Tự học nhiếp ảnh với máy DSLR “ảo”
Nếu bạn chưa có đủ kinh phí để đầu tư cho chiếc DSLR mơ ước, Canon cũng sẽ trợ giúp cho bạn với ứng dụng web Outside of Auto.
Không có cách nào để học nhiếp ảnh tốt hơn là “cầm máy lên và đi chụp”, song với ứng dụng giả lập máy ảnh Outside of Auto của Canon, bạn cũng có thể học được các nguyên tắc căn bản về nhiếp ảnh. Những người mới tập chơi đã sở hữu riêng cho mình một chiếc DSLR chất lượng cao có lẽ cũng sẽ ưa thích ứng dụng giả lập này. Bởi nhờ có Canon bạn có thể học nhiếp ảnh một cách trực quan ngay trên máy vi tính.
Kỹ năng tùy chỉnh mà bạn học được từ ứng dụng nền web này có thể áp dụng cho bất kì model máy ảnh nào khác, không chỉ riêng cho các model Canon. Một khi đã hiểu được các nguyên tắc nhiếp ảnh quan trọng nhất, bạn có thể vững chân bước vào môn nghệ thuật này. Hãy cùng xem tùy chỉnh tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO có thể giúp tạo ra những bức ảnh nghệ thuật tới mức nào.
Learn – Học
Ứng dụng giả lập máy ảnh của Canon cho phép bạn hiểu các khái niệm và nguyên tắc căn bản về cửa trập, khẩu độ, ISO và phơi sáng. Trong mục đầu tiên: “Learn” (Học), bạn sẽ được giải thích về các yếu tố này, đi kèm với các bức ảnh giải thích rất rõ ràng.
Điều này là rất có ích, bởi khi mới cầm máy trên tay, bạn có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để nhớ được xem tốc độ cửa trập cao sẽ tạo ra hiệu ứng gì. Học trước vài kiến thức cơ bản sẽ giúp tiết kiệm được thời gian khi sử dụng máy: thay vì vừa phải tra cứu kiến thức vừa chụp, bạn có thể thoải mái thử nghiệm tay nghề của mình.
Video đang HOT
Mục Photography 101 là một bài hướng dẫn rất trực quan, cho biết các bước căn bản để chụp một bức ảnh. Bài hướng dẫn này có thể hơi đơn giản với những người đã chụp quen tay, song với những người mới học, Photography 101 sẽ giúp người dùng hiểu được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa các yếu tố của các bức ảnh. Nếu gặp một từ “lạ” nào đó, bạn có thể nhấn vào liên kết tới mục “Glossary” (Thuật ngữ nhiếp ảnh) ở phía bên trái để ôn lại các khái niệm căn bản của nhiếp ảnh.
Mục Tips and Tricks bao gồm nhiều lời khuyên ngắn, hữu ích mà bạn nên “nằm lòng”. Ví dụ:
Khi chụp ảnh, cần phải nhớ: ISO ảnh hưởng tới nhiễu, Khẩu độ ảnh hưởng tới DOF (độ sâu trường ảnh), Cửa trập ảnh hưởng tới khả năng thu chuyển động.
Play – Chụp thử
Đây chính là phần chính của ứng dụng giả lập nhiếp ảnh. Hãy sử dụng tất cả các nguyên tắc bạn đã học trong phần đầu và áp dụng chúng mà không cần mang máy ảnh đi ra ngoài chụp. Ứng dụng này có 3 chế độ chính: Shutter Priority (Ưu tiên Cửa trập), Aperture Priority (Ưu tiên Khẩu độ) và Manual (Chỉnh tay).
Ứng dụng giả lập của Canon sẽ cho phép bạn thay đổi Khẩu độ, Tốc độ cửa trập và ISO. Hãy kiểm tra thanh đo sáng (Exposure Meter) trước khi bạn “chụp” lại chiếc máy bay. Bạn có thể thử tất cả các tùy chọn và tìm hiểu về lợi ích của từng tùy chỉnh một. Ở phía bên phải là hướng dẫn cho biết tác dụng của từng thanh chỉnh (Khẩu độ, Tốc độ cửa trập và ISO) đối với DOF, chuyển động và nhiễu. Bạn cũng có thể chọn mục Examples ở bên trái màn hình để xem các bức ảnh mẫu.
