Tự hào Nông dân VN 2017-2018: Vinh dự, tự hào khi viết về nông dân
Lễ tổng kết và trao Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017 – 2018 đã được tổ chức trang trọng tại Hội trường Báo Nông Thôn Ngày Nay ở Hà Nội.
Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam (NDVN) 2017 – 2018 là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình Tự hào NDVN 2018. Năm nay, 7 tác giả đoạt giải cao nhất còn được nhận bằng khen của Bộ NNPTNT.
Nhiều nét mới độc đáo
Sáng 5.10, đánh giá về những nét mới của giải năm nay, ông Trần Bá Dung- Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Ban Giám khảo nhấn mạnh: Qua 5 năm đồng hành cùng cuộc thi, điều chúng tôi tâm đắc nhất chính là mỗi năm quy mô tổ chức lại lớn hơn, hoành tráng hơn. Ví như năm nay, đã có tới 1.500 tác phẩm gửi về tham dự. Điểm mới thứ 2 chính là sự phong phú về mặt nội dung, đề tài, cách thể hiện, đặc biệt các tác phẩm đoạt giải đều bám rất sát các tiêu chí của Chương trình bình chọn Tự hào NDVN. Đây cũng là điểm mới mà không phải năm nào cũng có. Để chọn ra 11 tác phẩm trao giải, Ban Giám khảo đã tiến hành tuyển chọn, đánh giá qua 3 vòng hết sức nghiêm túc, khách quan và đảm bảo chất lượng chuyên môn.
“Tuy nhiên, điều tôi tâm đắc nhất là những nhân vật trong bài viết, chính là những người – nông dân của chúng ta ngày càng hiện đại hơn. Vẫn là làm ruộng, quanh năm gắn bó với con lợn, con gà, với cây lúa cây bưởi nhưng họ không còn chân lấm tay bùn nữa, mà họ làm giàu bằng trí tuệ, máy móc hiện đại, đặc biệt ngày càng nhiều người trẻ tham gia làm nông nghiệp” – ông Dung nhận xét.
Các tác giả đoạt Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2017 – 2018. ảnh: Đàm Duy
Theo ông Dung, “11 tác phẩm đoạt giải đều có tính phát hiện, văn phong hay, hấp dẫn; quan trọng nhất là nhân vật có ảnh hưởng tới cộng đồng hay không. Ví dụ nhân vật đó tạo được việc làm cho bao nhiêu người, tham gia liên kết hay không, đây chính là yếu tố “đánh bại” mọi tiêu chí khác. “Và cuối cùng, tôi càng thêm khâm phục những người nông dân ham học, ham làm giàu, nhất là câu chuyện về ông Đoàn Văn Khanh ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong bài viết đoạt giải Nhất (Chủ tịch Hội Cựu chiến binh “bao đồng” việc làm giàu), người đã quyết định đi học dược nhưng không phải về làm hiệu thuốc mà để “rửa oan” cho cây bưởi trước thông tin ăn bưởi bị ung thư vú. Khi đọc đến chi tiết này tôi rất xúc động” – ông Nguyễn Bá Dung nói thêm.
Giải báo chí có cái tên thật đẹp
Phát biểu tại buổi lễ trao giải, nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng
Đối tượng phản ánh trong các tác phẩm dự thi năm nay rất phong phú, không chỉ bó hẹp ở một chân dung điển hình mà đó còn là những hợp tác xã kiểu mới làm ăn hiệu quả, những mô hình tổ – đội hợp tác, là những nhóm người cùng say mê làm nông nghiệp… Văn phong, cách thể hiện của các tác giả cũng rất hấp dẫn và đầy chất thơ, chứ không bình bình, nhàm chán như nhiều bài viết về gương người tốt, việc tốt lâu nay”.
Nhà báo Lưu Quang Định – Tổng Biên tập Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt
ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc Tự hào NDVN cho biết: “Giải báo chí này có một cái tên rất đẹp: Tự hào NDVN. Chúng ta ở đây có nhiều người sinh ra từ nông thôn, là con của nông dân nên đều biết ơn, tự hào về những người nông dân Việt Nam đã làm ra lương thực, thực phẩm nuôi sống chúng ta, góp phần phát triển nền nông nghiệp đất nước. Với ý nghĩa đó, xin chúc mừng Báo NTNN đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức giải, chất lượng giải ngày càng được nâng cao, gây được uy tín, tiếng vang trong làng báo”.
