Từ đối đầu sang đối thoại đến đỉnh cao Cộng đồng ASEAN

Theo dõi VGT trên

Hôm nay (8.8), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng nhân ngày kỷ niệm đặc biệt này của ASEAN.

Từ đối đầu sang đối thoại đến đỉnh cao Cộng đồng ASEAN - Hình 1

Các nhà lãnh đạo ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Ngày 8.8.2017, 630 triệu người dân Đông Nam Á chúng ta sẽ chính thức chào đón thời khắc “vàng” kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN. Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành Cộng đồng gồm 10 quốc gia làm chủ vận mệnh của mình và ngày càng trưởng thành hơn về chính trị, vững vàng hơn về kinh tế, hoàn thiện hơn về thể chế, gắn kết hơn trong quan hệ. Chúng ta cùng tự hào về ngôi nhà chung ASEAN – mô hình liên kết khu vực rất thành công.

Trải qua thăng trầm lịch sử, vượt kỳ vọng ban đầu, ASEAN không chỉ biến Đông Nam Á từ đối đầu sang đối thoại, từ nghi kỵ sang hợp tác, từ chia rẽ sang đoàn kết mà đỉnh cao là hình thành Cộng đồng ASEAN.

Ngày nay, Đông Nam Á hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển là điểm sáng trên bản đồ thế giới đầy những bất ổn. Cộng đồng ASEAN đứng thứ 6 thế giới với GDP đạt gần 3 nghìn tỷ đô la Mỹ 1 năm. Đồng thời, ASEAN cũng là tổng hòa các nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, thắm tình đoàn kết các dân tộc chung sống trong hòa bình,an sinh xã hội được bảo đảm, chất lượng sống của người dân được nâng cao.

Trong quan hệ với bên ngoài, kể cả với các cường quốc thế giới, ASEAN luôn chủ động đối thoại, hợp tác, là lực lượng dẫn dắt các cơ chế diễn đàn khu vực. ASEAN luôn đi đầu, trao đổi một cách xây dựng với tất các đối tác mọi vấn đề, từ biến đổi khí hậu, chống khủn.g b.ố, đến hòa bình ổn định trên Biển Đông, từ đó nâng cao vị thế quốc tế của ASEAN và từng thành viên.

Tham gia ASEAN từ năm 1995, Việt Nam tự hào đã sát cánh cùng các quốc gia thành viên đóng góp cho ngôi nhà chung ASEAN ngày nay. Trải qua hơn hai thập kỷ, dấu ấn Việt Nam đã ghi đậm cùng các bước trưởng thành, lớn mạnh của ASEAN.

Thế kỷ 21 đặt ra những cơ hội và thách thức to lớn cho ASEAN trong hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, hướng tới”một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm”. ASEAN đang thực hiện những đổi mới, điều chỉnh, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và cao hơn cả là tiếp tục duy trì tinh thần đoàn kết được vun đắp trong nửa thế kỷ qua.

Việt Nam cam kết sẽ cùng các nước: quyết tâm xây dựng một Cộng đồng đoàn kết, tự cường; thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối, phát triển hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển; hợp tác thiết thực phục vụ người dân, nâng cao đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, khơi gợi lòng tự hào về Cộng đồng; xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, nhất là luật pháp và những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế; nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác, giữ vai trò chủ đạo ở khu vực, có lập trường chung về các vấn đề quốc tế và khu vực”.

Trước đó, ngày 7.8, chương trình làm việc trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 và các Hội nghị liên quan, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 3 lần thứ 18, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7 và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24.

Từ đối đầu sang đối thoại đến đỉnh cao Cộng đồng ASEAN - Hình 2

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50.

Video đang HOT

Trọng tâm của các Hội nghị nhằm kiểm điểm quan hệ và hợp tác trong thời gian qua, định hướng hợp tác trong thời gian tới, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đồng thời chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN với các đối tác vào tháng 11.2017. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 24: các Bộ trưởng khẳng định ARF cần phát huy mạnh mẽ vai trò là diễn đàn hàng đầu về đối thoại và hợp tác an ninh, xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trên cơ sở đó, các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF và hợp tác về các lĩnh vực ưu tiên như chống khủn.g b.ố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, cứu trợ thảm hoạ, chống phổ biến vũ khí và giải trừ quân bị và gìn giữ hoà bình.

