Tự do thì phải tự lo
“ Mẹ đơn thân tự quyết và tự do, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải tự lo 100%. Chọn lựa và làm điều gì, phụ nữ đều có thể làm tốt cả…”
Trên xe buýt, hai phụ nữ ngồi nói chuyện, “mấy tuần nay túng thiếu quá, lo ngược xuôi mà vẫn không đủ chi tiêu”, người còn lại hỏi “thế ba con Bích đâu”, “có ổng cũng như không thôi, chẳng giúp được gì, chỉ thêm vướng víu”, “hèn chi nhiều người nói, thà nuôi con một mình, ít ra khỏi chướng mắt với người đàn ông trong nhà mình”.
Câu chuyện của đàn bà vẫn thường quẩn quanh chồng con, cơm áo… Thế nhưng, câu chuyện nghe được trên xe buýt có gì đó sai sai theo định nghĩa thông thường của cuộc sống này “thà nuôi con một mình”. Phải thế không?
Phóng viên: Nhiều phụ nữ có chồng vẫn đầy lo toan chuyện áo cơm, con cái. Họ bảo, có chồng cũng như không, thà rằng nuôi con một mình. Chị nghĩ sao?
Chị Dương Thảo Quỳnh Như (Đài truyền hình TP.HCM): Sự cân bằng luôn tốt, kể cả trong tình yêu, hạnh phúc. Nhưng nếu người phụ nữ có đủ điều kiện chăm sóc con cái, cho con một đời sống đầy đủ, môi trường sống, học tập tốt… và vẫn hạnh phúc khi một mình nuôi con thì ta nên tôn trọng lựa chọn của họ và nên ngưỡng mộ họ.
Chị Quỳnh Như
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (Công ty Nu skin Việt Nam): Với tôi thì quan điểm nuôi dạy con của vợ chồng đôi khi không giống nhau. Tuy nhiên, cả cha và mẹ cùng dạy dỗ sẽ bổ sung được cái cương, cái nhu cho con. Người mẹ sẽ cho con sự yêu thương dịu dàng, người cha sẽ cho con sự cứng rắn, nghiêm túc và mạnh mẽ.
Nhà thơ Nguyệt Phạm: Những phụ nữ có hoàn cảnh như vậy quanh ta không hiếm. Họ có chồng, nhưng lại không được chia sẻ gánh nặng kinh tế cũng như việc nuôi dạy con; ngược lại còn phải nuôi chồng, chịu trách nhiệm luôn cuộc đời của anh ta. Nếu cô ấy thấy việc mang vác nhiều vẫn ổn thì cứ gánh vác, nhưng nếu thấy quá vất vả và không công bằng với bản thân thì nên đặt anh chồng xuống, để hạnh phúc với con.
Trong trường hợp đó, nuôi con một mình sẽ tốt hơn cho con; vì khi phụ nữ cảm thấy ấm ức với cuộc hôn nhân cùng anh chồng thiếu trách nhiệm, cô ấy sẽ không đủ lạc quan để nuôi và dạy con tốt. Chưa kể cảm xúc, tâm lý coi thường chồng của cô ấy cũng sẽ ảnh hưởng tới con. Đứa trẻ chỉ hạnh phúc khi sống với người hạnh phúc, lạc quan.
* Có ý kiến rằng, người can đảm là người dám… có chồng, vì vừa phải nuôi con lại phải chăm chồng. Còn mẹ đơn thân chỉ cần chăm con thôi là đủ. Chị có nghĩ thế không?