“Giải báo chí toàn quốc Tự hào NDVN cũng là giải báo chí duy nhất cho đến nay viết về chân dung những người nông dân tiêu biểu. Với thành công này, tôi tin tưởng chắc chắn các mùa giải tiếp theo trong khuôn khổ phối hợp của hai bên sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tốt đẹp hơn. Cả nước hiện có 3,5 triệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đang đợi các nhà báo, các tác giả tiếp tục phát hiện và khắc họa qua các bài viết” – ông Lợi bày tỏ.
Video đang HOT
Được trao giải Nhất và là 1 trong 7 tác giả đoạt giải cao nhất được Bộ NNPTNT trao bằng khen, nhà báo Uông Thị Bích Ngọc (Tuổi trẻ Thủ đô) hồi hộp chia sẻ: “Tôi thực sự rất xúc động khi biết mình được giải cao nhất, nhưng càng vui hơn khi hôm nay, đứng trên sân khấu nhận giải, tôi được gặp lại nhân vật của mình. Bản thân bác Đoàn Văn Khanh, cách nói chuyện của bác đã rất sinh động, tôi chỉ là người chắp bút, sắp xếp lại câu chuyện của bác. Để có được tác phẩm báo chí hay, tôi nghĩ công đầu vẫn là ở nhân vật của mình – người làm nên chất liệu của tác phẩm”.
Theo Danviet
Kết quả chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018
Chiều 24.9, tại trụ sở Báo Nông Thôn Ngày nay (Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tổ chức Chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018.
Tham dự chấm chung khảo có nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo, cùng các thành viên Ban Giám khảo.
Cuộc thi có sức lan tỏa rộng khắp
Tại buổi chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc "Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018", ông Nguyễn Văn Hoài - Trưởng Ban Sơ khảo, Phó TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt cho biết, qua 5 năm tổ chức và là năm thứ 2 được nâng lên thành giải báo chí quốc gia, Tự hào nông dân Việt Nam luôn được giới báo chí đánh giá là một cuộc thi uy tín, có chất lượng, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà báo và những tác giả không chuyên khác.
Toàn cảnh buổi Chấm chung khảo Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018.
Sau gần 1 năm phát động Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2017-2018, Ban Tổ chức đã nhận được gần 1.500 tác phẩm dự thi, trong đó có: 1.132 tác phẩm gửi đến để đăng trên Báo NTNN/Dân Việt và 368 tác phẩm từ các chi hội Nhà báo cả nước gửi về (gồm cả gửi đến Báo NTNN và gửi về Hội Nhà báo Việt Nam).
Trong số các tác phẩm gửi về, Báo NTNN đã lựa chọn và đăng tải được 200 tác phẩm trên các số báo hàng tuần, báo điện tử Dân Việt. Sau khi nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng, Ban Sơ khảo Giải đã chọn ra 77 tác phẩm đã đăng tải trên Báo NTNN và các tác phẩm từ các chi hội Nhà báo gửi về để chấm sơ khảo lần 1. Kết quả, sau khi chấm sơ khảo lần 1, Ban Sơ khảo Giải đã lựa chọn ra được 25 tác phẩm lọt vào chung khảo để Ban Giám khảo tiến hành chấm điểm.
Bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại nông nghiệp 4.0
Tại buổi chấm chung khảo, các thành viên Ban Giám khảo đều đánh giá cao việc tổ chức cuộc thi này, nhiều tác phẩm đã khai thác được các chân dung với những cách làm mới, độc đáo như mô hình nuôi gà trên cát của ông Hoàng Công Điền ở Thái Bình hay nông dân mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn, một bước đi đột phá trong phát triển lâm nghiệp hiện nay. Chưa kể, vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông nghiệp 4.0 cũng được phản ánh khá đậm nét, thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp và cho thấy nông dân đã dần theo kịp xu hướng như mô hình của ông Oanh 4.0 với phòng nuôi cấy mô các giống hoa quý ở Hưng Yên".
