Tử hình “quan tham” không giải quyết được gì?
Theo nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ, nên bãi bỏ án tử hình đối với những tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Trong các hội thảo, hội nghị góp ý dự án BLHS (sửa đổi), hầu hết ý kiến đều đồng tình là không bỏ án tử hình với các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ nhằm răn đe và trừng trị nạn tham nhũng.
Tuy nhiên, nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ, thành viên Hội đồng Thẩm định các dự án luật của Chính phủ, lại có quan điểm khác hẳn. Ông Trần Văn Độ nói tội tham ô, nhận hối lộ là các tội tham nhũng mang tính kinh tế. Hiện hầu hết các nước đã bỏ án tử hình đối với những tội danh này. Ở Trung Quốc cũng có tuyên án tử hình với hành vi tham nhũng nhưng là tử hình treo, tức hoãn thi hành, sau hai năm chuyển sang tù chung thân. Chỉ có Việt Nam là còn áp dụng án tử hình đối với tội tham ô, nhận hối lộ và hiện nay vẫn đang muốn giữ lại án tử hình trong dự thảo BLHS (sửa đổi).
Quan trọng là thu hồi tài sản tham nhũng
PV: Vậy theo ông nên bỏ hay giữ án tử hình trong các tội này? Vì sao, thưa ông?
Ông Trần Văn Độ: Quan điểm của tôi là nên bãi bỏ án tử hình đối với những tội danh này. Chỉ áp dụng án tử hình với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội cướp tài sản, tội sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy nhằm giữ tính chất răn đe.
Đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng nói riêng cần phải nghiêm minh, tức đã phạm tội thì phải xử phạt; chứ người phạm tội nhiều nhưng chỉ phát hiện, xử lý một số ít thì dù hình phạt nghiêm khắc như thế nào, kể cả tử hình cũng sẽ có tác dụng phòng ngừa không cao. 100 người tham nhũng thì phải xử lý, phạt tù cả 100, đồng thời có biện pháp thu hồi lại tài sản tham nhũng thì sẽ hiệu quả hơn, nhân đạo hơn là chỉ phát hiện một ít người rồi phạt tử hình, còn tài sản tham nhũng thì không thu hồi được.
Chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay là nghiêm minh chứ không phải là nghiêm khắc. Nghiêm minh ở đây nằm ở chỗ đã phạm tội thì phải bị xử lý. Đó mới là điều quan trọng. Thực tế, nếu có tăng hình phạt lên đến mức cao nhất là tử hình cũng không giải quyết được vấn đề gì. Chẳng hạn, trong vụ Vũ Xuân Trường mua bán trái phép chất ma túy trước đây có xử tử hình 5-6 người vì buôn bán 15 bánh heroin. Chúng ta cứ tưởng rằng sau khi áp dụng tử hình như vậy thì sẽ chẳng còn ai buôn bán ma túy nữa. Nhưng thực tế lại khác. Có những băng nhóm buôn bán ma túy lên cả trăm bánh heroin. Có vụ buôn bán ma túy tử hình 30 người; có tỉnh có năm tử hình đến 60-70 người… nhưng có giải quyết được vấn đề buôn ma túy đâu.
Vấn đề quan trọng nhất đối với án tham nhũng là thu hồi tài sản. Ở Nga thậm chí còn áp dụng nguyên tắc nếu người vi phạm khắc phục hậu quả trước khi vụ án được khởi tố thì có thể không bị khởi tố. Nếu sau khi khởi tố mà hoàn trả tài sản tham nhũng thì được giảm nhẹ đặc biệt…
Diệt tham nhũng hữu hiệu nhất là phòng ngừa
Video đang HOT
Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Trần Văn Độ cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với án tham nhũng là thu hồi tài sản. Trong ảnh: Phiên xử vụ án tham ô tại Công ty cho thuê tài chính 2. Ảnh: HTD
PV: Nhưng nếu ta bỏ án tử hình đối với các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ thì tình hình tham nhũng có thể sẽ nghiêm trọng hơn, thưa ông?
Ông Trần Văn Độ: Quan điểm của tôi vẫn là tử hình không giải quyết được vấn đề gì cả ngoài việc giải tỏa bức xúc của xã hội, trong khi những vấn đề nền tảng khác để giải quyết tham nhũng lại không được chú trọng. Phải có các chính sách kinh tế-xã hội tạo công ăn việc làm, giáo dục con người, nhà trường phải dạy đạo đức, lối sống… Đó mới là những vấn đề chính yếu để thiết lập một xã hội lành mạnh, không có tham nhũng. Còn việc xử lý đối với tham nhũng chắc chắn là phải có nhưng không nên coi tử hình đối với tham nhũng là phương cách chống tham nhũng duy nhất. Đã có một thời cứ tội giết người là bị xử sơ chung thẩm để tử hình nhằm răn đe. Nhưng điều đó không có tác dụng, không tạo cho người lỗi lầm quay lại với cuộc sống, quay lại với con người lương thiện vốn có của mình.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ nên phải mạnh tay với tham nhũng, phải diệt tham nhũng như diệt giặc nội xâm, thưa ông?
