Từ giữa tâm đại dịch, cô gái Vũ Hán nghẹn ngào: ‘Không phải tất cả chúng tôi đều ích kỷ và đáng ghê tởm!’
Đại dịch do virus Corona gây ra không chỉ cướp đi sinh mạng nhiều người dân vô tội mà còn thổi bùng lên nạn phân biệt chủng tộc âm ỉ bấy lâu nay.
Chủng virus Corona mới xuất hiện và bùng phát dịch tại thành phố Vũ Hán không chỉ khiến nhịp sống sinh hoạt tại thành phố này đảo lộn mà còn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực khác trong đó có nạn phân biệt chủng tộc.
Những ngày trong thời điểm dịch bệnh này, nhiều người châu Á liên tục chia sẻ về câu chuyện bị phân biệt đối xử, kì thị khi bị nghi ngờ mang trong mình virus Corona, đặc biệt là người dân Trung Quốc hay cụ thể hơn là những người đến từ tâm dịch Vũ Hán. Họ phải chịu những lời miệt thị, khiếm nhã đầy rẫy trên các trang mạng xã hội trong khi họ cũng là nạn nhân.
Bức tâm thư cô gái Vũ Hán kể về nỗi ấm ức của người dân trong vùng dịch. (Nguồn: Facebook Helen Chen)
Nghẹn ngào, ấm ức, bức xúc bao nhiêu, cô gái trẻ Helen Chen- cựu du học sinh Úc, dốc bầu tâm sự trong một bài chia sẻ trên facebook ngày 26/1 vừa qua: ‘Tôi là một trong hàng triệu người ở Vũ Hán hiện đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhưng thật đau lòng biết bao khi nhìn thấy những bình luận nói rằng chúng tôi xứng đáng bị như thế’.
Helen Chen công nhận sự thực có nhiều người dân coi thường sức khoẻ, ăn bất cứ động vật nào biết đi. Nhưng cô cũng khẳng định đó chỉ là số ít và những người còn lại chỉ sống cuộc sống hết sức bình thường: ‘Chúng tôi cũng vô cùng phẫn nộ và căm ghét những kẻ buôn bán động vật quý như bạn, hoặc thậm chí còn hơn bạn’.
Cựu du học sinh Úc – Helen Chen.
Thời điểm dịch bệnh bùng phát rơi đúng vào Tết Nguyên Đán, là khoảng thời gian quý giá để mọi thành viên trong gia đình có thể sum họp, vui vầy thế nhưng ước nguyện đoàn tụ đó đã bị gián đoạn tại Vũ Hán: ‘Những con virus Corona đã cướp đi khoảng thời gian quý giá nhất trong năm ấy.
Các bác sĩ và y tá đang làm việc suốt ngày đêm, nhiều người trong số họ đã không thể về nhà trong suốt nhiều tuần liền; các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên khắp Trung Quốc thì đang tình nguyện đến Vũ Hán để giúp đỡ; công nhân nhà máy quay lại làm việc do thiếu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế; 3M và các công ty khác quyên tặng khẩu trang; những người giao hàng phải từ bỏ ngày nghỉ để giao thức ăn cho các gia đình vì chúng tôi không thể rời khỏi nhà; công nhân xây dựng đang làm việc suốt ngày đêm để xây dựng bệnh viện mới… ‘
Video đang HOT
Ấy vậy mà những con người Vũ Hán đang gồng mình lên chống chọi với đại dịch, cố gắng cứu sống người khác, những ‘anh hùng’ này lại phải chịu những lời chỉ trích, thậm chí sỉ nhục: ‘Đáng đời!’, ‘Nên chết đi!’ ??? - Helen Chen bức xúc.
Không phải ai cũng xấu, nhiều người đang phải hi sinh bản thân, chiến đấu với dịch bệnh.
‘Đến giờ, hầu hết tủ lạnh trong các gia đình ở đây vẫn còn đầy đủ thực phẩm được tích trữ đến đón Tết, nhưng trong một tuần hoặc thậm chí chỉ vài ngày nữa chúng tôi hết thức ăn thì sẽ ra sao?
Bố mẹ tôi vừa trở về từ siêu thị và ở đó nhiều kệ hàng đã trống không. Giao thông công cộng bị ngừng hoàn toàn, từ hôm nay trở đi, các phương tiện không liên quan đến việc ngăn chặn virus Corona cũng sẽ không được phép đi trên đường, không ai được phép rời khỏi Vũ Hán. Vì vậy, tôi muốn hỏi bạn, tất cả chúng tôi đều đáng bị như vậy hay sao?
Và tôi rất tiếc vì giờ đây virus đã lan sang các nước khác. Tôi thực sự rất xin lỗi vì điều đó, nhưng không phải tất cả người Trung Quốc đều là người xấu. Không phải tất cả chúng tôi đều ích kỷ, hám lợi và là những con người đáng ghê tởm. Tôi nghĩ rằng thật không công bằng khi chỉ vì hành vi tồi tệ của một số người mà bạn cho rằng tất cả chúng tôi đều đáng phải chịu đựng dịch bệnh này!’.
