Tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã khiến một loạt quan chức “ngã ngựa” và thay thế họ là các gương mặt mới. Trong số các quan chức mới được cất nhắc đó, người ta thấy không ít nhân vật là hiệu trưởng trường đại học, học giả, nhà tham mưu chiến lược nổi tiếng.
Thực tế này phản ánh tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình và việc “học giả tham chính” có thể sẽ trở thành một trong những “trạng thái bình thường mới” trong việc luân chuyển, sử dụng cán bộ ở Trung Quốc.
Tờ “Kinh tế Nhật báo” của Hong Kong ngày 9/2 cho biết vào ngày 28/1 vừa qua, Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc tuyên bố Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa Trần Cát Ninh được điều chuyển làm Bí thư Đảng ủy Bộ Bảo vệ Môi trường, thay cho ông Chu Sinh Hiền 65 tuổi (đến tuổi về hưu).
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: THX/TTXVN)
Dư luận cơ bản tin rằng Trần Cát Ninh sẽ hoàn thành trình tự pháp luật tại Hội nghị Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc hoặc tại Hội nghị Nhân đại Toàn quốc tổ chức vào tháng 3 tới để chính thức tiếp quản chức Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường. Cùng ngày, Ban Tổ chức Trung ương tuyên bố Hiệu trưởng Đại học Khoa học Kĩ thuật Trung Quốc Hầu Kiến Quốc sẽ đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ.
Trước đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Khúc Tinh cũng được xác định là sẽ đi làm Đại sứ tại Bỉ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Bắc Kinh Quách Quảng Sinh được xác định sẽ đảm nhiệm chức Phó Tổng Thư ký Thị ủy Bắc Kinh.
Vào tuần đầu tiên của tháng 2/2015, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trung Quốc Trương Cao Lệ đã chủ trì hội nghị thúc đẩy chiến lược “một vành đai, một con đường” (vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21).
Video đang HOT
Theo đó, Tổ Lãnh đạo Xây dựng “một vành đai, một con đường” lần đầu tiên ra mắt với sự xuất hiện của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh được xếp ngay phía sau ông Trương Cao Lệ. Điều này cho thấy ông Vương Hộ Ninh đã đảm nhiệm chức Tổ phó Tổ Lãnh đạo Xây dựng “một vành đai, một con đường”, trở thành một trong những người thúc đẩy quan trọng của chiến lược “một vành đai, một con đường”. Thực tế này không khỏi khiến dư luận bên ngoài cảm thấy bất ngờ.
Có ý kiến cho rằng quan trường Trung Quốc trước đây đã hình thành tư duy “chỉ cần hồng, không cần chuyên”, do đó xảy ra tình trạng quyết sách không khoa học, gây ảnh hưởng không tốt tới mức độ thực thi chính sách. Việc giới chức cấp cao đưa các chuyên gia uy tín vào nắm giữ chức vụ lãnh đạo ở các bộ ngành chính là nhằm cứu vãn cục diện nêu trên. Theo Chủ nhiệm Ban Biên dịch Văn kiện Trung ương của Cục Biên dịch Trung ương Trung Quốc Dương Tuyết Đông, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ cán bộ cũng phải tự mình điều chỉnh, nâng cao trình độ tri thức để đáp ứng yêu cầu mới.
Ông Vương Hộ Ninh, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Trung Quốc (Ảnh: chinadailymail.com)
Nếu không có một ê kíp quan chức với tố chất cao sẽ không thể điều hành đất nước một cách hữu hiệu. Giáo sư Lưu Hân thuộc Học viện Quản lý Công cộng, Đại học Nhân dân Trung Quốc, chỉ rõ yêu cầu về mức độ chuyên nghiệp hóa trong quyết sách của chính phủ ngày một cao nên ê kíp ra quyết sách cũng cần phải có mức độ chuyên nghiệp cao hơn.
Ngoài ra, có nhà quan sát chính trị cho rằng trong hệ thống quan trường hiện nay, các quan chức hành chính cấu kết với nhau, trở thành “ổ dịch tham nhũng”. Cho nên, việc đưa các học giả tương đối thiếu mối quan hệ với quan trường vào vị trí lãnh đạo các bộ ngành còn nhằm phòng chống tình trạng kéo bè kết phái, từ đó có tác dụng chống tham nhũng tốt.
Với trường hợp của ông Vương Hộ Ninh, trong một bài viết khác ở số ra cùng ngày, tờ “Kinh tế Nhật báo” cho biết nhân vật này từng phò trợ hai thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào, đồng thời là nhà tham mưu chiến lược cốt lõi dưới thời hai nhà lãnh đạo này. Ông cũng là người trực tiếp tham gia vào việc khởi thảo “Thuyết Ba Đại diện” và “Quan niệm Phát triển Khoa học” tại Trung Quốc.
Ông Vương Hộ Ninh hiện nay 59 tuổi, làm Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương từ năm 2002. Tại khóa 17, ông Vương Hộ Ninh còn kiêm nhiệm chức Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành nhân sĩ thứ hai thuộc giới lý luận, sau Đặng Lực Quần. Tháng 11/2012, tại Đại hội 18, ông Ninh tiếp tục được tấn thăng làm Ủy viên Bộ Chính trị và từ đó dần bước ra khỏi tấm màn của một nhà tham mưu chiến lược. Ông thường cùng Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Lật Chiến Thư tham gia tháp tùng nhà lãnh đạo thế hệ 5 trong các chuyến đi thăm viếng.
