Tử hình kẻ phóng hỏa nhà người tình khiến 2 người tử vong
Do mâu thuẫn tình cảm nên Thụ đã đột nhập vào nhà người tình rồi phóng hỏa khiến 2 người tử vong và 1 người bị bỏng nặng.
Sáng 28-11, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị can Đặng Văn Thụ (40 tuổi, trú TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội “ Giết người” và “ Hủy hoại tài sản”.
Bị cáo Thụ tại phiên xét xử
Theo cáo trạng, do mâu thuẫn tình cảm nên khoảng 23 giờ 30 phút ngày 21-10-2018, Thụ mang theo 2 lít xăng đến cửa hàng bánh kem và hoa tươi Hồng Nghĩa tại thôn 3, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột do chị Đinh Thị Hồng Yến N. (37 tuổi) làm chủ.
Lúc này, chị N. cùng con gái là em Nguyễn Phương U. (16 tuổi) và em Nguyễn Thị V. (18 tuổi, trú tại tỉnh Đắk Nông, là người làm thuê cho chị N.) đang ngủ trong tiệm.
Đến khoảng 4 giờ 30 phút sáng ngày 22-10-2018, Thụ đột nhập được vào bên trong cửa hàng. Đối tượng đã đổ xăng ra sàn nhà, rồi gọi chị N. dậy để nói chuyện. Trong lúc nói chuyện, cả hai tiếp tục cãi nhau nên Thụ đã dùng bật lửa phóng hỏa.
Thấy vậy chị N. chạy lên gác lửng để cứu cháu U. và cháu V. thì bị Thụ dùng tay kéo lại. Do ngọn lửa bùng cháy nhanh làm cho chị N. bị bỏng nặng. Phát hiện hỏa hoạn, người dân đã chạy đến đập cửa kéo chị N. và Thụ ra ngoài.
Video đang HOT
Vụ cháy đã làm cháu U. và cháu V. tử vong còn chị N. bị bỏng nặng. Các đồ vật và vật dụng trong cửa hàng bị cháy, hư hỏng nặng, với tổng giá trị qua định giám là 18,3 triệu đồng.
Hiện trường vụ cháy
Kết luận pháp y của Trung tâm pháp y thuộc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk kết luận, chị N. bị bỏng độ II, III ở vùng thân mình và tứ chi, tỷ lệ thương tích 58%.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đặng Văn Thụ mức án tử hình về tội “Giết người”, 3 năm tù về tội “Hủy hoại tài sản”; Tổng hình phạt là tử hình
ĐÔNG NGUYÊN
Theo sggp.org.vn
Phát hiện 10 nhân viên ngành y tế Đắk Lắk dùng bằng không hợp pháp
Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 10 trường hợp trong ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk sử dụng bằng cấp giả và không hợp pháp. Hiện, cơ quan chức năng đang tiến hành các bước xử lý.
Ngày 29/10, nguồn tin từ một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đang tiến hành các bước để xử lý 10 nhân viên trong các cơ sở y tế của tỉnh sử dụng bằng cấp giả và không hợp pháp. Lãnh đạo này cũng cho biết, UBND tỉnh đã có chỉ đạo về việc này. Hiện, Sở Y tế đang giao cho các đơn vị liên quan thực hiện.
10 trường hợp trong ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã dùng bằng cấp giả để làm việc.
Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cùng công an một số tỉnh, thành phố phối hợp xác minh bằng cấp của một số trường hợp tuyển dụng vào ngành Y tế của tỉnh.
Qua đó, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 10 trường hợp là nhân viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên tại một số trung tâm y tế, trạm y tế, bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện lao phổi, bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên sử dụng bằng cấp không hợp pháp. Trong đó, có 4 chứng chỉ tin học, 4 chứng chỉ ngoại ngữ và 6 bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã đề xuất UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk thu hồi các quyết định tuyển dụng, buộc thôi việc các trường hợp sử dụng bằng cấp không hợp pháp.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các sở, ngành tăng cường công tác kiểm tra phát hiện; trước khi ra các quyết định đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng, phải thẩm tra, xác minh tính hợp pháp của các loại bằng cấp.
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, việc sử dụng bằng cấp không hợp pháp để được tuyển dụng vào làm việc trong ngành y tế đã vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu trong cơ quan và quần chúng nhân dân, gây thiệt hại đối với cơ quan Nhà nước.
Hội đồng tuyển dụng viên chức ngành Y tế đã không thực hiện đúng các quy trình xét tuyển được quy định trong phương án xét tuyển đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt, không phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu, kiểm tra các văn bằng, chứng chỉ gốc có liên quan trước khi ra các quyết định tuyển dụng.
Lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, những người này đã mua bán các bằng cấp, chứng chỉ để xen vào cơ quan Nhà nước, tư lợi cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng bộ máy.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khẳng định sẽ cho thôi việc đối với 6 trường hợp dùng bằng tốt nghiệp THPT giả, các trường hợp còn lại sẽ yêu cầu bổ sung trong thời gian nhất định. Việc xử lý kỷ luật sẽ được thực hiện nghiêm túc trong thời gian tới.
Trước đó, bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm, tên thường gọi là Trần Thị Ngọc Thảo) - Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã bị khai trừ Đảng và buộc thôi việc vì sử dụng bằng cấp 3 của chị để học tập, công tác.
Cũng tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, bà Bùi Thị Thân - Phó trưởng phòng Hành chính - Tiếp dân (Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk) cũng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng, cách chức Phó trưởng phòng Hành chính - Tiếp dân do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Hiện, Văn phòng Tỉnh ủy vẫn đang tiếp tục thu thập hồ sơ, tài liệu để xử lý những cá nhân, tập thể liên quan đến sai phạm của bà Ái Sa (Thảo) và bà Thân.
Theo danviet
Bệnh viện nói gì vụ bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu vẫn cho về nhà? Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù xác định bệnh nhân bị bệnh bạch hầu nhưng bệnh viện vẫn cho về nhà, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Những ngày qua, thông tin về vụ việc 1 cháu bé tử vong và 3 người dương tính với bệnh bạch hầu thu hút sự quan tâm của dư luận ở tỉnh Đắk Lắk....