Mặc dù tiêu chí của giải là gương chân dung người thực, việc thực nhưng đối tượng phản ánh trong các bài dự thi năm nay rất phong phú, không chỉ bó hẹp ở một chân dung điển hình mà đó còn là những hợp tác xã kiểu mới làm ăn hiệu quả, những mô hình tổ - đội hợp tác, là những nhóm người cùng say mê làm nông nghiệp sạch đã bắt tay với nhau để đưa thịt lợn sạch, gà sạch, rau sạch đến người tiêu dùng...
Văn phong, cách thể hiện của các tác giả cũng rất hấp dẫn và đầy chất thơ, chứ không bình bình, nhàm chán như hầu hết các bài viết về gương người tốt, việc tốt lâu nay. Đáng lưu ý, cuộc thi còn thu hút được những tác giả không phải là nhà báo chuyên nghiệp mà làm ngành nghề khác như giáo viên...
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Giám khảo. Ảnh: Đ.D
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Giám khảo thẳng thắn bày tỏ: "Ban giám khảo chúng tôi chấm độc lập, không hề có cuộc gặp gỡ, bàn bạc, nhưng khi khớp điểm lại với nhau lại khá đồng đều và thống nhất, thậm chí trùng khớp với nhau.
Nhìn chung mặt bằng đồng đều và khá thú vị, tôi đánh giá cao những tấm gương làm giàu từ chính quê hương mình và đi lên từ 2 bàn tay trắng, thậm chí có những nông dân bắt đầu từ 500.000 đồng, đây chính là những động lực truyền cảm hứng vô cùng lớn lao, giúp những người nông dân khác thêm tự tin và tiếp tục kiên trì với mô hình làm giàu tại chính quê hương mình".
11 cây viết và 11 gương nông dân xuất sắc nhất
11 gương mặt nông dân được giới thiệu qua các bài báo đều là những nhân tố điển hình ở địa phương, có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới. Mỗi người trong số họ đến với nghề nông theo một cách khác nhau, con đường làm giàu ít nhiều đều gian nan vất vả nhưng họ đều có một điểm chung là, không dễ dàng khuất phục khó khăn, quyết tâm vươn lên tìm một con đường khác. Và qua ngòi bút của các nhà báo, hình ảnh của họ trở nên mạnh mẽ biết chừng nào.
Ông Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Ban Giám khảo. Ảnh: Đ.D
Tại buổi chấm chung khảo, ông Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Giám khảo chia sẻ: "Tôi thực sự ấn tượng với 3 tác phẩm có cách viết rất hay, có sức nặng về ngôn ngữ báo chí. Có những câu chuyện có thể dựng làm phim ví dụ như "Ông Điền không... điên", "Chuyện làm giàu "ngược đời" của lão nông Huỳnh Văn Hòa"... đặc biệt là bài "Chủ tịch Hội Cựu chiến binh "bao đồng" việc làm giàu".
Đây là tác phẩm có cách viết cũng ít chỗ nào chê được và có nhiều điểm thú vị. Những bài viết đoạt giải đều có điểm chung là ghi nhận nhưng sáng kiến vô cùng độc đáo của người nông dân, trong hoàn cảnh còn đầy khó khăn họ vẫn có những sáng tạo tuyệt vời. Những tác phẩm này đều có sức thuyết phục lớn...
Đó là hình ảnh ông Trịnh Văn Tiến, thôn 12, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình) một mình vác dao, rựa tiến về phía núi khai hoang mở đất cách đây hơn 20 năm để lập nên một trang trại nuôi con đặc sản (hươu, nai, dê, nhím, ngựa bạch...) giữa chốn "thâm sơn cùng cốc". Đến nay, trang trại nhà ông đã có 250 con hươu, nai, dê; 110 con ngựa; 100 con nhím; chưa kể lợn cắp nách, gia cầm các loại. Để chủ động nơi tiêu thụ sản phẩm, ông mở hệ thống cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch và nhà hàng ở TP.Tam Điệp. Nhờ cách làm ăn khép kín này, doanh thu của gia đình ông đạt hơn 10 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 24 lao động.
