Tự kiểm tra ngực để phòng ngừa ung thư vú
Phụ nữ thường không biết cách tự chăm sóc bản thân và dễ bỏ qua nhiều dấu hiệu bất thường của cơ thể, nhất là dấu hiệu ung thư vú.
Ung thư vú là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu cho phụ nữ trên khắp thế giới. Thế nhưng, do chủ quan, không tự kiểm tra vùng ngực mà không ít bệnh nhân ung thư vú khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn nặng. Điều này sẽ khiến cho việc chữa trị kém hiệu quả, đe dọa nhiều đến tính mạng.
May mắn thay, trong nhiều trường hợp, căn bệnh ung thư vú có thể được phát hiện từ rất sớm, nếu bạn dành chút thời gian để tự kiểm tra.
Tôi nên kiểm tra bao lâu một lần?
- Bạn nên kiểm tra ngực của bạn ít nhất một lần một tháng. Các chuyên gia khuyên bạn nên tự kiểm tra ngực của mình vài ngày sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, vì lúc đó kích thích tố đã giảm xuống và bạn sẽ ít bị sưng và đau ngực theo chu kỳ.
Nếu bạn đang mang thai, mãn kinh, hoặc bạn không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn của bạn, hãy chọn một tuần trong của tháng để kiểm tra ngực của bạn, hãy kiểm tra đều đặn vì bạn vẫn còn trải qua nhiều biến động nội tiết tố ngay cả khi bạn không có chu kỳ kinh nguyệt.
Tôi nên tự kiểm tra ngực ở tư thế nào?
- Bạn có thể tự kiểm tra ngực khi đang tắm và đứng trước gương. Bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm tra xem hình dạng ngực của bạn ở hai bên có thay đổi hay không, hay là có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như nốt sần, cục u hay nếp nhăn.
Video đang HOT
Ung thư vú có thể được phát hiện sớm nếu bạn dành thời gian để tự kiểm tra (Ảnh minh họa: Internet)
Tôi phải làm sao nếu có cảm giác hơi lạ?
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn cảm thấy một cái gì đó, nhưng nó sâu trong các mô vú của bạn, trong phần dày đặc phía sau quầng vú, bạn nên nằm xuống và thử kiểm tra lại. Đặc biệt là nếu bạn có ngực lớn, nằm ngửa sẽ giúp bạn cảm thấy tất cả ngực của bạn đồng đều hơn và dễ dàng để tự kiểm tra.
Cách tự kiểm tra ngực như thế nào?
- Để kiểm tra các mô vú của bạn, bấm và giữ nguyên bàn tay dọc theo phần trên của ngực, di chuyển dần từ xương ức đến nách của bạn, phía trên núm vú. Hãy kiểm tra xem có cục u, sưng, và khó chịu trong ngực của bạn. Sau đó lặp lại quá trình này ở phía dưới của vú, hãy nhấn tất cả các vùng trong ngực của bạn.
Nhận biết những thay đổi khi kiểm tra ngực
- Khi bạn bấm vào ngực của bạn, bạn nên tìm kiếm các khối u mà cảm thấy khác nhau hoặc tách biệt với các mô còn lại. Mô vú sần tự nhiên và nhiều cục u không phải là ung thư, nhưng nếu bạn tìm thấy một cái gì đó lạ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Khi kiểm tra ngực của bạn, cũng chú ý đến những thay đổi trong kết cấu, hoặc thay đổi trong kích thước. Nếu bạn thấy ngực tấy đỏ và nóng, có dịch tiết ra từ núm vú, thay đổi hình dạng núm vú hoặc khối u mới ở vú thì hãy lên lịch hẹn với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Đừng quên kiểm tra nách của bạn
- Hầu hết chúng ta thường không quan tâm đến vùng nách, nách là phần mở rộng của mô vú, nhưng hạch bạch huyết ở nách được liên kết chặt chẽ với bộ ngực. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú. Hãy bấm và giữ từ phía bên của vú lên trên nách để kiểm tra xem có cục u hoặc những thay đổi trong kết cấu không. Nếu bạn cảm thấy một khối u hoặc hạch bạch huyết sưng lên ở nách của bạn, hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ.
Theo Quỳnh Trang/Afamily.vn/Ttvn
Tập thể dục giúp phòng ngừa ung thư vú
Những phụ nữ ở tuổi mãn kinh vận động thường xuyên có thể giảm 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và phòng ngừa bệnh ung thư ruột.
Một phân tích từ 31 nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vú thấp hơn khoảng 12% ở những phụ nữ có nhiều vận động trong ngày hơn đối tượng ít vận động. Tương tự ở một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những phụ nữ ở tuổi mãn kinh vận động thường xuyên có thể giảm 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng mình tập thể dục còn phòng ngừa mắc bệnh ung thư ruột. Cụ thể, các nhà khoa học đã khẳng định tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột lên đến 25%. Bằng cách duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ước tính nguy cơ ung thư đại tràng có thể giảm một nửa so với những người thừa cân và không tập thể dục.
Tương tự, cũng có một số bằng chứng khác cho thấy tập thể dục có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, tuy nhiên, có nghiên cứu cho rằng tập thể dục không có tác dụng giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới trên 65 tuổi.
Nguy cơ ung thư tử cung giảm từ 20-30% bằng cách tập thể dục (Ảnh minh họa: Internet)
Tập thể dục thế nào để giảm nguy cơ ung thư?
Thực tế không hoàn toàn chỉ tập thể dục là bạn có thể giảm tất cả các nguy cơ mắc ung thư mà tập thể dục phải đồng nghĩa với việc bạn giảm cân nặng và duy trì trọng lượng phù hợp. Bởi vì việc thừa cân liên quan đến hệ thống hoóc-môn bị thay đổi.
Như ở nữ giới, hoóc-môn thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vú và nội mạc tử cung, liên quan đến ung thư vú, ung thư niêm mạc của tử cung. Còn ở nam giới, béo phì làm gia tăng khả năng mắc ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt. Định nghĩa béo phì được xác định là trọng lượng cơ thể vượt quá 25% tổng khối cân nặng so với chỉ số tương ứng chiều cao cơ thể (Chỉ số BMI).
Tập thể dục làm tăng chuyển hóa của cơ thể, đốt cháy năng lượng dư thừa, làm tan các mô mỡ xấu hay làm giảm insulin. Tập thể dục cũng làm ruột vận hành tốt hơn, ngăn chặn các tình trạng viêm ruột hay táo bón. Thậm chí, tập thể dục làm giảm các căng thẳng - yếu tố hàng đầu gây ra ung thư. Và khi giảm căng thẳng, bạn sẽ không cần tìm đến các yếu tố kích thích như rượu bia hay cafein, giúp cho cơ thể tăng cường miễn dịch, ngăn chặn các tổn thương hình thành tế bào ung thư và phát triển.
Do đó, tập thể dục là cách để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại căn bệnh đang ngày càng trở thành đại dịch trong xã hội ngày nay.
Theo SKĐS
Ăn thịt đỏ khiến bé gái dậy thì sớm hơn Bé gái thường xuyên ăn thịt đỏ có kinh nguyệt sớm hơn trẻ khác 5 tháng. Đi liền với đó là nguy cơ bị ung thư vú, bệnh tim, béo phì. Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên sự khởi đầu của chu kỳ phát dục ở trẻ em gái, các nhà nghiên cứu đã phát hiện...