Từ George Best, Paul Gasgoigne đến Tony Adam – 10 “ma men” trong giới cầu thủ
“Cậu ấy cần phải cải thiện, cậu ấy phải uống rượu ít đi,” đó là những lời khuyên mà HLV Capello gửi đến tiền đạo Liverpool Andy Carroll. Chỉ mới 22 tuổi, Carroll hoàn toàn có thể từ bỏ rượu chè để phát triển sự nghiệp của mình.
Dưới đây là 10 danh thủ luôn phải vật lộn với chứng nghiện rượu trong suốt sự nghiệp.
10. Kenny Sansom
Cựu ngôi sao của Arsenal và tuyển Anh đã phải vật lộn với chứng nghiện rượu nặng sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình vào năm 1995.
9. Garrincha
Huyền thoại người Brazil không thể sóng thiếu rượu trong suốt cuộc đời mình và đã qua đời vì bệnh gan. Garrincha là một phần quan trọng trong đội hình Brazil lên ngôi vô địch World Cup năm 1958 và 1962.
Video đang HOT
8. Gary Charles
Cựu cầu thủ của Aston Villa, Derby County và Norttingham Forest đã 2 lần phải ngồi tù vì những vụ việc liên quan đến rượu trước khi kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình vì chấn thương.
7. Paul McGrath
McGrath là một con sâu rượu và cũng chính vì điều này, ông không thể hòa hợp được với Sir Alex trong những năm vị HLV Scotland bắt đầu sự nghiệp tại Man United.
McGrath phải đến Aston Villa sau đó, nơi mà ông có được những năm tháng tốt đẹp nhất trong sự nghiệp thi đấu của mình. Cuốn tự truyện của ông mang tên “Trở về từ vực thẳm” kể về một sự nghiệp huy hoàng nhưng phải kết thúc trong đau đớn bởi rượu.
6. Jimmy Greaves
Cây săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của Tottenham phải có một cuộc chiến đầy khó nhọc với rượu trong những năm 1970. Greaves vẫn chơi bóng vào thời điểm đó và cho đến nay, ông đã hoàn toàn tỉnh táo.
5. Malcolm Macdonanld
Sau những chuyện không vui bên ngoài sân cỏ năm 1980, cựu tiền đạo Newcastle và tuyển Anh vùi đầu trong rượu chè. Nhưng rất may, ông đã cai rượu thành công và sau đó trở thành một bình luận viên chuyên nghiệp.
4. George Best
Số 7 huyền thoại của Man United nghiện rượu ngay từ những ngày bắt đầu sự nghiệp cầu thủ của mình. Dù vậy, ông vẫn đạt những thành công rực rỡ tại đây và mọi người phải đặt ra câu hỏi: Nếu không có rượu, Best sẽ xuất sắc đến nhường nào?
3. Paul Gasgoigne
Có thể nói rằng Gasgoigne là cầu thủ người Anh xuất sắc nhất thế hệ của mình lúc đó. Trong cuốn tự truyện My Story, Gazza thừa nhận ông phải chiến đấu với chứng nghiện rượu trong phần lớn sự nghiệp cầu thủ của mình.
2. Tony Adam
Adams hiện là HLV của FC Gabala tại Azerbaijan. Huyền thoại của Arsenal cho biết mình nghiện rượu nặng vào năm 1996 nhưng đã cai rượu thành công và tiếp tục sự nghiệp thi đấu đến năm 2002.
1. Paul Merson
Cựu cầu thủ của Arsenal và tuyển Anh luôn phải chiến đấu với chứng nghiện rượu, ma túy và cờ bạc trong suốt sự nghiệp.
Mới đây, Merson cũng có những tiết lộ động trời về hậu trường tại Arsenal: “Trước trận đấu với Blackburn, Arsene Wenger còn tự tay đưa cho tôi một viên thuốc màu tối. Đó là caffein, tương đương với 10 cốc cà phê bình thường. Ngoài ra, Merson đã tiết lộ rằng mỗi buổi sáng khi các cầu thủ đến sân tập họ sẽ được đưa cho một quả cam có tiêm chất creatine.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cầu thủ Anh: Đắt có sắt ra miếng?
Những cầu thủ người Anh vẫn tiếp tục là món hàng đắt giá tại Premier League như hơn suốt nửa thập kỷ qua. Đâu là nguyên nhân khiến các ông lớn sẵn sàng chi đậm cho các ngôi sao bản địa?