Hội nghị đã thông qua danh mục các hoạt động cho năm giữa kỳ 2017-2018, trong đó Việt Nam sẽ chủ trì 2 Hội thảo về các chủ đề hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển và xây dựng năng lực cho lực lượng giữ hoà bình. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng nhất trí về thành lập Nhóm Giữa kỳ ARF về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ISM-ICTs) để đáp ứng nhu cầu hợp tác khu vực ngày càng gia tăng trong lĩnh vực này.

Về định hướng tương lai, các Bộ trưởng cam kết tiếp tục thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, nghiên cứu và phát triển các biện pháp ngoại giao phòng ngừa phù hợp với nhu cầu của khu vực; đồng thời giữ vững các nguyên tắc nền tảng và định hướng của Diễn đàn như đồng thuận, phát triển tiệm tiến, chú trọng cân bằng giữa các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh đa chiều, phức tạp, ARF cần nỗ lực nâng cao “tính hành động”, đề ra các sáng kiến hợp tác thiết thực, đáp ứng quan tâm chung của các nước.

Dịp này, Hội nghị đã thông qua 02 Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ARF về Đán.h bắt cá trái phép và Phòng chống m.a tú.y.

* Về các vấn đề khu vực và quốc tế, tại các Hội nghị ASEAN 3, EAS và ARF, các Bộ trưởng đã thảo luận thẳng thắn các vấn đề cùng quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì hoà bình, an ninh và ổn định của khu vực, trong đó nổi lên là tình hình Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên, và các thách thức an ninh mới như khủn.g b.ố và bạo lực cực đoan, an ninh mạng. Theo đó, bên cạnh việc chia sẻ tình hình, các Bộ trưởng đều nhấn mạnh hoà bình và an ninh là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Riêng về Biển Đông, các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến tình hình vừa qua, trong đó có các hoạt động đơn phương như quân sự hoá, xây dựng trên các cấu trúc tranh chấp. Hội nghị khẳng định tầm quan trọng của duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông; nhấn mạnh các bên liên quan cần giải quyết hoà bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hoan nghênh việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí thông qua khung Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) làm cơ sở thúc đẩy đàm phán xây dựng một COC hiệu quả và thực chất.

* Phát biểu tại các Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đán.h giá cao những tiến triển đạt được trên nhiều lĩnh vực giữa ASEAN và các đối tác; đề xuất một số biện pháp tăng cường hơn nữa vai trò của tiến trình ASEAN 3, EAS và ARF đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Á. Phó Thủ tướng nhấn mạnh các diễn đàn này cần phát triển theo hướng thúc đẩy hợp tác sâu rộng, phù hợp với tính chất của từng diễn đàn và trên cơ sở bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN, góp phần xử lý những thách thức an ninh ở khu vực, thúc đẩy liên kết và kết nối ở khu vực. Phó Thủ tướng đề nghị các Đối tác tiếp tục hỗ trợ ASEAN thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng 2025 thông qua triển khai các dự án thiết thực.

Về định hướng hợp tác trong tương lai, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN 3 tập trung hợp tác về thương mại, tài chính, nâng cao năng lực và kết nối khu vực, dành ưu tiên cho phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs). Tại Hội nghị EAS, Phó Thủ tướng đề nghị ASEAN tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, xem xét tích cực bổ sung hợp tác biển thành lĩnh vực hợp tác ưu tiên mới của EAS, phù hợp với lợi ích và quan tâm chung của tất cả các nước. Trong họp ARF, Phó Thủ tướng đề xuất củng cố và mở rộng các biện pháp đối thoại và xây dựng lòng tin, xây dựng nhận thức chung và năng lực triển khai ngoại giao phòng ngừa.

Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo đảm hòa bình, ổn định nói chung, trong đó có an ninh biển, là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Trưởng đoàn Việt Nam đã nêu những quan ngại về tình hình trên thực địa, bao gồm các hoạt động tôn tạo, xây dựng và quân sự hoá; đề nghị duy trì các nguyên tắc và lập trường đã có về vấn đề Biển Đông trong các văn kiện của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác, nhất là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, tôn trọng LPQT, Công ước Luật biển 1982, các tiến trình ngoại giao và pháp lý; kêu gọi các nước đối tác và cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc, thúc đẩy sớm đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và ràng buộc về pháp lý.

