Tự dưng sợ chồng “thâm nhập”
Qua tìm hiểu, tôi biết chứng co thắt âm đạo chỉ xảy ra ở những cô gái “lần đầu”, vì sao lại xảy ra với tôi?
Tôi thành hôn cách đây 1 năm, chuyện vợ chồng trơn tru cho đến gần đây tôi bị đau và “từ chối” quyết liệt sự gần gũi của chồng. Tôi đi khám phụ khoa và được chẩn đoán mắc chứng co thắt âm đạo. Qua tìm hiểu, tôi biết chứng co thắt âm đạo chỉ xảy ra ở những cô gái “lần đầu”, vì sao lại xảy ra với tôi?
N.Thúy (TPHCM)
Báo trước với bạn đây sẽ là một mớ rối to để tường tận chứng này ở phụ nữ. Có thể hiểu co thắt â.m đ.ạo (vaginismus) là con đẻ của chứng sợ thâm nhập hay cụ kị xa hơn là chứng sợ t.ình d.ục.
Vaginismus diễn nghĩa là sự co thắt không tự nguyện của cơ đáy chậu bao quanh âm đạo khi có sự xâm nhập của dương vật, ngón tay, băng vệ sinh, mỏ vịt (dụng cụ khám)… Nôm na, chị em mắc chứng sợ thâm nhập thường co rúm lại với mọi ngoại vật tiến sâu vào người. Âm đạo là một nạn nhân cụ thể, với “thủ phạm” chính là d.ương v.ật.
Nguyên cớ của vaginismus đếm không xuể (ân ái lần đầu, ác cảm t.ình d.ục, hiểu sai về cơ quan s.inh d.ục, tiền sử bị lạm dụng t.ình d.ục, bị bạo d.âm, bị kiểm tra y tế mạnh tay, mắc bệnh phụ khoa, mãn kinh…). “Sợ tình dục” còn bao gồm sợ k.hỏa t.hân, sợ d.ương v.ật, sợ mang thai, xấu hổ về cơ thể…
Video đang HOT
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
Điều trị vaginismus, vì thế, bệnh nào thuốc ấy, bao gồm trị liệu tâm lý lẫn vật lý. Có thể cần cả một đội ngũ gồm bác sĩ tâm lý, tâm lý tình dục, bài tập vùng chậu, kỹ thuật thư giãn khi quan hệ, huấn luyện âm đạo (quen dần với dương vật giả từ nhỏ đến lớn) và botox là chước sau cùng.
Cả mớ lý thuyết trên nhằm trả lời: đa phần vaginismus xuất hiện từ sớm (một cô gái trẻ nhận ra mình mắc vaginismus ở lần dùng băng vệ sinh đầu đời), đặc biệt thường bùng nổ vào đêm động phòng. Dù vậy, co thắt âm đạo hoàn toàn có thể tìm đến những phụ nữ chẳng lạ gì với xác thịt hoặc sau một thời gian vận hành trơn tru.
Lưu ý, vaginismus phát tác không do “lỗi” chỗ ấy của người chồng mà từ bất kỳ đòn tâm lý nào của cuộc ăn nằm. Dễ đoán hơn nếu kẻ đứng sau là “t.ình d.ục đau đớn”, chẳng hạn sau một thử nghiệm đồ chơi t.ình d.ục, một ca khám bệnh phụ nữ mạnh tay, cơn đau xé herpes s.inh d.ục…
Mất khá nhiều thời gian cho lý thuyết nhưng điều đó cần thiết bởi nhận ra nguyên cớ coi như nắm 50% thành công trong việc điều trị vaginismus. Việc của bạn là cùng chồng rà soát mọi lẽ, sau đó thử và loại bỏ dần nguyên cớ xem bệnh đỡ không. Nên ưu tiên các nguyên do tâm lý bởi chúng chiếm xác suất cao trong danh sách cơn cớ nhưng thường giỏi lẩn khuất, khó nhận ra.
