Tự kiểm tra bệnh tuyến giáp nhờ 1 cốc nước, làm ngay kẻo nhỡ ung thư để lâu khó chữa
Bệnh lý tuyến giáp có tỷ lệ xảy ra ở nữ cao hơn nam giới. Những bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới bao gồm các giai đoạn trước, trong và sau khi thụ thai. Để đề phòng căn bệnh này bạn có thể tự kiểm tra tại nhà với 1 cốc nước.
Theo thống kê từ Globocan công bố hồi tháng 7/2019 cho thấy ung thư tuyến giáp là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả hai giới, khoảng 6,7 triệu ca mắc mới. Theo thống kê từ trang med.news.am, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới từ 3 đến 10 lần. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi 20 có tần suất mắc bệnh rất cao.
Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Để đề phòng căn bệnh ung thư tuyến giáp, bạn cũng có thể tự thử kiểm tra vùng cổ tại nhà hàng ngày để sớm phát hiện sự bất thường ở tuyến giáp.
Sự xuất hiện của các khối u ở cổ có thể được gây ra bởi bệnh tuyến giáp, và chúng cũng có thể được gây ra bởi một loạt các tình trạng khác, chẳng hạn như mở rộng hạch bạch huyết, ung thư hạch, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Nói chung, kiểm tra cổ không được coi là cách chính xác hoặc đáng tin cậy nhất để xác định bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên bất cứ sự bất thường nào ở cổ cũng nên được quan tâm để đề phòng những vấn đề sức khỏe khác.
Một báo cáo năm 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã kết luận rằng sờ nắn cổ (kiểm tra vùng cổ) có thể phát hiện các nốt tuyến giáp trong 11,6% trường hợp. Dưới đây là các bước để tự kiểm tra cổ với 1 cốc nước nhằm phát hiện những bất thường.
Bước 1. Đứng trước gương
Đứng trước gương để có thể nhìn thấy cổ của bạn. Hãy chắc chắn loại bỏ mọi thứ đang che chắn vùng cổ như khăn quàng, cà vạt, đồ trang sức hoặc áo cao cổ vì chúng có thể chặn tầm nhìn của bạn. Nếu bạn sử dụng gương cầm tay, hãy hướng nó tập trung vào phần thấp hơn và ở phía trước cổ.
Video đang HOT
Bước 2: Ngẩng cổ
Nhẹ nhàng ngẩng cổ lên để mở rộng phần cổ, hơi hướng cằm về phía trần nhà, để bạn có thể kéo dài tầm nhìn của cổ.
Bước 3. Nhấp một ngụm nước
Uống một ngụm nước và nuốt. Hành động này sẽ di chuyển vị trí của thanh quản của bạn về phía trước, điều này sẽ cho phép bạn hình dung rõ hơn về hình dạng của tuyến giáp, giúp bạn nhìn rõ được những bất thường.
Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình con bướm nằm ở phía dưới cổ, nằm ngay phía trên xương đòn của bạn và bên dưới thanh quản.
Bước 4. Quan sát cổ khi bạn nuốt
Khi nuốt xuống hãy nhìn thật kỹ xem có khối u hay vật lồi lên ở cổ hay không. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất hãy lặp lại hành động uống nước và quan sát nhiều lần cho thật chính xác.
Các nốt tuyến giáp là những vết sưng thường xuất hiện theo dạng tròn. Bạn có thể cảm thấy một khối u tuyến giáp khi dùng tay sờ vào hoặc thấy nó di chuyển với tuyến giáp của bạn khi bạn nuốt. Bướu cổ có thể được nhìn thấy ở một bên của tuyến giáp, và đôi khi ở cả hai bên.
Bước 5. Dùng tay kiểm tra
Nhẹ nhàng chạm vào khu vực xung quanh tuyến giáp của bạn để cố gắng sờ nắn (cảm nhận) bất kỳ sự tăng trưởng hay khối u cục nào lồi ra.
Bước 6. Đi khám nếu thấy bất thường
Nếu bạn tìm thấy cục u hoặc phần lồi ra, bạn chắc chắn nên đi kiểm tra. Bạn có thể gặp vấn đề về tuyến giáp như u tuyến giáp và cần phải được xem xét thêm thông qua siêu âm, xét nghiệm hormone trong máu hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
Lưu ý nếu thấy có u, hạch ở tuyến giáp không có nghĩa là bạn bị ung thư. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Radiology học thuật đã kết luận rằng chỉ có khoảng 8% các nốt tuyến giáp là ung thư.
