Tự hào Việt Nam: Biti’s bắt tay cùng Canifa, Boo, Thiên Long mở gian hàng thuần Việt trên Shopee, thu về 50.000 đơn hàng trong 3 tuần
Lần đầu tiên trên nền tảng thương mại điện tử Shopee, có một gian hàng riêng, nơi “gom” rất nhiều thương hiệu nội địa để cùng thúc đẩy làn sóng người Việt dùng hàng Việt trong bão dịch Covid-19. “Ít nhất khoảng 10 năm gần đây, chưa bao giờ tình yêu, sự tích cực, đồng lòng rằng “Việt Nam là nhất, Việt Nam là nhà” của người dân lại lớn đến vậy”, Phó giám đốc tiếp thị của Biti’s chia sẻ.
Điểm “sáng chói” thời Covid: Lòng tự tôn dân tộc
Có thể dễ dàng nhận thấy, dịch Covid-19 không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả nền kinh tế, kéo theo đó là tâm lý dè dặt và sự thay đổi hành vi tiêu dùng. Ngoài thực phẩm, khẩu trang, giấy vệ sinh,… được xếp vào danh mục nhu yếu phẩm thì hầu hết ngân sách của người dân dành cho những mặt hàng thứ yếu như thời trang đều bị tiết giảm.
Tuy nhiên, anh Cường Nguyễn – Phó giám đốc tiếp thị của Biti’s nhận định có một điểm “sáng chói” giữa bức tranh toàn cảnh chống dịch có phần u tối, chính là “giá trị tự hào dân tộc ” của người Việt.
“Việt Nam dù ngay sát bên ổ dịch Trung Quốc nhưng điều may mắn và đáng ngưỡng mộ là Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để vượt qua thời kỳ này. Điểm sáng hơn nữa, ít nhất trong khoảng 10 năm gần đây, chưa bao giờ tình yêu, sự tích cực, đồng lòng rằng “Việt Nam là nhất, Việt Nam là nhà” của người dân lại lớn đến vậy. Tất cả cho thấy sự tự hào, tự tôn dân tộc cực kỳ cao.”
Được mệnh danh là “thương hiệu quốc dân” trong lĩnh vực giày dép, Biti’s nhận thấy cơ hội lớn để kết nối, lan tỏa điểm sáng này.
Ngược chiều dòng chảy
“Khi ngành thời trang và các ngành khác đang trong trạng thái ngủ đông, thị trường im ắng thì cũng chính là cơ hội để một vài thương hiệu sẵn sàng đứng lên, truyền tải một câu chuyện. Từ đó, hình ảnh thương hiệu có thể được ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng cao nhất. Đồng thời, giúp duy trì doanh số và tạo đà, bật lại sau dịch”, anh Cường chia sẻ.
Cách tiếp cận của Biti’s có thể tóm gọn lại bằng câu: “Đem niềm tự hào lên sản phẩm để tạo ra cơ hội cho thương hiệu”.
Anh cho biết đội ngũ Biti’s dựa vào nền tảng chiến dịch “Proudly Made in Vietnam” đã được triển khai từ năm 2019, đồng thời bắt kịp xu hướng lớn của thế giới đó là “cá nhân hóa” và “cùng chung tay”.
Giữa tháng 3/2020, thương hiệu này đã nhanh chóng triển khai chiến dịch “Canvas of Pride” (Vẽ lên niềm tự hào Việt Nam), đồng sáng tạo với cả nước và lấy cảm hứng từ những câu chuyện thực trong cuộc chiến chống dịch.
Video đang HOT
Theo đó, người tham gia gửi hình dự thi, 4 mẫu thiết kế nhận được nhiều sự ủng hộ nhất, thông qua số lượng đặt hàng trước, sẽ được đưa vào sản xuất. Với mỗi đôi giày bán ra, 10% giá trị sản phẩm sẽ dùng để đóng góp vào quỹ hỗ trợ mua thiết bị y tế, 2% để cảm ơn người tham gia.
Đáng nói, Biti’s không chỉ triển khai chiến dịch để làm hình ảnh cho riêng mình mà còn kết hợp với những thương hiệu “local brand” khác. Từ các tên tuổi trong ngành thời trang như Canifa, Boo đến bút viết Thiên Long,… đều có thể sử dụng hình ảnh và in lên chính sản phẩm độc quyền của mình.
Mặt khác, lần đầu tiên trên nền tảng thương mại điện tử Shopee, có một gian hàng riêng, nơi “gom” rất nhiều thương hiệu nội địa để cùng thúc đẩy làn sóng người Việt dùng hàng Việt. Theo chia sẻ, gian hàng sẽ được duy trì dài hạn, dự kiến sẽ triển khai trên nhiều nền tảng khác nữa.
Phó giám đốc tiếp thị Cường Nguyễn cho rằng, việc bắt tay với các thương hiệu Việt Nam khác sẽ làm gia tăng giá trị cho chiến dịch. Anh cũng khẳng định Biti’s sẵn sàng chào đón bất kỳ thương hiệu thuần Việt nào, dù lớn hay nhỏ, dù là đối thủ cạnh tranh hay không, cùng tham gia vào gian hàng này.
Thành quả bước đầu
Anh Cường chia sẻ, quá trình từ lúc ý tưởng được thai nghén đến khi chính thức truyền thông, chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 tuần. Bắt đầu vào khoảng giữa tháng 3, sau 3 tuần triển khai, Biti’s cho biết đã có hơn 100 tác phẩm gửi về, thu hút hơn 2,5 triệu tương tác. Về doanh số, riêng Biti’s ghi nhận hơn 7.000 đơn đặt hàng trước, trong khi lượng đơn hàng của tất cả các thương hiệu tham gia lên tới hơn 50.000 đơn.