Hình ảnh nông dân thời đại mới không chỉ có vậy mà còn có những người trẻ dám nghĩ dám làm, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất như anh Nguyễn Văn Kết ở thôn Bắc Vọng, xã Bắc Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) xây hẳn nhà kính cho ếch ở, từ đó chế ngự được cả mùa đông băng giá khi nuôi được ếch ở cả bốn mùa. Hiện, trang trại của anh Kết cung cấp ếch giống và ếch thịt ổn định cho các siêu thị, trường học trên địa bàn 13 tỉnh phía Bắc.
Phát biểu kết luận buổi chấm chung khảo cuộc thi, nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo NTNN/ Điện tử Dân Việt, Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết: "Sang năm BTC chúng tôi mong muốn cuộc thi sẽ có nhiều đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức để cuộc thi có thể phong phú hơn hơn và phản ánh những bước đi mạnh mẽ của bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam thời đại 4.0 một cách chân thực và sinh động".
Đồng thời, ông Lưu Quang Định cũng gửi lời cám ơn đến các thành viên Ban Giám khảo, nhà tài trợ đã luôn đồng hành cùng Giải báo chí toàn quốc "Tự hào Nông dân Việt Nam" trong suốt thời gian vừa qua.
Ông Hoàng Trọng Thủy - nguyên TBT Tạp chí Nông thôn mới - Thành viên Ban Giám khảo:
25 bài viết đều có một điểm chung là bám được "trục" chuyển động từ thúc đẩy sản xuất sang điều chỉnh sản xuất, hướng đến giá trị kinh tế cao. Đây chính là xu hướng chuyển mình đầy mạnh mẽ của ngành nông nghiệp và cũng là điểm độc đáo mà các bài viết năm nay đã bám sát và tập trung làm rõ.
Một điểm chung nữa là các bài viết đều tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, phản ánh chân thực bức tranh sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nhân vật đều ở lứa tuổi trung niên - độ tuổi sung sức nhất và có thể bám trụ với nông nghiệp lâu hơn.
Tuy nhiên, 25 bài viết năm nay thực sự chưa có bài nào nổi bật và xuất sắc, tinh thần bền bỉ làm giàu chưa rõ ràng, chưa trở thành động lực truyền cảm hứng cho bạn đọc... Trên "mặt trận" chế biến điển hình tương đối nhiều nhưng chưa có bài viết nào xuất sắc về lĩnh vực chế biến. Tính phát hiện mới chỉ dừng lại ở phát hiện nhân vật chứ chưa có phát hiện về tính giải pháp như làm cách nào để làm giàu; làm cách nào để ứng phó với những khó khăn trong sản xuất...
Nhà văn, nhà báo Văn Chinh - Thành viên Ban Giám khảo: Loạt bài năm nay có chuyển động tinh tế hơn, cụ thể đều chung tinh thần sản xuất ngon và sạch. Ví dụ như bài về anh kỹ sư bỏ nghề về nuôi lợn sạch, đây cũng chính là bước chuyển biến lớn trong tư duy của nông dân về làm sạch, nuôi sạch và cho ra sản phẩm sạch.
Điều này minh chứng cho việc người nông dân đang từng bước công nghiệp hóa nền nông nghiệp, sử dụng ít đất đai nhưng vẫn mang lại giá trị kinh tế cao. Hay như anh nông dân nuôi lợn bằng chip, đã biết ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích nhỏ.
Tôi đánh giá đây chính là chuyển động đầy tốt đẹp, đưa nông dân từ bị động sang chủ động và từng bước... Các bài tương đối đồng đều, chất lượng, cách viết giản dị nhưng thu hút, gần gũi với nông dân.
Các thành viên Ban Tổ chức và Ban Giám khảo chụp hình lưu niệm. Ảnh: Đ.D
Theo Danviet
Sẵn sàng cho ngày hội lớn của nhà nông Sáng 5.10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tổ chức Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2018 đã họp báo công bố danh sách 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018" và Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" lần thứ 6. Những "bông hoa" của ruộng đồng Tiếp nối thành công từ...