổi mãn kinh.
5. Chậm kinh
Đó là tín hiệu điển hình đầu tiên báo hiệu có thai, nhưng không chỉ có vậy. Tình trạng chậm kinh:
- Vài hoặc hơn chục ngày, thỉnh thoảng xảy ra: Có thể do hậu quả stress, cơ thể mệt mỏi, thay đổi khí hậu (khi đi du lịch xa) cũng như vì chế độ ăn uống giảm béo hà khắc.
Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do nhiễm bệnh (thậm chí cúm bình thường) hoặc hậu quả sử dụng một số tân dược (thí dụ thuốc áp huyết cao, thuốc điều trị bệnh tâm thần)...
- Chậm vài tuần hoặc lâu hơn và thường lặp lại: Có thể vì lý do những rối loạn hormone, ví dụ do hậu quả mãn kinh, do hội chứng dính buồng trứng hoặc tình trạng suy tuyến giáp, hoặc tình trạng gia tăng sản xuất prolactin (hoóc môn do vùng chân đồi não bộ sản xuất).
Trong những trường hợp này cần phải có sự giúp đỡ tích cực của bác sĩ.
Theo Tri thức trẻ
Phiền toái vì són tiểu Theo Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, có 15% - 35% phụ nữ mắc chứng són tiểu và đây là nỗi ám ảnh cả đời họ bởi sự phiền toái trong cuộc sống. Thế nhưng, rất ít phụ nữ chủ động đi điều trị vì ngại ngùng, xấu hổ. Theo các chuyên gia tiết niệu, người trong cuộc hoàn toàn có...