“Khi câu chuyện đánh trúng tâm lý, tận dụng những xu hướng lớn của người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ được phản hồi. Dù đa số những thương hiệu trong chiến dịch đều thuộc ngành thời trang, xếp sau những nhu yếu phẩm khác nhưng người tiêu dùng sẽ sẵn sàng ủng hộ, khi họ có được lý do chính đáng.”
Xu hướng hậu Covid
Nhận định về xu hướng sau đại dịch, anh Cường cho rằng các doanh nghiệp cần chú ý 2 điểm lớn.
Thứ nhất, sự chuyển dịch gia công sản xuất trên thế giới, đặc biệt Việt Nam sẽ là điểm đến tiềm năng của nhiều công ty. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cần chuẩn bị để nâng cao chất lượng tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu của thế giới.
Thứ hai, cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn 6-12 tháng tới, đó là xu hướng chuyển dịch sang tiêu dùng nội địa của người dân. Dù tinh thần “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã được khởi xướng từ rất lâu nhưng Covid-19 đã thúc đẩy niềm tự tôn dân tộc, giúp các sản phẩm nội địa được chú ý hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.
Phố thời trang Hà Nội rợp biển giảm giá "sốc" 80%, hàng công nghệ rậm rịch "hạ nhiệt"
Mở cửa trở lại sau cách ly xã hội, thời trang cao cấp như D.Chic, Ivy Moda giảm giá tới 70-80%, các shop quần áo Boo, Genviet cũng giảm giá tới 50% để hút khách.
Gần 1 tháng tạm "đóng băng" vì dịch Covid-19, hàng quán kinh doanh tại Hà Nội chính thức được hoạt động trở lại từ 0h ngày 23/4 sau khi yêu cầu về giãn cách xã hội được nới lỏng. Dọc các tuyến phố nổi tiếng kinh doanh thời trang ở Hà Nội như Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Quán Thánh... hàng loạt tấm biển giảm giá 70-80% treo khắp mặt tiền các cửa hàng.
Đa phần, các mức giảm là 30-80% cho tất cả các sản phẩm, thay vì chỉ giảm 1 phần những thiết kế thu đông như thường thấy mỗi khi vào vụ hè.
Một vài cửa hàng cho biết, chương trình ưu đãi đợt này kết hợp kích cầu sau khi nghỉ bán do dịch Covid-19 với dịp lễ 30/4 và 1/5, đồng thời cũng để chuẩn bị cho đơn hàng hè 2020 mới về.
Các chương trình mua 2 tặng 2 hoặc bán đồng giá được triển khai rầm rộ.
Trong đó, mức giá sản phẩm giảm sâu chưa từng có về mức từ 55.000 đồng/sản phẩm.
Mặc dù kích cầu bằng hình thức giảm giá sâu, song nhiều cửa hàng thừa nhận, sức mua trong mùa dịch Covid-19 vẫn chưa phục hồi. "Thông thường, mỗi đợt ưu đãi trước nghỉ lễ hoặc xả hàng từ 50%, lượng khách sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên đợt này, đơn hàng chậm hơn, chỉ bằng 2/3 so với ngày thường", nhân viên shop quần áo trên phố Xuân Thủy chia sẻ.
Nhận định nguyên nhân phần nào khiến sức mua giảm, Thùy Anh, chủ shop thời trang trên đường Trần Duy Hưng cho hay, lượng khách trẻ như học sinh, sinh viên chưa trở lại đi học, phần nữa dân công sở chuyển sang làm việc tại nhà khiến cửa hàng thưa thớt khách. "Ngoài ra, khi cửa hàng mới trở lại hoạt động ít ngày, nên chưa ổn định nguồn hàng, đây cũng là lý do khiến doanh số không cao", Thùy Anh cho biết.
Một vài cửa hàng thời trang cho biết, để khắc phục điều này, họ vẫn đẩy mạnh hình thức bán hàng online trong mùa dịch. Một số khác chờ qua nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mới mở cửa trở lại vì cần thời gian nhập hàng, kiểm kho.
Vốn nổi tiếng nhộn nhịp từ sáng sớm đến đêm muộn, "thiên đường" thời trang, quần áo giá rẻ của giới sinh viên - khu chợ nhà Xanh cũng đã mở cửa trở lại, song khá thưa thớt người mua sắm.
Bên cạnh thời trang, công nghệ cũng đang được điều chỉnh giá để hút khách mua. Trong đó, phụ kiện điện thoại như cáp sạc iPhone, tai nghe, sạc dự phòng đang giảm nhẹ từ 200.000 đồng. Tại các hệ thống như Thế giới di động, FPT shop... sản phẩm đồng hồ giảm tới 40%, điện thoại Samsung giảm đến 2 triệu khi mua online. Hầu hết, các đơn vị này đều có chương trình mua hàng online và giao hàng tận nhà trong đại dịch Covid-19.
Hoàng Linh
Trước Vsmart, vì sao người dùng ủng hộ hàng tiêu dùng, thời trang "Made in Vietnam" nhưng lại không mặn mà với smartphone nội địa? Rõ ràng là người Việt rất yêu hàng Việt - thể hiện qua sự ủng hộ dành cho những thương hiệu như Bitis, Nhựa Chợ Lớn, Rạng Đông, P/S, Viettien... Nhưng vì sao smartphone Việt lại khởi đầu chậm, và đến hai năm vừa qua mới thực sự thay đổi? Tôi vẫn còn nhớ, cách đây khoảng 10 năm, bạn bè và đồng...