Từ game ra rạp: bom tấn hành động need for speed
Ra đời lần đầu tiên trong thế giới trò chơi điện tử, tới nay Need For Speed vẫn là một trong những game đua xe kinh điển bậc nhất trên thế giới, thuộc hàng thành công nhất mọi thời đại. Vì thế sẽ rất ngạc nhiên, nếu như Hollywood bỏ qua mỏ vàng này. Việc chuyển thể các trò chơi kinh điển lên màn ảnh rộng thực tế đã được Hollywood tiến hành từ rất lâu.
Lối mòn quen thuộc
Nổi tiếng nhất phải kể đến bộ ba tác phẩm Super Mario Bros., Street Fighter và Mortal Kombat hồi đầu thập niên 1990. Đây là ba trò chơi vốn rất quen thuộc trong hệ thống game “bốn nút” và “sáu nút” (Nintendo và Sega Genesis) cách đây 2 thập kỷ.
Mortal Kombat từng rất được kỳ vọng nhưng cũng không mấy thành công
Tuy nhiên, phải tới những năm đầu thế kỷ 20, khi công nghệ máy tính cùng kỹ xảo điện ảnh đã có bước tiến đại nhảyvọt, xu thế chuyển thể trò chơi điện tử lên màn ảnh rộng mới thực sự tăng mạnh.
Đi tiên phong chính là Lara Croft: Tomb Raider (2001) và Resident Evil (2002). Sự ra đời của Lara Croft: Tomb Raider và Resident Evil là nguồn động lực không nhỏ để các ông lớn khác nhảy vào cuộc. Lần lượt Doom, Silent Hill, rồi Constantine, DOA, Hitman, Max Payne, The Legend Of Chun-li liên tiếp được tung ra trong các năm sau đó.
Cảnh trong Need For Speed
Số lượng nhiều là thế nhưng chất lượng các phim không đồng đều chút nào. Không ít tác phẩm còn trở thành thảm họa như Alone In The Dark, Far Cry, BloodRayne, In The Name Of The King: Dungeon Siege Tale.
Màn thua lỗ thảm hại của Prince Of Persia: The Sands Of Time chính là dấu chấm hết cho dòng phim chuyển thể từ trò chơi. Giờ đây, ngoại trừ series Resident Evil cólượng khán giả trung thành nhất định thì gần như chẳng có hãng phim nào mạnh dạn đầu tư số tiền lớn để làm phim dựa trên trò chơi nữa.
Hiệnnay mỗi năm Hollywood chỉ cho ra đời một hoặc cùng lắm là hai tác phẩm dựa trên các game nổi tiếng mà thôi. Bộ phim gần nhất mà ta sắp được thưởng thức là Need For Speed. Tiếp sau đó là Assassin’s Creed (2015), Warcraft và Angry Birds (2016)
Những màn đua xe đẹp mắt trở thành hiện thực
Khi nhắc đến các game đua xe nổi tiếng trong lịch sử, Need For Speed của hãng Electronic Arts tuyệt đối nằm trong top đầu. Nếu ai đã từng trải nghiệm qua trò chơi này, hẳn không thể nào quên cảm giác kích động, hồi hộp, nghẹt thở trong từng vòng đua.
Vào năm 2012, hãng DreamWorks bắt đầu khởi động dự án chuyển thể Need For Speed thành phim điện ảnh. Ngoài Michael Keaton, Dominic Cooper trong vai phản diện Dino Brewster, dàn diễn viên tham gia gồm Aaron Paul (nổi
Video đang HOT
tiếng với series phim truyền hình Breaking Bad), Imogen Poots, Scott Mescudi đều là những gương mặt tương đối mới trên màn ảnh rộng.
Những cảnh đua xe, rượt đuổi chính là điểm “nhấn” của Need for Speed
Bộ phim xoay quanh câu chuyện trả thù của tay đua đường phố kiệt xuất Tobey Marshall (Aaron Paul) sau khi chứng kiến cái chết của một người bạn thân. Mãn hạn tù 2 năm do bị gài bẫy, anh tham gia cuộc đua dọc đất nước để truy tìm và bắt kẻ thù phải trả giá.
Đối với một game hay phim về đua xe, rõ ràng điều mà khán giả mong chờ nhất ngoài cốt truyện ra chính là những pha đua xe mạo hiểm. Hầu hết những tác phẩm điện ảnh ngày nay đều được thực hiện dựa vào hiệu ứng kỹ xảo,
nhưng đối với Need For Speed thì không. Đạo diễn Scott Waugh, người từng thực hiện Act of Valor, muốn bộ phim trở nên sống động, chân thực và thuyết phục nhất có thể.