Những diễn biến đầu tiên trên thị trường chuyển nhượng mùa hè này làm không ít báo chí nước Anh liên tưởng tới sự tái diễn cuộc chiến giữa Alex Ferguson và Kenny Dalglish. Cách đây 24 năm khi cầm quyền ở Liverpool, Dalglish đã đánh bại Ferguson để mang về cho đội bóng của mình tiền vệ sáng giá Beardsley. Khi ấy Beardsley là ngôi sao của đội tuyển Anh nhưng cái giá kỷ lục chỉ chưa tới 2 triệu bảng. Tất nhiên không thể so sánh con số trên với 16,5 triệu bảng mà MU phải bỏ ra để hớt tay trên của Liverpool trung vệ Phil Jones nhưng rõ ràng để mang về một cầu thủ mới 19 tuổi, mới đá 35 trận ở Premier League thì quả là khá chát.
Nhưng cùng ngày với thương vụ Jones, Liverpool cũng phải bỏ 20 triệu bảng để đem về một tài năng trẻ bản địa khác là Henderson. Thế nên suy cho cùng việc Newcastle thu được tới 35 triệu bảng khi bán Andy Carroll cho chính Liverpool hồi tháng giêng là điều hợp logic. Dù ai cũng thấy giá trị của những cầu thủ người Anh không hẳn tương đồng với số tiền bỏ ra thì những cổ động viên của MU, Liverpool hay bất cứ đội bóng nào tại Premier League cũng chẳng phàn nàn về điều đó. HLV Capello hẳn còn vui hơn vì đó là cơ hội để các cầu thủ người Anh có dịp cọ sát ở những câu lạc bộ hàng đầu. Và người ta chẳng đắn đo khi móc ví...
Lý do đầu tiên được đưa ra là những quy định về số lượng cầu thủ bản địa bắt buộc trong mỗi đội bóng đã bắt đầu có hiệu lực từ mùa bóng trước. Các cầu thủ người Anh có tiềm năng lại không quá nhiều nên tự khắc giá trị được đẩy lên do cầu vượt quá cung. Nhưng không phải đến khi có quy định trên thì sự thổi giá mới diễn ra mà thực tế nó đã xảy ra cả nửa thập kỉ. Lescott, Bent, Barry, Milner là những ví dụ dễ nhớ nhất khi nói đến sự vô lý về giá trị chuyển nhượng. Có lẽ lời giải thích hợp lý hơn là trước sự xuất hiện chóng mặt của những cầu thủ ngoại quốc, nhu cầu về việc Anh hóa đội bóng để giữ bản sắc là mục tiêu của nhiều ông chủ cũng như là mong muốn của các cổ động viên xứ sở sương mù.
Tất nhiên mỗi thương vụ chuyển nhượng đều có những lý do khác nữa đằng sau và rất đa dạng. Như cái cách ngài Ferguson tiếp cận Jones thông qua việc tỉ tê với cha mẹ trung vệ này là bài mà máy sấy tóc từng thành công nhiều trong quá khứ. Được ông bạn Sam Allardyce (người phát hiện Jones khi còn làm việc ở Blackburn) tiến cử, Ferguson đã bí mật vượt qua Arsenal, Chelsea hay Tottenham để có cú chuyển nhượng khá bất ngờ này. Đó là cái cách mà MU của Ferguson áp dụng để chứng tỏ tầm cỡ một ông lớn? Nhưng ở Liverpool thì có nguyên nhân khác. Sự trở lại của Dalglish khiến sân Anfield thành miền đất hứa của những cầu thủ người Anh. Nếu trước kia người ta chỉ nghỉ tới Carragher và Gerrard thì giờ đội hình Liverpool đã xuất hiện khá nhiều mầm non trẻ bản địa. Jack Robinson, Flanagan là 2 cái tên đã được tung ra sân nhiều lần cuối mùa bóng trước. Cộng thêm Carroll và bây giờ là Henderson, HLV Daglish đang dần hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Nhưng ở Chelsea, Man City hay thậm chí Arsenal cũng đang có nhu cầu nội địa hóa như vậy bởi người ta đã quá thấm thía hai từ bản sắc. Thế thì cơn bão giá đối với các cầu thủ người Anh không những chưa thể dừng lại là còn có khả năng bùng nổ hơn nữa. Dù hiệu quả so với giá trị bỏ ra lại là điều không thể nói trước.
Theo vietnamnet