Tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư
Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Tự khám vú tại nhà giúp phát hiện sớm ung thư vú
Ung thư vú là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào trong mô vú. Các tế bào ung thư này có thể phân chia và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u hoặc lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
Đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ cao trong các ca tử vong do ung thư. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và nâng cao tỷ lệ sống sót. Trong đó, tìm hiểu cách tự khám vú tại nhà là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà mỗi phụ nữ nên thực hiện thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Chia sẻ tại chương trình tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành” do Gia đình Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức, Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Phượng – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, phụ nữ hoàn toàn có thể tự kiểm tra vú hàng ngày để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú tại nhà.
Các chuyên gia y tế chia sẻ tại tòa đàm “Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành”
“Việc phụ nữ tự khám vú tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư. Khi phát hiện những bất thường trên cơ thể như xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách; dịch từ núm vú, đặc biệt dịch có máu; vết lõm da vú hoặc dày da vú; đau nhức vùng vú hoặc núm vú; biểu hiện tụt núm vú…, phụ nữ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu có vấn đề”, bác sĩ Phượng chia sẻ.
Việc phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm giúp tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, đồng thời, người bệnh có thể sống thêm trên 5 năm hoặc dài hơn.
Video đang HOT
Tự khám vú tại nhà cần nhưng chưa đủ
Việc phụ nữ duy trì thói quen thường xuyên tự kiểm tra vú tại nhà để phát hiện sớm những vấn đề bất thường ở bầu ngực, dưới cánh tay là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Phượng, tự khám vú tại nhà chỉ là bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư vú. Ngay cả khi không phát hiện bất thường như khối u hay đau nhức ở vùng ngực, phụ nữ cũng không nên chủ quan, tự kết luận cơ thể mình khỏe mạnh, không có vấn đề tiềm ẩn. Trên thực tế, có những khối u nhỏ nằm sâu khó phát hiện bằng phương pháp tự khám thông thường nên chị em phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ tại bệnh viện.
“Có nhiều trường hợp khi tự kiểm tra vú tại nhà không sờ thấy khối u nhưng khi đến bệnh viện chụp X-quang mới phát hiện ra khối nghi ngờ và sinh thiết ra ung thư vú. Đây thường là những trường hợp phát hiện ở giai đoạn sớm như giai đoạn 0, giai đoạn 1, khối u kích thước dưới 2cm, mô vú đặc, lớn nên khó phát hiện hơn”, bác sĩ Phượng cho biết.
Việc tự khám vú mặc dù không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú (Ảnh: BVCC)
Thậm chí, trong một số trường hợp, việc chụp X-quang thông thường cũng chưa thể phát hiện chính xác sự xuất hiện của khối u. Chia sẻ thêm về vấn đề này, Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh – Khoa chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội nhận định: “Hiện nay, trong cộng đồng, tỷ lệ phụ nữ có mô vú đặc thuộc Tuyp D lên tới 30%. Những trường hợp này khi sử dụng phương pháp chụp X-quang hay siêu âm 2D thông thường sẽ gặp hạn chế trong việc phát hiện những tổn thương ở tuyến vú hoặc các vi vôi hóa.
Khi đó, các bác sĩ phải thực hiện siêu âm 3D hoặc chụp cộng hưởng từ mới có thể phát hiện sớm những biến đổi về cấu trúc và các nhân tuyến vú ở những người có mô vú đặc”.
Do đó, việc tự khám vú chỉ nên là bước đầu có tính tham khảo để phát hiện những bất thường ở tuyến vú nhưng không thể xác định chính xác nguy cơ ung thư vú. Vì vậy, phụ nữ vẫn cần đi tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng – 1 năm tại các cơ sở y tế.
Vì sao 3 chị em cùng bị ung thư dù thế hệ trước không mắc bệnh này?
Thế hệ cha, mẹ, ông bà... không ai bị ung thư, nhưng 3 chị em chị M. lần lượt bị ung thư vú, một người phát hiện giai đoạn cuối đã mất. 4 chị em gái, 3 người bị ung thư
"Nhà có 4 chị em gái thì 3 người bị ung thư vú, em tôi đã mất vì bệnh này. Trong khi cha mẹ, cô dì chú bác không ai bị ung thư", chị H.T.T.M. (43 tuổi, ở Kiên Giang) thảng thốt khi cầm trên tay chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2A, đột biến gien BRCA2, thể tam âm (bộ 3 âm tính) tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đã trấn an chị M., tư vấn phẫu thuật cắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa, đoạn nhũ phòng ngừa và tái tạo cả 2 bên vú bằng túi ngực.
Bác sĩ Bá Tấn và ê kíp phẫu thuật cho người bệnh, cắt hạch gác cửa và mô sau núm vú sinh thiết, cho kết quả âm tính chỉ sau 20 phút. Các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật, vừa cắt tuyến vú điều trị ung thư vừa tái tạo đảm bảo thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng.
Thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Bá Tấn (bên trái) phẫu thuật cho người bệnh.Ảnh BVCC
Tỷ lệ tái phát cao
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, ung thư vú thể bộ 3 âm tính là loại ung thư phát triển nhanh và tiên lượng xấu. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau thời gian điều trị tiêu chuẩn với ung thư vú giai đoạn đầu lên đến 72% trong vòng 5 năm; ở giai đoạn di căn, thời gian sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ chiếm 12%. Do đó, để hạn chế tái phát, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, kiểm tra đúng định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần đến khám sớm để phát hiện.
Sau phẫu thuật, chị M. tiếp tục hóa trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM với 4 liều tấn công và 12 liều duy trì để ngăn chặn ung thư tái phát. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe chị M. ổn định, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần.
Ung thư vú do đột biến gien
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 5-10% trong số các trường hợp ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến của ung thư vú di truyền là đột biến gien BRCA1 hoặc BRCA2. Như trường hợp của chị M. là đột biến gen BRCA2.
Bác sĩ Bá Tấn khám cho người bệnh. Ảnh BVCC
Bác sĩ Bá Tấn giải thích, gien BRCA có nhiệm vụ tạo ra các protein sửa chữa ADN bị hư hỏng. Khi các gien này đột biến, các ADN bị hư hỏng không được sửa chữa, có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt...
Lý giải nguyên nhân thế hệ cha, mẹ, cô, dì, chú, bác không ai bị ung thư nhưng 3 chị em chị M. đều bị ung thư vú, bác sĩ Tấn cho biết, đột biến gien BRCA làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt... Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gien BRCA cũng mắc các loại ung thư này. Có thể người trong gia đình bệnh nhân có đột biến gien nhưng thuộc nhóm phần trăm không mắc ung thư vú hoặc các tế bào ung thư chưa bộc phát. Cũng có thể, người trong gia đình không bị đột biến gien, nhưng các chị em lại bị đột biến gien BRCA.
Bác sĩ Bá Tấn cho biết, người bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị khỏi và giữ lại ngực.
Bác sĩ Bá Tấn khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi nên khám tầm soát ung thư vú hằng năm. Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú cao (tiền sử gia đình, đột biến gen BRCA...) nên khám ở tuổi sớm hơn (trước 40 tuổi). Trong gia đình có mẹ bị ung thư vú, con gái nên đi tầm soát ung thư sớm trước 10 tuổi so với độ tuổi mẹ phát hiện ung thư.
Nước lá vối có tác dụng điều trị ung thư? Thời gian qua, nhiều người truyền nhau rằng nước lá vối giàu dược tính, có công hiệu chữa trị lắm thứ bệnh, đặc biệt bệnh ung thư. Vậy thực hư thế nào? Từ lâu đời dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu, hay hãm lấy nước uống thường...