Tự doanh kém hiệu quả, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lỗ gần 23 tỷ đồng trong quý 1
Tính tới cuối quý 1, danh mục FVTPL của BVSC có giá trị ghi sổ 479 tỷ đồng, tăng 38 tỷ so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng đầu tư vào FPT, ACB. Dù vậy, giá trị thị trường danh mục này cuối quý 1 chỉ còn 432,15 tỷ đồng.
CTCK Bảo Việt (BVSC) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với khoản lỗ 22,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty lãi sau thuế 29,4 tỷ đồng.
Việc BVSC lỗ trong quý 1 có nguyên nhân không nhỏ từ hoạt động tự doanh. Cụ thể, trong quý 1 BVSC ghi nhận lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ (FVTPL) 14,66 tỷ đồng, nhưng lỗ FVTPL lên tới 53,79 tỷ đồng. Như vậy hoạt động tự doanh đã khiến BVSC lỗ ròng hơn 39 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước BVSC lãi FVTPL 9,5 tỷ đồng.
Tính tới cuối quý 1, danh mục FVTPL của BVSC có giá trị ghi sổ 479 tỷ đồng, tăng 38 tỷ so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng đầu tư vào FPT, ACB. Dù vậy, giá trị thị trường danh mục này cuối quý 1 chỉ còn 432,15 tỷ đồng .
Video đang HOT
Danh mục AFS của BVSC có giá trị ghi sổ 195 tỷ đồng cũng đang trích lập dự phòng 18,6 tỷ đồng. Tuy vậy giá trị danh mục này không ghi nhận vào bảng KQKD mà ghi vào bảng cân đối kế toán.
Bên cạnh đó, kết quả kém khả quan của BVSC trong quý 1 còn đến từ việc doanh thu môi giới chứng khoán giảm 21% xuống còn 25 tỷ đồng. Điểm tích cực là lãi từ các khoản phải thu tăng 18% lên 38 tỷ đồng. Tính tới cuối quý 1 dư nợ margin và ứng trước của BVSC có giá trị 1.471 tỷ đồng, giảm 45 tỷ đồng so với đầu năm.
Minh Anh
Bị bán quá mức, vốn hóa của Vietcombank, BIDV giảm tới cả trăm nghìn tỷ, Bảo Việt và Sabeco mất 1/2 giá trị
Sau chuỗi phiên giảm không phanh do tâm lý bi quan về tác động ảnh hưởng của virus corona, nhiều cổ phiếu lớn đã có dấu hiệu phục hồi trong phiên 24/3.
Trong chuỗi giảm liên tục từ sau Tết nguyên đán đến nay, do tâm lý lo lắng cộng với việc chứng khoán thế giới đồng loạt giảm mạnh, VN-Index đã giảm tới 33%. Nhiều cổ phiếu lớn đã mất tới 35-45% giá trị, đưa mức giá về thấp nhất 3-4 năm.
Theo dữ liệu của chúng tôi, đợt giảm giá này đã làm vốn hóa thị trường giảm khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tức gần 60 tỷ USD. Trong đó riêng sàn HoSE giảm gần 1,1 triệu tỷ đồng.
Có tới 4 cổ phiếu ghi nhận vốn hóa giảm tới cả trăm nghìn tỷ đồng gồm Vietcombank (-134.000 tỷ), Vingroup (-128.000 tỷ) cùng VinHomes và BIDV (xấp xỉ 100.000 tỷ).
Hiện tại vốn hóa của Vingroup chỉ còn 259.000 tỷ đồng so với mức 387.000 tỷ đồng hồi trước Tết.
Về mức giảm tương đối, Bảo Việt (BVH) là doanh nghiệp lớn có mức giảm sâu nhất, lên tới 52%. Tiếp đó là Sabeco (-49%), BIDV (-45%), PNJ (-44%) và Vietnam Airlines (-43%).
Với mức giảm sâu như vậy cùng với hàng loạt động thái đăng ký mua cổ phiếu, cổ đông nội bộ mua vào thì nhiều cổ phiếu đã có dấu hiệu hồi phục mạnh trong phiên sáng 24/3. Giảm sâu nhất hiện Bảo Việt đang tăng trần. Bên cạnh đó Vinamilk cũng tăng 5,5%, BIDV tăng 3%...
Trương Lương
Sẽ giảm một số loại giá dịch vụ chứng khoán ngay trong tuần này Bộ Tài chính đã đồng ý về mặt chủ trương sẽ giảm giá một số loại giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán. Trước trước mắt sẽ cho điều chỉnh ngay 4 loại giá dịch vụ giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD. Văn bản này sẽ được ban hành trong tuần này và có hiệu lực ngay. Theo ông Trần...