Theo Danviet

Nửa thế kỷ ASEAN và những mốc son lịch sử

Năm mươi năm chỉ như một "chớp mắt" của lịch sử, song với ASEAN đó là cả một chặng đường dài với bao gian khó nhưng có những mốc son lưu dấu, có những bước lớn mạnh, trưởng thành khi phấn đấu không mệt mỏi hướng tới mục tiêu "một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia".

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967-2017), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết: "50 năm ASEAN: Tiến bước vững vàng vì "một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia" . Dân trí trân trọng giới thiệu bài viết này.

Nửa thế kỷ ASEAN và những mốc son lịch sử - Hình 1

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Ảnh: baochinhphu.vn)

Năm mươi năm trước, xuất phát từ"mong muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho hành động chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực ở Đông Nam Á trên tinh thần bình đẳng và đối tác, đóng góp cho hòa bình, tiến bộ ở khu vực" Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức ra đời.

Năm mươi năm chỉ như một "chớp mắt" của lịch sử, song với ASEAN đó là cả một chặng đường dài với bao gian khó nhưng có những mốc son lưu dấu, có những bước lớn mạnh, trưởng thành khi phấn đấu không mệt mỏi hướng tới mục tiêu "một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng đùm bọc và sẻ chia". Việt Nam tự hào là một phần quan trọng trong tiến trình lịch sử ấy với những đóng góp không nhỏ để có một ASEAN ngày hôm nay.

Nửa thế kỷ ASEAN và những mốc son lịch sử

Ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao năm nước Đông Nam Á đã cùng ký vào bản Tuyên bố Băng Cốc, khai sinh ra ASEAN - "Hiệp hội đại diện cho ý chí tập thể của các quốc gia ở Đông Nam Á gắn bó với nhau bởi tình hữu nghị và hợp tác, và thông qua những cống hiến và nỗ lực chung đảm bảo cho nhân dân mình và cho các thế hệ mai sau được hưởng hòa bình, tự do và phồn vinh". Từ một tổ chức với năm thành viên đầu tiên gồm In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xinh-ga-po, Thái Lan và Phi-lip-pin, ASEAN đã kết nạp thêm Bru-nây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (1999), hiện thực hóa giấc mơ về một ASEAN bao gồm cả mười nước Đông Nam Á.

Hội nghị Cấp cao ASEAN họp lần đầu tiên năm 1976, thể hiện mức độ quan tâm cao hơn và cam kết chính trị mạnh mẽ hơn dành cho hợp tác ASEAN. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) thành lập năm 1992, là thành quả của 25 năm đầu tiên hợp tác kinh tế ASEAN, đồng thời đặt nền tảng quan trọng xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau này. Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ra đời năm 1994 với tinh thần "thúc đẩy hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương" đã khởi đầu cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực.

Năm 2007, ASEAN ghi thêm một mốc son mới đúng dịp kỷ niệm 40 năm thành lập bằng việc ký kết Hiến chương ASEAN. Hiến chương ra đời đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc về chất, đưa ASEAN từ một tổ chức hợp tác khu vực đơn thuần dựa trên các văn kiện chính trị trở thành một thực thể pháp lý. Hiến chương ASEAN cũng là hiện thân cho những giá trị chung của các nước thành viên ASEAN: Mười quốc gia cùng cất chung một lời hát, mười sắc cờ hiện hữu trên lá cờ chung bốn màu xanh, đỏ, trắng, vàng, mười bó lúa đan kết làm nên biểu tượng ASEAN của sự đoàn kết và thịnh vượng. Mười năm qua, Hiến chương ASEAN đã và đang phát huy giá trị, dù đã có lúc những biến động của tình hình thực tế đã đặt ra trở ngại đối với mục tiêu của Hiến chương, nhưng về cơ bản đây vẫn là bản "Hiến pháp" duy nhất, phù hợp với đặc thù và mức độ hợp tác trong ASEAN.