Ông Trần Văn Độ: Diệt như thế nào đây? Cách diệt hữu hiệu nhất vẫn là không để cho tham nhũng xảy ra, tức là phải phòng ngừa. Phòng ngừa bằng kinh tế-xã hội, bằng văn hóa giáo dục, bằng tuyên truyền, bằng pháp luật. Pháp luật phải là biện pháp phòng ngừa cuối cùng. Chúng ta phải xem xét gốc của vấn đề tham nhũng nằm ở đâu. Phải chăng ở quan hệ kinh tế? Chính sách giáo dục, đào tạo? Chính sách an sinh xã hội? Từ xưa tới nay chúng ta cứ quan niệm xử lý thật nặng là sẽ giải quyết được vấn đề tội phạm. Đối với Việt Nam hiện nay, về vấn đề tham nhũng phải xử lý thật nghiêm minh. Bao nhiêu người tham nhũng, bao nhiêu vụ tham nhũng đều phải xử lý theo pháp luật. Thế nhưng thực tế không có nhiều vụ tham nhũng bị đưa ra xét xử, thậm chí có những trường hợp tham nhũng lớn nhưng chỉ phải chịu… cảnh cáo.
Chính Nghị quyết 49 cũng yêu cầu hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, chú trọng phạt tiền; đối với án tham nhũng cần chú trọng thu hồi tài sản. Tất nhiên, các biện pháp trừng trị tham nhũng vẫn cần phải có nhưng đồng thời với các biện pháp đó, cần tiến hành song song việc thu hồi tài sản và mở đường, tạo điều kiện để người phạm tội hối cải, trở về thành người tốt.
PV: Xin cám ơn ông.
Trả nửa tài sản tham nhũng, nên tha tội chết
Về quy định người bị kết án tử hình nếu nộp ít nhất 1/2 số tài sản do phạm tội mà có thì được giảm án xuống còn tù chung thân (trừ một số tội) trong dự thảo BLHS (sửa đổi), ông Độ đồng tình và phân tích: Nhiệm vụ của BLHS không chỉ là xử phạt mà còn phục hồi quan hệ xã hội bị xâm hại, làm giảm hậu quả tội phạm gây ra. Cần phải coi đây là một trong những phương cách thu hồi tài sản tham nhũng chứ không nên nâng quan điểm cho rằng đây là hành vi nộp tiền chuộc mạng.
“Thông thường, tòa chỉ tuyên phạt tử hình người tham nhũng hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng. Người bị kết án có thể nghĩ “đã tử hình thì thôi, chẳng cần nộp đồng nào nữa” cho xong. Nếu thu hồi được 1/2 hoặc 2/3 số tài sản tham nhũng về cho nhân dân, cho Nhà nước và để cho người ta xuống tù chung thân thì rõ ràng điều đó có lợi hơn là tử hình người tham nhũng mà chẳng thu hồi được gì, đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta” – ông Độ nói.
Theo ông Độ, mỗi năm tham nhũng làm mất đi bao nhiêu ngàn tỉ đồng. Nếu thu hồi được một phần lớn số tài sản đã bị tham nhũng ấy thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về xã hội, về y tế, về giáo dục, tạo được rất nhiều công ăn việc làm cho người dân để giảm bớt nguy cơ nảy sinh tội phạm cho xã hội. Vì xét cho đến cùng, nguyên nhân của tội phạm đều xuất phát từ các vấn đề kinh tế-xã hội nhiều hơn là từ từng cá nhân con người.
“Chúng ta chỉ nên tử hình những người không còn có thể cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Hình phạt tử hình ta đang áp dụng nhiều khi chỉ để thỏa mãn sự bực tức, sự bức xúc của dư luận, không thể hiện được tính nhân đạo của xã hội. Khi một người bị tử hình thì hậu quả xã hội do tử hình mang lại cho cá nhân, gia đình, dòng tộc… là rất lớn. Do đó chỉ cần người tham nhũng hoàn trả một nửa số tài sản tham nhũng thì có thể giảm án từ tử hình xuống tù chung thân được rồi” – ông Độ nhấn mạnh.
Không bỏ tử hình nhưng giảm án nếu khắc phục hậu quả
Tham nhũng làm tiêu hao, thất thoát tài sản của Nhà nước, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào chế độ. Vì thế tham nhũng là kẻ thù lớn của đất nước, của nhân dân, làm sao mà bỏ án tử hình với tội danh này được? Chỉ có thể bỏ được án tử hình đối với tội danh tham nhũng khi Việt Nam bỏ hẳn án tử hình đối với mọi tội danh khác.
Bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng thì không nên nhưng nếu người phạm tội đã khắc phục được đầy đủ hậu quả thì có thể xem xét để giảm án từ tử hình xuống tù chung thân. Như thế thì người bị kết tội tham nhũng vẫn bị xử lý nghiêm mà lại thu hồi được tài sản cho Nhà nước. Nếu tử hình người tham nhũng mà không thu hồi được tài sản thì tử hình chỉ đạt được mục đích trừng trị tội phạm mà thôi.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội./.
Theo Chân Luận
Theo_VOV
Án oan ở Bắc Giang: Cán bộ về hưu vẫn phải xem xét trách nhiệm!
Những cán bộ tham gia tố tụng, xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn hay một người bị oan sai nào khác, dù đã về hưu thì vẫn phải xem xét trách nhiệm" - Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn
Bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 26/5, ĐBQH Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao đã trao đổi với phóng viên xoay quanh một số vụ án oan của bà Đỗ Thị Hằng, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn cùng xảy ra ở tỉnh Bắc Giang, được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Bà Đỗ Thị Hằng (60 tuôi, ngụ ơ phường Mỹ Độ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) nguyên la giao viên câp 3 bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù vê tôi mua bán phụ nữ va lưa đao chiêm đoat tai san. Sau khi chấp hành xong án phạt hơn 5 năm tù giam, bà Hằng làm đơn kêu oan và đã được Viện KSND Tối cao ra kháng nghị hủy án, điều tra lại từ đầu.
ĐBQH Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND Tối cao (Ảnh ND)
Đặc biệt đáng quan tâm trong đơn kêu oan, bà Hằng phản ánh, gia đình đã bị tan nát sau bản án này: chồng tự tử, con gái bị lừa bán sang Trung Quốc, con trai sa vào nghiện ngập, ngồi tù.
Còn đối với ông Hàn Đức Long, sau khi bị tố cáo hành vi hiếp dâm CQĐT lập tức bắt giam ông Long để điều tra. Trong quá trình hỏi cung, ông Long thú nhận hành vi hiếp dâm và giết người. TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên Hàn Đức Long án tử hình, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình.
Bà Đỗ Thị Hằng đã bị xử phạt 5 năm 6 tháng tù oan. (Ảnh TS)
Tuy nhiên sau đó Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Đến năm 2011, TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai và vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình đối với Hàn Đức Long.
Một vụ án oan đình đám khác cũng được dư luận rất quan tâm trong thời gian dài là án oan 10 năm tù giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trao đổi với phóng viên về vụ án của bà Đỗ Thị Hằng, ông Nguyễn Sơn cho biết đến giờ chưa nhận được văn bản chính thức của VKSND Tối cao. Tuy nhiên theo nguyên tắc thì Tòa hình sự TAND Tối cao sẽ phải xét xử lại vụ án này theo đề nghị của VKSND Tối cao.
"Việc quyết định thế nào sẽ do hội đồng xét xử. Nếu có sai phạm, cố tình ra bản án trái pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Luật hình sự. Trách nhiệm bồi thường thì được thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước" - ông Sơn nói.
Ông Nguyễn Sơn cũng cho biết, TAND Tối cao vừa có văn bản gửi các cơ quan tố tụng, kháng nghị bản án của Hàn Đức Long (Bắc Giang) theo hướng hủy án điều tra lại. Sau khi TAND Tối cao kháng nghị thì VKSND Tối cao còn phải xem xét lại hồ sơ vụ án này.
Đối với vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Sơn cho biết sau khi ông Chấn chính thức được đình chỉ điều tra, TAND Tối cao đã yêu cầu Tòa phúc thẩm TAND Tối cao chuẩn bị sẵn sàng, nếu có yêu cầu bồi thường thì phải bồi thường theo quy định.
Đề cập đến trách nhiệm của của cá nhân dẫn đến án oan, ĐBQH Nguyễn Sơn nói: "Những cán bộ tham gia tố tụng, xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn hay một người bị oan sai nào khác, dù đã về hưu thì vẫn phải xem xét trách nhiệm".
"Nếu phải bồi thường thì phải áp dụng đúng theo uy định của nhà nước về trách nhiệm bồi thường. Làm án này nhiều khi khó mà xác định được có cố tình hay không. Nếu cố tình thì chắc chắn bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật"- ông Sơn cho hay.
Đề cập đến việc xem xét năng lực của TAND tỉnh Bắc Giang khi để xảy ra nhiều vụ án oan, nghi oan, ông Nguyễn Sơn cho biết: "Khi xét xử vụ án thì phải xem xét nguyên nhân, điều kiện sai phạm của cơ quan tổ chức để có biện pháp khắc phục, lấy đó làm bài học".
Theo Infonet
Tham nhũng tiền tấn, thu về tiền cân Theo số liệu thống kê, năm 2013 số tiền, tài sản tham nhũng thu hồi được đạt chưa đến 10%; năm 2014 đạt trên 22%, thấp hơn nhiều so với số tiền, tài sản thực tế bị tham nhũng. Có gười ví, phần tài sản thu hồi được chỉ như phần nổi của tảng băng, trong khi phần chìm bên dưới mới thực...