Kiểm tra cổ có thể đặc biệt có giá trị nếu có sự tăng trưởng hay thay đổi kích thước bất thường ở tuyến giáp. Tuy nhiên cách này cũng có hạn chế vì có những u, hạch khó phát hiện bằng mắt hoặc bằng ngón tay của bạn.
Bởi vì nhiều loại ung thư cổ và tuyến giáp không có một khối u dễ dàng sờ thấy, điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên với bác sĩ của bạn và báo cáo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tuyến giáp, ngay cả khi tuyến giáp trông và cảm thấy bình thường.
Gia đình có nhiều người cùng mắc ung thư
PGS Trần Ngọc Lương - Giám đốc BV Nội tiết trung ương cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân S bị ung thư tuyến giáp, trong đó em gái của chị S cũng bị ung thư tuyến giáp.
Chị N.T.S (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên đại học.
Chị N.T.S (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên đại học. Nhưng chị không phải là trường hợp duy nhất trong gia đình mắc bệnh.
Trong 7 thành viên của gia đình, ngoại trừ bố mẹ thì cả 5 chị em gái của chị S. đều mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt trong đó có 2 người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Chị S. phát hiện bị basedow từ năm 2007. Chị S. là trường hợp đầu tiên phát hiện mắc basedow, theo khám và điều trị định kỳ tại Bệnh viện được hơn 12 năm nay.
Thời gian gần đây, trong quá trình kiểm tra định kỳ, chị tiếp tục được chẩn đoán có nhân tuyến giáp. Trước đó, em gái của chị S. cũng được chẩn đoán mắc basedow kèm bướu nhân tại Bệnh viện huyện trong một lần bị ốm.
Là người trực tiếp khám và điều trị cho chị S., nhận thấy sự bất thường này, PGS.TS Trần Ngọc Lương đã khuyên chị cùng với gia đình nên đi khám sàng lọc.
Sau khi kiểm tra, chị gái cả của chị S. cùng người em gái thứ 5 được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp còn người em gái thứ 4 mắc basedow.
Trước khi phát hiện mắc ung thư tuyến giáp,chị S. và em gái không cảm thấy khó chịu gì cả, mọi sinh hoạt ăn uống hàng ngày trong gia đình đều diễn ra bình thường.
Chỉ khi 2 em gái cùng mắc bệnh basedow và trong vòng 1 tháng, sau khi xuống Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám, cả 5 chị em chị S. đều được phát hiện và chẩn đoán mắc bệnh về tuyến giáp.
Buồn nhất là chị S. cùng em gái thứ 5 được chẩn đoán ung thư tuyến giáp khiến tất cả mọi người trong gia đình đều hoang mang, lo lắng.
PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, gia đình chị S. là trường hợp khá hiếm gặp khi mà cả 5 chị em cùng mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
Ngay sau khi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, 2 người trong gia đình chị S. đã được bác sĩ tiến hành phẫu thuật và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. 3 người còn lại mắc basedow cũng đã được chúng tôi tư vấn và điều trị.
Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của cả 5 người trong gia đình chị S. đều ổn định, sinh hoạt bình thường, không còn tâm lý hoang mang, lo lắng nữa. PGS. Trần Ngọc Lương chia sẻ.
PGS Lương khuyến cáo, nếu thấy xuất hiện khối u ở cổ thì cần đi khám chuyên khoa ngay, còn đối với những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng thì nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất từ đó có hướng tầm soát điều trị bệnh kịp thời.
Đối với ung thư tuyến giáp, chúng ta cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện.
Theo infonet
Những dấu hiệu ung thư nhưng dễ bị nhầm là "bệnh vặt": Cứ lờ đi không khác gì "tiếp tay" cho ung thư hủy hoại bạn Đôi khi các dấu hiệu của ung thư cực kỳ dễ nhầm lẫn, chỉ một chút chủ quan bạn cũng sẽ đẩy mình đến gần hơn với cửa tử. Làm sao để phát hiện ung thư sớm là điều bất cứ ai cũng quan tâm. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc đầu tiên mọi người cần làm đó là kiểm tra sức...