Các nước thành viên ASEAN gần gũi về địa lý, nhưng đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ và trình độ phát triển, trải qua những thăng trầm lịch sử với những mục tiêu và vận mệnh chung đã dần dần thu hẹp khoảng cách, hài hòa khác biệt, "tính đa dạng phong phú đã đem lại sức mạnh và nguồn cổ vũ, giúp nhau xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ". Từ ý tưởng sơ khởi về một cộng đồng ASEAN trong Tuyên bố Hòa hợp Bali II (2003), với thực lực và nền tảng pháp lý đã có, với lộ trình xây dựng cộng đồng (2009-2015) được triển khai hiệu quả, ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, mở ra một chương mới trong lịch sử của ASEAN, đưa hợp tác ASEAN lên một tầm cao mới.

Năm mươi năm vun đắp một Cộng đồng

Cộng đồng ASEAN 2015 hình thành là kết quả của gần 50 năm hợp tác. Nền tảng vững chắc nhất, cũng là thành tựu lớn nhất chính là bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Cộng đồng chính trị-an ninh gắn kết sâu rộng được xây dựng trên cơ sở những cam kết chính trị, những chuẩn mực ứng xử đã được thiết lập cũng như các nguyên tắc về đồng thuận, không can thiệp công việc nội bộ, pháp quyền, quản trị, liêm chính đã hình thành trong đời sống chính trị ASEAN. Cộng đồng Kinh tế là sự phát triển cao hơn của Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA), kế thừa những kết quả liên kết kinh tế nội khối và kết nối với kinh tế toàn cầu, thừa hưởng lợi ích của các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các đối tác. Cộng đồng Kinh tế tạo động lực phát triển cho nền kinh tế các nước thành viên, đem lại cho người dân những cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng cơ hội đầu tư, kinh doanh. Các khuôn khổ, cơ chế và tập quán hợp tác, sẻ chia được hình thành trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, môi trường đến ứng phó các thách thức như bệnh dịch, m.a tú.y, thiên tai...là các nhân tố định hình cho Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, đưa Cộng đồng trở thành đại gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

ASEAN cũng phát huy thành quả trong quan hệ đối ngoại, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác, đồng thời củng cố và duy trì vai trò trung tâm ở khu vực. Những kết quả hợp tác nghị viện ASEAN và ngoại giao nhân dân góp phần làm phong phú và toàn diện bức tranh tổng thể Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Nhằm định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo, các Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước, cam kết xây dựng "một Cộng đồng hòa bình, ổn định và tự cường với năng lực được nâng cao để ứng phó hiệu quả với các thách thức".

Tuy nhiên, ASEAN cũng đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, trong đó yếu tố chủ quan là tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động hiệu quả chưa cao, thỏa thuận nhiều song triển khai còn hạn chế, trình độ phát triển kinh tế đa dạng, nhận thức của người dân về ASEAN chưa đủ, lợi ích và ưu tiên của mỗi nước khác nhau. Nhân tố khách quan là tác động không thuận từ cạnh tranh giữa các nước lớn cũng như những biến chuyển nhanh của tình hình khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, trọng trách đặt lên vai các nước thành viên càng thêm nặng. Để có thể tận dụng các cơ hội, ứng phó kịp thời các thách thức, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, tất cả các nước thành viên cần có cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa, đề cao đoàn kết và liên kết nội khối, triển khai nghiêm túc các chương trình và kế hoạch đặt ra một cách hiệu quả, tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực chung cũng như xử lý hài hòa giữa lợi ích quốc gia và khu vực. Và quan trọng hơn, các thành viên cần tăng cường học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng những thành tựu và kinh nghiệm tốt từ những người anh em để góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, thu ngắn quãng đường đi đến đích, để thực sự "cùng vững vàng tiến bước", thực sự phát huy ý nghĩa của hai chữ "cộng đồng".

Việt Nam trong ASEAN - cùng thắp sáng ngọn lửa chung

Là thành viên có dân số lớn thứ 3 và diện tích đứng thứ 4 trong ASEAN, với vị trí địa chiến lược và kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á, Việt Nam có vai trò quan trọng trong ASEAN và được các nước thành viên khác đặt nhiều kỳ vọng. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995 đán.h dấu bước ngoặt lớn đối với khu vực, mở ra một kỷ nguyên mới của hòa bình và hợp tác.