“Chúng tôi đã ra đường, di chuyển với tốc độ cao để ghi lại những cảnh quay đua xe trong phim. Tôi muốn khán giả cảm thấy như chính họ đang lái chiếc xe đua với vận tốc 370 km/h vậy” – Scott Waugh chia sẻ.
Xem Need For Speed sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn khác so với những tác phẩm cùng đề tài. Sẽ không có nhiều hiệu quả hình ảnh, không có kỹ xảo mỹ lệ đánh lừa thị giác người xem. Thay vào đó là một cảm giác chân thực tuyệt đối.
Quá trình chuẩn bị là một trong những thách thức lớn nhất khi các nhà làm phim phải thử nghiệm và hiệu chỉnh tất cả các loại xe, các cảnh mạo hiểm và diễn viên đóng thế. Ngoài ra, các diễn viên còn phải dành nhiều thời gian để tập luyện với việc lái xe đua. Đối với Imogen Poots, cô chưa bao giờ lái xe phân khối lớn trước khi thực hiện bộ phim này. Cô hay bất kỳ diễn viên nào bước vào trường quay, đều được hướng dẫn cách lái cơ bản nhất. Ở đường đua Willow Springs, California, họ phải học cách đua xe với những khúc cua nguy hiểm nhất, xoay 180 độ…
Phim có nhiều cảnh quay hết sức mạo hiểm như ở đường đua The De Leon, siêu xe Saleen S7 đâm vào đuôi chiếc SUV của cảnh sát, hất văng chiếc xe Mustang bay qua cầu ở Detroit. Cảnh rượt đuổi lớn nhất trong phim là chặng cuối đường đua The De Leon. Đây là đoạn đường gập ghềnh, có nhiều chướng ngại vật nên các diễn viên đều được đóng thế.
Ngoài những pha đua xe nghẹt thở dưới mặt đất, Need For Speed còn có các pha hành động đẹp mắt trên không đòi hỏi các nhà làm phim phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt bộ phim sử dụng tới 3 loại máy bay khác nhau gồm, chiếc máy bay cá nhân hai chỗ ngồi Cessna, trực thăng Apache và trực thăng Sikorsky.
Need For Speed sẽ được khởi chiếu tại Việt Nam vào dịp cuối tuần này.
Theo VNE
Sự phát triển kinh ngạc của đồ họa game
10 năm trước, có lẽ chẳng ai ngờ rằng chúng ta sẽ được tận hưởng những trò chơi đẹp mắt như hiện nay.Dù thể loại, cách chơi hay cốt truyện luôn thường xuyên được các nhà làm game tái sử dụng trong nhiều năm qua mà vẫn khiến cho sản phẩm của mình thành công, có một chân lý không thể phủ nhận rằng: game muốn thu hút được người chơi thì trước tiên nó cần phải sở hữu hình ảnh bắt mắt, theo kịp những công nghệ tiên tiến nhất hiện tại. Cũng chính vì lý do này mà đồ họa luôn là yếu tố thay đổi nhanh nhất, nhiều nhất xuyên suốt chiều dài phát triển của ngành công nghiệp game. Sau đây hãy cùng nhìn lại sự thay đổi đó thông qua hình ảnh của một số series game nổi tiếng và rất có thể, chúng sẽ khiến bạn phải "giật mình".
Need for Speed 1 (1994) Need for Speed: Rivals (2013).
Pokemon Red & Green & Blue (1996) Pokemon X & Y ( 2013).
Halo: Combat Evolved (2001) Halo 4 (2013).
Metal Gear Solid (1998) - Metal Gear Solid V: The Phantom Pain (2014).
Battlefield 1942 (2002) - Battlefield 4 (2013).
Call of Duty (2003) - Call of Duty: Ghosts (2013).
Shogun: Total War (2000) - Total War: Rome II (2013).
Doom (1993) - Doom 3 BFG Edition (2012).
Grand Theft Auto (1997) - Grand Theft Auto V (2013).
Final Fantasy (1987) - Final Fantasy XIV: A Realm Reborn (2013).
The Elder Scrolls (1994) - Skyrim (2011).
Prince of Persia (1989) - Prince of Persia: The Forgotten Sands (2010).
Resident Evil (1996) - Resident Evil 6 (2012).
Tomb Raider (1996) - Tomb Raider Reboot (2013).
The Legend of Zelda (1986) - The Wind Waker HD (2013).
Theo VNE
4 tựa game bom tấn dự kiến lên màn ảnh rộng vào 2014 Việc chuyển thể từ game thành phim và ngược lại dường như đã không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng thành công, có rất nhiều tựa phim ăn theo thất bại ngay từ phòng vé, mặc dù tựa game được ăn theo sở hữu một lượng lớn fan không hề nhỏ. Tạm...