Đang mắc kẹt tại chính quê hương mình trong những ngày Tết, bài chia sẻ đầy xúc động, nhìn từ cuộc sống ở vùng tâm dịch Vũ Hán của Helen Chen đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm và chia sẻ của cư dân mạng thế giới.
Đây không phải thời điểm hợp lí để lên tiếng hay chỉ trích ai, đều là nạn nhân của virus Corona, cả thế giới đang chung tay, đẩy lùi đại dịch trong thời gian ngắn nhất.
Kỳ Duyên
Theo baodatviet
Cuộc sống 'về hưu tuổi 20' của nhà báo kẹt ở tâm dịch corona
Hạn chế ra ngoài, không thể tụ tập bạn bè, người thân, hầu hết người dân Trung Quốc mắc kẹt trong vùng dịch đang vùi đầu vào game và mạng xã hội để quên đi sự buồn chán.
Zing.vn trích dịch bài viết của tác giả Jane Zhang trên South China Morning Post chia sẻ về 10 ngày bị cách ly tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vì sự lây lan của virus corona.
Là một phóng viên chuyên đưa tin về mảng công nghệ và cải cách, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nếm trải cuộc sống "về hưu" ở độ tuổi 20.
Thức dậy sớm, tự nấu ăn, đọc sách và xem TV trước khi đi ngủ - đó là cuộc sống của tôi trong 10 ngày qua ở Hồ Bắc, tâm dịch virus corona đang hoành hành tại Trung Quốc.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi từ Hong Kong về quê - vùng giáp ranh giữa tỉnh Hồ Bắc và Trùng Khánh - vào dịp Tết Nguyên đán, tôi cùng với hàng triệu người khác đã mắc kẹt lại đây khi chính quyền gần như tự đóng cửa để chống lại sự lây lan của dịch bệnh.
Bây giờ, tất cả sân bay, đường sắt, đường cao tốc và thậm chí đường làng đều đã bị chặn đứng.
Đường phố tỉnh Hồ Bắc vắng lặng trong những ngày bùng phát virus corona.
Mọi hoạt động vui chơi như hát karaoke, mạt chược, gặp mặt người thân, bạn bè phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán nay được thay thế bằng những phương thức giải trí trực tuyến.
Cha mẹ tôi vốn quen với việc đọc tin tức trên điện thoại thông qua Jinri Toutiao - một ứng dụng tổng hợp tin tức nổi tiếng của Trung Quốc - đã quay lại xem TV khi tin tức về virus corona thật giả lẫn lộn đang được lan truyền trên mạng xã hội.
Cả gia đình tôi giờ đây có thói quen ngồi xem TV lúc 7h tối để theo dõi chương trình tin tức hàng ngày do kênh CCTV sản xuất. Nhiều đài truyền hình Trung Quốc khác cũng đã sản xuất các chương trình đặc biệt về cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra.
Dù không phải là một người thích game, tôi bắt đầu chơi lại Candy Crush - một trò chơi nổi tiếng từ vài năm trước. Không chỉ tôi, hầu hết người dân mắc kẹt trong vùng dịch cũng đang vùi đầu vào game và mạng xã hội.
Một trong những nỗi thất vọng lớn nhất năm nay có lẽ là tiền lì xì. Giống nhiều người trẻ khác, tôi không thể gặp ông bà và chỉ có thể hỏi thăm nhau qua màn hình điện thoại.
Dù việc gửi tiền mừng tuổi ảo thông qua các nền tảng thanh toán điện tử không quá mới ở Trung Quốc, năm nay có thể sẽ chứng kiến sự bùng nổ.
Mọi hoạt động học tập, làm việc, vui chơi bị hạn chế do lo sợ lây lan dịch bệnh.
Những ngày dài trôi qua với bầu trời xám xịt. Những tia nắng hiếm hoi xuất hiện trong tuần này cho phép tôi đón một chút không khí trong lành bên ô cửa sổ, tất nhiên cùng với một chiếc khẩu trang.
Xe ôtô của chính quyền địa phương vẫn miệt mài trên đường phố với loa lớn, kêu gọi mọi người không ra ngoài, hủy các cuộc hội họp, đeo khẩu trang, rửa tay và báo cáo bất kỳ trường hợp nào nghi nhiễm virus.
Tôi không chắc khi nào lệnh phong tỏa mới được gỡ bỏ. Tuy nhiên, đến lúc đó, tôi sẽ phải đối mặt với một vấn đề khác: cố gắng trở lại làm việc ở Hong Kong - nơi đã cấm nhập cảnh bất cứ ai gần đây lui tới Hồ Bắc.
Theo Zing
Trước tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, người dân Trung Quốc đi ra đường với thùng nhựa trên đầu, đeo găng tay và "xịn" nhất là tài xế taxi Bị dịch bệnh hoành hành, người dân Trung Quốc đã nghĩ ra đủ "7749 cách" để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng. Giữa thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành, việc mọi người ở khắp nơi trên thế giới cần làm là bảo vệ bản thân thật kĩ, không để nhiễm virus. Hiện tại, đã có...