22 năm tham gia ASEAN, dù là thành viên đến sau, trình độ phát triển còn khoảng cách với nhiều nước, nhưng Việt Nam luôn thể hiện thiện chí và nỗ lực, nhiệt huyết và trách nhiệm, đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của ASEAN. Đó là nỗ lực của Việt Nam thúc đẩy kết nạp các nước Đông Nam Á còn lại để hình thành ASEAN-10. Đó là vai trò tích cực của Việt Nam trong xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Đó là dấu ấn Việt Nam trong các sự kiện lớn như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998), đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2000-2001 và hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 với những kết quả to lớn và thực chất (như mở rộng Cấp cao Đông Á bao gồm tất cả các nước lớn ở khu vực, thành lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Mở rộng...).

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, Việt Nam luôn khẳng định tiếng nói của tinh thần đoàn kết, thống nhất và nâng cao ý thức trách nhiệm chung nhằm ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đ.e dọ.a hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.

Từ khi Cộng đồng ASEAN hình thành cuối năm 2015, Việt Nam đã và đang cùng các thành viên ASEAN tích cực triển khai xây dựng Cộng đồng, thực hiện nghiêm túc các cam kết và đề xuất sáng kiến trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN với Trung Quốc (2009-2012), EU (2012-2015), Ấn Độ (2015-2018).

Tham gia ASEAN đã mang đến nhiều lợi ích và cơ hội để Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, nâng cao thực lực và cải cách trong nước, phát huy vai trò và vị thế của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta đã đóng góp vào thành quả của ASEAN với tâm thế cùng thắp sáng ngọn lửa chung, nỗ lực không ngừng nghỉ vì các mục tiêu của cả Cộng đồng.

Từ Tầm nhìn đến Hành động: Việt Nam chung sức xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh

Cộng đồng ASEAN được vun đắp từ thành quả của 50 năm hợp tác ASEAN, nhưng mới ở giai đoạn non trẻ ban đầu trong tiến trình phát triển thành một Cộng đồng "gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm xã hội; hoạt động dựa trên luật lệ; hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm". Trước nhiệm vụ lớn, vận hội lớn cùng thách thức lớn của Cộng đồng, mỗi quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, cần xác định vai trò và trách nhiệm của mình để cùng nhau vững vàng tiến bước tới đích cuối cùng.

Để đi được chặng đường dài cần hoàn thành những mục tiêu ngắn. Trên cơ sở những mục tiêu và kế hoạch chung ASEAN đã xác định trong Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể trên 3 Trụ cột cộng đồng, với thế và lực mới, Việt Nam tiếp tục tham gia hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực với mức độ và phạm vi sâu rộng hơn các giai đoạn trước đó.

Là một thành viên chủ động, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, nhất là trong việc duy trì hòa bình, an ninh phục vụ phát triển của khu vực; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên như hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), công nghệ sáng tạo số, nông nghiệp, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển; chủ động xây dựng các kế hoạch hành động, đề xuất sáng kiến, dự án khả thi liên quan đến nâng cao chất lượng sống của người dân như an sinh xã hội, giáo dục, lao động, bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác thực chất giữa ASEAN với các đối tác lớn, phát huy vai trò của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong quan hệ với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.

Là một thành viên tích cực, Việt Nam đã và đang thúc đẩy "văn hóa thực thi" trong ASEAN, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức, tăng cường hợp tác thực tiễn để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, gắn kết giữa các cơ chế ASEAN có vai trò dẫn dắt ở khu vực (như EAS, ARF, ADMM ,...); thực hiện đầy đủ các cam kết trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhất là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, giao thông vận tải, liên kết kinh tế thông qua các FTA hiện có cũng như thúc đẩy nâng cấp các FTA ở khu vực; tích cực triển khai Kế hoạch tổng thể của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN và các chương trình hợp tác chuyên ngành, ưu tiên các lĩnh vực y tế, du lịch, văn hóa, bình đẳng giới, và tuyên truyền nâng cao nhận thức về Cộng đồng ASEAN.

ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, đoàn kết thống nhất và giữ vai trò trung tâm ở khu vực, một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, phồn vinh và vì người dân sẽ góp phần bảo đảm những lợi ích lâu dài của các quốc gia thành viên cũng như toàn thể người dân trong khu vực. ASEAN ngày nay đã là mái nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á, với nền móng chắc chắn và những trụ cột vững vàng. Với quyết tâm"đảm bảo sự phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, đặt hạnh phúc, đời sống và phúc lợi của nhân dân ở vị trí trung tâm của tiến trình xây dựng cộng đồng", chúng ta tin tưởng Cộng đồng ASEAN sẽ phát triển bền vững và thịnh vượng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tiếng gầm của cơn lũ Làng Nủ đến từ đâu?
22:18:27 26/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu
14:27:35 27/09/2024

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Diddy lộ bí mật ở hang động giấu dưới biệt thự triệu đô, cuốn hồi ký bóc trần
11:05:24 28/09/2024
Sắp xếp lại di vật của chồng đã mất, vừa nhìn thấy dữ liệu trong laptop tôi bàng hoàng phát hiện bí mật của chồng
12:03:22 28/09/2024
"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ
12:32:49 28/09/2024
Sao Hàn 28/9: Jang Dong Gun tiết lộ mâu thuẫn với vợ sau scandal tình ái
11:33:51 28/09/2024
Sao Hoa ngữ 28/9: Mỹ nhân đẹp nhất Hong Kong xuống sắc, 'Hồng Hài Nhi' là tỷ phú
10:00:41 28/09/2024
Sao nhí Kính Vạn Hoa thăng hạng nhan sắc sau 20 năm, tái xuất màn ảnh vì 1 lý do ai nghe cũng xúc động
12:36:19 28/09/2024
Mẹ chồng 'hụt' trăng trối đòi gặp cháu, nghe tôi nói một câu, mẹ của người cũ khóc nghẹn không thành tiếng
11:49:38 28/09/2024

Tin mới nhất

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh: Báo cáo trong hôm nay

13:10:37 28/09/2024
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị UBND 2 quận tìm hiểu, xác minh liên quan đến vụ việc hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh đúng hạn.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Công an đề nghị lập tổ chuyên môn xác định nguyên nhân sập cầu Phong Châu

20:14:57 27/09/2024
Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập tổ giám định xác định nguyên nhân đổ trụ cầu T7 và sập 2 nhịp cầu 6, 7 của cầu Phong Châu; phân định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh vào viện sau tiệc Trung Thu

19:28:28 27/09/2024
Sau khi sự việc xảy ra, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Hà Giang tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đán.h thuế người sở hữu nhiều nhà, đất

19:00:42 27/09/2024
Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu toàn diện để có các chính sách tài chính về đất đai, bất động sản phù hợp, giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Thôn Làng Nủ nằm ở vị trí đứt gãy địa chất nguy hiểm

16:44:19 27/09/2024
Trận lũ quét vùi lấp Làng Nủ ở Lào Cai thực chất là một trận lũ bùn đá tạo thành do mưa rất lớn tập trung tại một điểm.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

Vụ sập cầu Phong Châu: Phú Thọ đề nghị cử đặc công 'người nhái' tìm người bị nạn

15:00:14 27/09/2024
Theo Vietnamnet, chiều 27/9, ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ mới ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ đối với công tác giải quyết sự cố cầu Phong Châu.

Rõ ý đồ lấp 6.500m2 hồ Đống Đa, chính quyền tính thu hồi 4.200m2 bán đảo

13:37:35 27/09/2024
Quận Đống Đa cho biết đang xem xét thu hồi 3/4 (khoảng 4.200m2) diện tích bán đảo hồ Hoàng Cầu mà Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hà Thủy đang sử dụng.

Dân tố bị thu giữ 2 máy múc giữa đêm, chính quyền nói gì?

13:17:27 27/09/2024
Những ngày gần đây, ông Phạm Thành An (48 tuổ.i, trú thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) gửi đơn kêu cứu nhiều nơi vì cho rằng chính quyền xã Cam Phước Tây đã thu giữ của ông này 2 máy múc trái quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Tiết Chi Khiêm ca sĩ giọng trầm trời phú, tái hôn với vợ cũ, 'vựa muối' Cbiz?

Sao châu á

15:23:10 28/09/2024
Tiết Chi Khiêm - ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, sinh ngày 17-7-1983, tại Thành phố Thượng Hải. Anh được trời phú cho chất giọng trầm ấm, hơi khàn và có độ dày nên hầu như chỉ hát tình ca, những bản ballad da diết.

