Từ khi ra riêng, tôi không còn ’sợ’ Tết
Vợ chồng tôi dự định, khi con lớn hơn và kinh tế ổn định, vào một cái Tết không xa, cả gia đình sẽ cùng nhau đi du lịch để đón năm mới ở một vùng đất khác…
Năm nay là năm thứ hai vợ chồng tôi đón Tết ở nhà riêng. Đối với tôi, Tết đã trở nên nhẹ nhàng đi rất nhiều so với cái thời còn sống chung với nhà chồng. Có lẽ rất lâu rồi, tôi mới có cảm giác thích thú, hào hứng chờ đón Tết như vậy.
Những năm về trước, cứ tầm này tôi đang tất bật dọn dẹp nhà cửa mua sắm Tết. Tôi rất sợ những ngày cuối năm, công việc như dồn ứ lại, chợ búa đường sá đều đông đúc. Mỗi ngày, tôi đang làm việc mà mẹ chồng gọi điện liên tục để nhắc mua thêm thứ này thứ kia nên chẳng tập trung nỗi.
Khi ở chung với nhà chồng, đến Tết tôi chỉ biết cắm đầu vào bếp nấu nướng. (Ảnh minh họa)
Tôi không nhớ mình phải đi chợ bao nhiêu lần mới sắm đủ đồ Tết cho cả nhà. Bởi nhà chồng tôi là nơi thờ cúng chính của cả họ, ba mẹ chồng lại giữ nếp sống cũ. Tiệc tất niên cuối năm bao giờ cũng gần 10 mâm cỗ để mời bà con. Vẫn cúng cơm cho ông bà ba bữa một ngày, khách đến chơi đều mời ở lại ăn cơm.
Cả mấy ngày Tết, con cháu tập trung về đông nhưng chỉ biết ngồi ăn chứ chẳng ai phụ giúp dọn dẹp vì sợ bẩn quần áo đẹp. Tất cả dồn lên vai tôi, tôi chỉ biết cắm đầu vào bếp nấu ăn rồi quay sang rửa bát.
Ba chồng lại gia trưởng, chồng tôi muốn giúp vợ cũng không dám vì ông quát ngay. Việc dọn nhà, lau cửa, chùi sân dọn vườn, ông cũng mặc nhiên đó là việc của đàn bà con gái.
Video đang HOT
Còn đàn ông chỉ việc áo quần chỉnh tề đi dự tất niên từ nhà này đến nhà khác. Nhà chồng vốn rộng, đồ đạc nhiều nhưng ít lau dọn, cứ dồn vào cuối năm làm một lần nên rất mệt.
Cứ đến Tết, tôi chẳng nghĩ gì đến việc mua sắm áo quần mới vì biết cũng không đi đâu. Thay vào đó là mua cam dự trữ, thuốc cảm dự phòng để có thể chống chọi qua Tết mà không bị ốm.
Suốt 11 năm làm dâu ở nhà chồng, Tết không có gì ngoài sự vất vả, mệt mỏi. Còn chuyện tiền bạc thì tốn kém vô cùng, nhận cả hai tháng lương lẫn tiền thưởng của hai vợ chồng mà ra Tết cũng chẳng còn bao nhiêu.
Đến khi em trai chồng cưới vợ, chúng tôi mới được phép ra ở riêng. Năm đầu tiên được đón Tết ở ngôi nhà của mình tôi hạnh phúc vô cùng. Mọi thứ đều do tôi tính toán sắp đặt.
Vợ chồng thống nhất biếu hai bên nội ngoại ít tiền còn lại để lo Tết cho nhà mình. Vì nhà chỉ có bốn người nên tôi mua sắm khá đơn giản, không dự trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh.
Việc dọn dẹp nhà cửa cũng không còn là gánh nặng do cuối tuần nào, chúng tôi cũng lau dọn thường xuyên. Cỗ tất niên không bày biện nhiều, chỉ nấu vừa đủ nên rất gọn gàng, không mất thời gian.
Đến đêm giao thừa, chuẩn bị xong mâm cúng, cả gia đình đi xem pháo hoa đón năm mới xong mới về thắp hương. Cả mười mấy năm, tôi mới lại được ra đường vào đêm giao thừa, cảm giác rất mới lạ và phấn chấn.
Khi ở riêng, tôi chủ động kế hoạch đón Tết nên rất thảnh thơi. (Ảnh minh họa)
Ra riêng rồi nên chồng phụ giúp vợ được nhiều thứ. Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp, nấu ăn, sửa soạn đồ Tết nên mọi thứ nhẹ nhàng, đầm ấm hơn rất nhiều. Về chi tiêu, tôi cố gắng tính toán hợp lý nhất để không “vung tay quá trán” lại còn tiết kiệm được một phần tiền thưởng.