Ứng dụng giả lập này sẽ đưa ra các phản hồi về bức ảnh của bạn ngay lập tức. Bạn có thể điều chỉnh ảnh chụp của mình dựa trên các lời khuyên này.
Challenge – Thử thách
Đây chính là bài kiểm tra dành cho bạn. Bạn có thể áp dụng các kiến thức đã học vào một bài kiểm tra được bấm giờ. Bạn phải hoàn thành các mục tiêu như “đạt độ phơi sáng tốt” trong một khoảng thời gian được qui định sẵn. Bạn có thể xem ảnh mẫu, nhờ tới các câu gợi ý, song hãy nhớ rằng thời gian rất có hạn. Thử thách này rõ ràng chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin vào khả năng nhiếp ảnh của mình. Ngoài ra, những lời gợi ý được đưa ra cũng là rất hữu ích.
Học, học nữa, học mãi
Ứng dụng giả lập của Canon là một công cụ để học đặc biệt hữu ích với những người mới bước chân vào môn nhiếp ảnh, hoặc những người chưa có điều kiện mua DSLR thật. Ngay cả khi bạn đã quá quen với nhiếp ảnh, hãy cứ thử ứng dụng này để kiểm tra lại rằng mình nắm rất vững các nguyên tắc căn bản hay chưa.
Ngoài Outside of Auto, bạn cũng có thể thử các ứng dụng giả lập khác như Lens Simulator (của Nikon) và SLR Camera Simulator cho iPad và iPhone.
Theo Make Use Of
Pentax thêm DSLR tầm trung K-50 và bản giá rẻ K-500
K-50 và K-500 cùng có cảm biến 16 megapixel, hỗ trợ ISO tối đa tới 51.200 và kính ngắm độ phủ 100% nhưng vỏ chống thời tiết khắc nghiệt chỉ có ở K-50.
Pentax K-50.
K-50 là phiên bản nâng cấp của K-30 nhưng không có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý về kiểu dáng cũng như cấu hình bên trong. Một số nâng cấp dễ nhận thấy như độ nhạy sáng ISO tối đa lên tới 51.200, hai bánh xe điều chỉnh thông số và kính ngắm quang học với độ phủ 100%, tính năng khá hiếm trên các mẫu DSLR dòng entry-level. Cảm biến CMOS APS-C của máy vẫn giữ ở độ phân giải 16 megapixel kích thước 23.7 x 15.7 mm và chip xử lý ảnh Prime M đi kèm.
Trong khi đó, K-500 có thể coi là phiên bản giá rẻ của K-50 với việc lược bớt khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, máy vẫn có kính ngắm quang học với độ phủ tới 100% khung hình, điều mà người dùng dòng máy DSLR giá thấp của Canon hay Nikon luôn thèm muốn.
Pentax K-500.
Cùng với K-50 và K-500, Pentax cũng giới thiệu hai ống kính mới là phiên bản DA-L của 18-55mm F3.5-5.6 WR và 55-200mm F4-5.6 WR.
K-50 và K-500 có giá đề xuất là 779 và 599 USD tương ứng. Bộ sản phẩm đi kèm ống kính kit 18-55 mm f/3.5-5.6.
Theo VNE
Ảnh và thông số DSLR tầm trung Pentax K-50 xuất hiện K-50 sở hữu cảm biến APS-C CMOS 16,2 "chấm", ISO hỗ trợ tối đa lên tới 51.200 và hệ thống chống rung tích hợp trong thân máy. Pentax K-50 có lớp vỏ hợp kim chống thời tiết khắc nghiệt. Thiết bị chưa ra mắt của Pentax bất ngờ xuất hiện trên trang bán hàng trực tuyến của Pháp là digit-photo. Máy được rao...