Black Myth: Wukong vẫn còn một ending nữa, 100% game thủ chưa thể tìm được?

Mọt game

15:22:01 28/09/2024
Hoặc có thể đây chỉ là trò đùa của Game Science dành cho các game thủ Black Myth: Wukong. Tới nay đã có không ít game thủ đạt được thành tựu 100% hoàn thành mọi thứ trong Black Myth: Wukong.

Hằng Du Mục hóa gái Hàn khiến dân tình "đổ gục", tuyên bố quay lại Trung Quốc

Netizen

15:12:16 28/09/2024
Từ khi về Việt Nam, ai cũng thấy tinh thần Hằng Du Mục và Nhất Dương - Dịch Dương đều rất vui vẻ, tích cực. Ngoài lúc làm việc, nữ Tiktoker rất chăm chỉ đưa 2 anh chàng đi du lịch khắp nơi và thử qua nhiều món ngon của Việt Nam.

Đàm phán dầu mỏ giữa Nga và Ấn Độ chưa đạt kết quả

Thế giới

15:09:19 28/09/2024
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công suất lọc dầu, Ấn Độ nhận ra sự cần thiết của các hợp đồng dài hạn để đảm bảo sự ổn định về giá cả và nguồn cung.

Cám: kịch bản gây ám ảnh, leo top phòng vé, kết phim khó hiểu, gây hụt hẫng?

Phim việt

15:09:05 28/09/2024
Phim kinh dị Cám đang càn quét phòng vé Việt khi trong tuần đầu ra mắt, phim thu về 50 tỷ đồng và chiếm giữ vị trí số 1, bỏ xa các đối thủ khác, tuy nhiên vẫn tồn động khuyết điểm khi đi vào hồi kết.

Duy Mạnh lần đầu khoe vũ đạo, rủ con trai út đóng MV "Tôi là dân 37"

Nhạc việt

15:03:03 28/09/2024
Ca sĩ Duy Mạnh vừa trình làng ca khúc về con người Việt Nam, cụ thể là những người con xứ Nghệ với tựa đề Tôi là dân 37 .

Hoa hậu Khánh Vân tươi hết cỡ chụp ảnh cưới, hé lộ ý nghĩa đặc biệt của hoa cưới

Sao việt

15:02:23 28/09/2024
Sau thời gian chờ đợi, mới đây Hoa hậu Khánh Vân đã tung hậu trường chụp ảnh cưới thu hút sự chú ý của khán giả. Nhiều người không khỏi xuýt xoa trước nhan sắc xinh đẹp, rạng rỡ của cô dâu tháng 12 .

Được cả 4 HLV tung nón vàng, "siêu chiến binh" tập 2 Rap Việt 2024 là ai?

Tv show

14:56:32 28/09/2024
Ở trong teaser tập 2 đăng tải trên fanpage, có thể thấy đã có cuộc so kè căng đét khi cả 4 HLV cùng tung nón vàng tranh giành một thí sinh bí ẩn dù chưa biểu diễn.

Sao thể thao hoàn hảo từ vẻ ngoài cho đến sự nghiệp, nhưng có một thứ trên cơ thể khiến fan khóc thét

Sao thể thao

14:48:32 28/09/2024
Ngôi sao này là một trong những người kiếm nhiềutiền giỏi nhất làng thể thao, sở hữu hàng trăm triệu lượt theo dõi. LeBron James được coi là huyền thoại sống, là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử của làng bóng rổ.

"Giáo sư McGonagall" và "Thầy Dumbledore" của Harry Potter đều mất cùng 1 ngày

Sao âu mỹ

14:40:27 28/09/2024
Những diễn viên đảm nhận các nhân vật đứng đầu trường Hogwarts và mang tính biểu tượng trong series huyền thoại Harry Potter đều đã không còn.

4 kiểu áo tối giản được phụ nữ Nhật Bản yêu thích trong mùa thu

Thời trang

14:27:15 28/09/2024
Những món thời trang có kiểu dáng cơ bản, chuẩn mốt bền vững với thời gian chính là trọng tâm trong phong cách của phụ nữ Nhật.