Lý do khiến cô gái không thể 'gần gũi' chồng suốt 6 năm
Kết hôn từ 6 năm trước nhưng chị H. vẫn không thể quan hệ với chồng vì mắc chứng bệnh co thắt âm đạo gây nên hiện tượng rối loạn tình dục.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Ngọc, Phó Giám đốc Trung Tâm Y học Giới tính, Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội, cho biết các bác sĩ tại đây vừa điều trị cho bệnh nhân mắc chứng co thắt âm đạo.
Ngày 20/5, bệnh nhân H. (trú tại Hà Nội) đến khám nguyện vọng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) vì mong con. Sau thăm khám, phát hiện bệnh nhân mắc một rối loạn tình dục nữ hiếm gặp là co thắt âm đạo (Vaginismus). Theo bác sĩ Ngọc, đây là tình trạng co thắt các cơ vùng chậu sinh dục ngoài ý muốn người bệnh, ngăn cản mọi động thái đưa vào âm đạo.
Vì mắc chứng bệnh lạ nên cô gái không thể ân ái cùng chồng. Ảnh minh họa.
Chị H. tâm sự chưa từng quan hệ tình dục một lần nào dù đã kết hôn nhiều năm, dẫn đến việc không thể có con. Mỗi khi chồng vừa chạm nhẹ vào vùng kín là chị đã co cứng các cơ, khiến cho chồng không thể thâm nhập được vào "cô bé".
Để chiều chồng, chị H. chỉ còn biết dùng tay, dần dần chị có tâm lý mặc cảm, tội lỗi vì không thể làm chồng thỏa mãn. Nhiều lần, chị từng có ý nghĩ ly hôn để giải thoát cho chồng. Bản thân chị cũng đi khám ở một số nơi, bác sĩ tư vấn đưa ra các biện pháp hỗ trợ nhưng mỗi lần ân ái, chị H. vẫn sợ hãi và đau đớn.
Bác sĩ Minh Ngọc cho biết bệnh nhân được tham vấn tâm lý và trị liệu, chỉ sau 3 buổi, tình trạng bệnh đã cải thiện tích cực. Hiện, chị H. không còn tâm lý lo lắng quá mức khi có vật thể thâm nhập vào âm đạo.
Theo bác sĩ Ngọc, co thắt âm đạo là một trong những rối loạn tình dục nữ khá hiếm gặp, nguyên nhân chủ yếu do tâm lý, ngoài ra còn có thể là nội tiết, chấn thương, phẫu thuật...
Một số trường hợp khác có thể do người bệnh bị ám ảnh bởi trải nghiệm tình dục lần đầu quá thô bạo dẫn đến tâm lý sợ hãi cho những lần quan hệ tình dục về sau. Biểu hiện của hội chứng co thắt âm đạo là người bệnh không thể kiểm soát khả năng co - giãn cơ vùng chậu, mà phản xạ co thắt xuất hiện ngoài ý muốn.
Ngoài ra bệnh nhân rất sợ hãi, lo lắng quá mức, hay giật lùi người, ưỡn lưng, né tránh khi chuẩn bị thăm khám. Để điều trị hiệu quả những trường hợp này, bác sĩ Ngọc cho rằng cần phải tìm hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, từ đó cá thể hóa điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị như tâm lý liệu pháp, trị liệu tình dục và thuốc.
Bác sĩ Ngọc cho biết đa số bệnh nhân đều ngại đi khám, chỉ âm thầm chịu đựng khiến tình trạng thêm nặng nề, để lại hậu quả đến cả sinh sản và đời sống tình dục, thậm chí đời sống hôn nhân của 2 vợ chồng. Nếu mắc hội chứng này, các cặp vợ chồng cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn với nhau trong vấn đề tình dục. Nếu có bất thường không thể tự khắc phục, cần đến ngay các cơ sở y tế khám.
5 tác hại về sức khỏe nếu phụ nữ quá lâu không động tới "chuyện ấy" "Chuyện giường chiếu" không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu sinh lý, gắn kết tình cảm mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của phụ nữ. Nhiều người cho rằng, bỏ bê "chuyện giường chiếu" thường chỉ mang lại nhiều tác hại cho nam giới. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng dù nam hay nữ, nếu như...