Thực sự, Tết năm nay tôi mới được tận hưởng trọn vẹn không khí xuân và không còn hoang mang khi nhắc đến Tết nữa. Tôi đã chuẩn bị mua sắm từ đầu tháng Chạp nên gần cuối năm không phải tất bật. Thay vì lo chợ búa, tôi có thời gian đi xem hoa và trang trí nhà cửa.
Vợ chồng tôi dự định, khi con lớn hơn và kinh tế ổn định, vào một cái Tết không xa, cả gia đình sẽ cùng nhau đi du lịch để đón năm mới ở một vùng đất khác. Điều chúng tôi muốn là sự trải nghiệm mới mẻ để cuộc sống thêm nhiều thú vị. Đến bây giờ tôi có thể khẳng định, mình không còn sợ Tết nữa.
Hồng Tâm
Theo phunuonline.com.vn
Vợ chồng mất Tết vì mua quà biếu sếp
Kinh tế có hạn nhưng năm nào vợ chồng Hà cũng phải dành ra một khoản để mua quà Tết biếu sếp. Tưởng là đơn giản nhưng năm nay chỉ vì vấn đề này mà vợ chồng Hà cãi nhau nảy lửa, vợ chồng hậm hực "đuổi chó, đánh mèo".
Từ lúc yêu đến kết hôn, Hà không tiếc Tuấn một cái gì. Ngày còn yêu nhau, dịp nào đến nhà Tuấn, Hà cũng quà cáp chu đáo cho bố mẹ chồng và anh em nhà chồng tương lai. Khi thì giỏ hoa quả, lúc là lọ thực phẩm chức năng, lúc khác lại là mảnh vải lụa, cái khăn đẹp... Lấy nhau về, Hà tằn tiện mọi chi tiêu, không dám sắm sửa quần áo, váy vóc hàng hiệu như thời con gái để chăm lo, vun vén cho gia đình.
Hai vợ chồng Hà đều là cán bộ nhà nước, thu nhập cả hai vợ chồng được 20 triệu/tháng. Từng đó tiền để chi tiêu ở thủ đô, chưa kể đóng tiền học cho con, thi thoảng biếu nội ngoại hai bên khiến Hà phải dè xẻn. Điều này không phải Tuấn không biết, thế nhưng lúc nào anh cũng thích xài sang khiến không ít lần vợ chồng cãi nhau vì chuyện tiền bạc lúc túng thiếu.
Cuối tuần vừa rồi, trong khi cơ quan chưa có tiền thưởng Tết, Tuấn đã bàn bạc với Hà về chuyện mua quà biếu sếp. "Em này, anh đang tính xem mua cái gì vừa sang vừa độc đáo để sếp ấn tượng. Năm tới cơ quan có thể thay đổi nhiều về nhân sự, anh muốn sếp lưu ý đến mình, tạo thuận lợi cho công việc. Các cụ nói không sai đâu "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, biếu sớm thì mới có giá trị chứ" - Tuấn mở lời.
Hà nghe vậy, biết tính cầu toàn của chồng, cô đưa ra ý kiến: "Mua gì thì cũng phải xét tới các khả năng của mình và giá trị sử dụng anh ạ. Em thấy nhiều người mua quà to nhưng các sếp chẳng thích bằng những món quà quê, vừa sạch vừa hữu dụng".
Vợ vừa dứt lời, Tuấn đã sồn sồn mắng Hà: "Em đúng là ki bo, không biết nghĩ cho chồng. Năm hết Tết đến, vợ người ta thì lo quà cáp biếu xén cho sếp để mong chồng được cất nhắc còn vợ mình thì chỉ nghĩ được quanh quẩn giữ tiền. Càng nghĩ càng thấy sao em hèn thế", nói rồi Tuấn đi ra khỏi nhà.
Hà im lặng, hai hàng nước mắt cô rơi lã chã. Tối đó, Tuấn không về nhà. Đêm Hà mất ngủ, càng nghĩ cô càng buồn, chẳng nhẽ chỉ vì mỗi chuyện biếu sếp quà gì mà vợ chồng cô mất hết cả Tết!
Ngân Khánh
Theo dantri.com.vn
Chán ngán với bà mẹ chồng muốn con dâu MUA CẢ CHỢ QUÊ về cho con gái nhưng lại... QUÊN GỬI TIỀN Mỗi tháng bà đưa cho em thêm 2 triệu tiền ăn của 2 ông bà. Bà biết là không đủ nhưng thẳng tưng tuyên bố: "Bố mẹ hỗ trợ 2 triệu mỗi tháng, còn vợ chồng anh chị lo, coi như đó là báo đáp công ơn bố mẹ nuôi ăn nuôi học". Phận làm dâu như em cũng chỉ biết vâng chứ...