Việc Vương Hộ Ninh tham gia vào ban lãnh đạo Tổ Lãnh đạo Xây dựng “một vành đai, một con đường” cho thấy nhân vật này đã trở thành nhà thiết kế và quy hoạch chiến lược lớn của Trung Quốc. Trước đó, nguyên Phó Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Thi Chi Hồng từng tiết lộ ông Vương Hộ Ninh là Chủ nhiệm Văn phòng Tổ Lãnh đạo Công tác Thúc đẩy Cải cách Toàn diện Trung ương.
Có ý kiến cho rằng việc ông Vương Hộ Ninh tiến lên tuyến đầu công tác từ vị trí của “đệ nhất tham mưu chiến lược của Trung Nam Hải” đã phản ánh tư duy bố trí, sử dụng cán bộ mới của lãnh đạo thế hệ 5, giúp cho “bộ não” của đất nước thâm nhập sâu hơn vào các khu vực quyền lực, có thể trực tiếp tham gia các hoạt động thực thi chính sách, đồng thời trợ giúp lãnh đạo thế hệ năm nâng cao trình độ điều hành đất nước.
Theo TTK/baotintuc.vn
Cựu thư ký ông Giang Trạch Dân bị điều tra
Một phụ tá thân cận của cựu Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân đã bị cáo buộc tham nhũng. Lần này, vị quan chức ngồi "ghế nóng" là Giả Đình An - một thư ký lâu năm của ông Giang.
Giả Đình An, thư ký lâu năm của ông Giang Trạch Dân bị cáo buộc tham nhũng trong thông tin đăng tải ở tạp chí China Through the Ages
Theo tờ Epoch Times, ấn bản đầu tiên năm 2015 của tạp chí China Through the Ages (Yanghuang Chunqiu) đã dẫn một giải trình cá nhân của cựu tướng Trương Kim Xương rằng, một quan chức "XXX" đã giúp một quan chức tham nhũng khác có được vị trí cao trong quân đội TQ. Và "XXX" được công nhận rộng rãi ở TQ chính là Giả.
Theo đó, năm 1996, quan tham tên là Vương Thụ Hữu được cho là đã lôi kéo một số người để tránh bị trừng phạt và thậm chí còn đảm nhận vị trí khá cao trong Tổng cục Hậu cần TQ.
"Vương có thể đã rất gần gũi với XXX, thư ký cho vị lãnh đạo Quân ủy quyền lực. Vương đã mời Giả đi ăn tối, và tặng quà. Rồi họ trở thành bạn bè tốt", Trương kể lại. "Trong vòng 4 tháng, vị thư ký XXX, đã đề xuất lãnh đạo Tổng cục Hậu cần thăng chức Vương vào vị trí phụ trách xây dựng. Cả Vương và Giả đều xuất thân từ tỉnh Hà Nam, TQ.
Vương cuối cùng còn thăng tiến tới chức phó tham mưu trưởng Hải quân TQ nhưng sau đó đã bị kết án tử hình treo tại một tòa án binh năm 2006 với cáo buộc biển thủ 160 triệu nhân dân tệ (khoảng 26 triệu USD).
Boxun, một trang web tin tức tiếng TQ đưa tin, Vương sẽ không có những hoạt động phi pháp đến như vậy nếu thiếu sự ủng hộ của Giả vào tháng 7/2006. Giả làm thư ký cho ông Giang Trạch Dân khi ông đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, từ Bộ trưởng Công nghiệp điện tử, Thị trưởng Thượng Hải và Tổng bí thư đảng Cộng sản TQ.
Sau đại hội đảng lần thứ 17, Giả trở thành ủy viên dự khuyết ủy ban TƯ đảng Cộng sản TQ. Tháng 1 năm sau, Giả làm phụ trách Văn phòng Ủy ban. Cáo buộc tham nhũng đưa ra với thư ký của ông Giang Trạch Dân xuất hiện chưa đầy một tuần sau khi con trai ông là Giang Miên Hằng từ chức Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học danh giá của TQ.
Khối tài sản khủng của trợ lý cũ ông Hồ Cẩm Đào Theo Boxun, nhà điều tra TQ đã phải dùng 6 xe tải để chở vàng, tranh ảnh nghệ thuật và đồ cổ ở một nơi cất giấu bí mật. Khối tài sản trị giá 83,7 tỉ nhân dân tệ (khoảng 13,4 tỉ USD) chỉ là một phần trong số tài sản bất hợp pháp mà Lệnh Kế Hoạch - trợ lý cũ của cựu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào - tích lũy được. Hồi cuối tháng 12, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TƯ TQ đã thông báo chính thức điều tra Lệnh Kế Hoạch với cáo buộc tham nhũng.
Thái An (theo Epoch Times)
Vietnamnet
Quan hệ họ Tập và họ Lý? Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản). Hiểu "đối nội" để biết "đối ngoại" Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc,...