Video đang HOT
Dương Thảo Quỳnh Như: Tình yêu thương là nền tảng cốt lõi để tạo nên cuộc sống hạnh phúc đích thực. Nó hiện hữu quanh ta mỗi thời khắc sống. Nếu can đảm yêu thương, để đem đến hạnh phúc cho mình, cho người, cho đời thì tại sao lại không. Nhưng sự can đảm đó, theo tôi, phải bắt nguồn từ sự chân thành, thấu hiểu, đồng cảm và mong muốn mang đến những giá trị tốt đẹp. Không phụ nữ nào mong muốn phải nuôi con một mình cả. Nhưng có lẽ do hoàn cảnh hay tính cách độc lập, họ chưa tìm thấy điểm chung và hòa hợp với người đàn ông nên buộc phải chọn làm mẹ đơn thân.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Khi họ đã lựa chọn như vậy, có lẽ họ đã chọn phần đúng. Có sai là do góc nhìn khác biệt hay dư luận cố tạo ra để áp đặt lên cuộc đời họ. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu họ nên lựa chọn thế nào là tốt nhất cho họ. Xã hội là như thế và tôi tôn trọng sự khác biệt. Phụ nữ luôn khao khát yêu thương, sẵn lòng hy sinh và chịu đựng, trong bối cảnh những giá trị truyền thống của xã hội Việt Nam vẫn còn lưu giữ đan xen với tư duy hiện đại.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Ông bà có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Đó là sự phân chia trách nhiệm và công việc trong gia đình, để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, hiện giờ thì vợ chồng cũng có sự phân chia, đỡ đần nhau trong mọi việc, để người vợ bước ra xã hội học hỏi và làm kinh tế.
Chị Ngọc Cẩm
Nguyệt Phạm: Có những người đàn ông đổ gánh nặng gia đình cho vợ thì cũng có những người chồng luôn là chỗ dựa cho vợ. Cho nên tôi nghĩ, quan trọng là khi chọn lựa người đi cùng mình cả đời, phụ nữ nên lý trí, chứ chỉ yêu thì chưa đủ. Đồng ý, làm mẹ đơn thân thì độc quyền nuôi dạy con, nhưng sẽ cô đơn khi con bệnh không ai phụ. Mẹ đơn thân sẽ lo lắng khi bản thân ngã bệnh, không ai chăm sóc con. Khi gặp sóng gió trong công việc, về nhà không ai nói câu an ủi hay tỏ ra tin tưởng để mai lại có đủ tinh thần “chiến đấu” tiếp. Đó là những điều rất buồn.
* Quan niệm của chị về trường phái “nuôi con một mình” và “có chồng”?
Dương Thảo Quỳnh Như: Nuôi con một mình là phải tự gánh vác mọi thứ – từ chăm sóc sức khỏe, tinh thần, dạy dỗ đến trang bị đời sống vật chất. Có chồng là có một người đồng hành hợp ý, một người tri kỷ yêu thương; là ở với người ấy, mình cảm thấy hạnh phúc, được che chở, thấu hiểu, giúp đỡ… theo ý nghĩa chân thành, vô điều kiện. Đối với tôi, chồng là người do tôi tự nguyện lựa chọn và đồng hành suốt đời. Tôi cũng không cần một đám cưới linh đình, áo cưới, váy hoa. Cái cốt lõi là tôi biết mình đã tìm được một nửa đích thực của cuộc đời. Người đó mới chính là “chồng” chứ không phải chồng trên tờ giấy đăng ký kết hôn mà không có ý nghĩa thực chất.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Mẹ đơn thân tự quyết và tự do, nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải tự lo 100%. Chọn lựa và làm điều gì, phụ nữ đều có thể làm tốt cả. Quan trọng là tinh thần và cuộc sống cho các con phải trọn vẹn, vui vẻ. Với tôi, đúng là có chồng sẽ có mặt lợi, nhưng không thoải mái và tự do. Dù vậy, có người cùng chăm lo con và gia đình sẽ nhẹ hơn cho mẹ và đầy đủ tình yêu thương cho con; gia đình cũng trọn vẹn hơn. Ai cũng có khuyết điểm. Quan trọng là phải học chấp nhận và nhìn vào điểm tốt của nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Nguyệt Phạm: Vì những lý do trên, tôi nghĩ có chồng vẫn tốt hơn, nhưng với điều kiện phải tìm được người đàn ông có trách nhiệm, biết yêu thương. Nếu không thì tôi thà nuôi con một mình.
Nguyệt Phạm
* Hiện tại, cuộc sống của chị thế nào?
Dương Thảo Quỳnh Như: Tôi hạnh phúc. Các con tôi vẫn sống tốt, ngoan ngoãn, yêu thương ông bà, cha mẹ, bạn bè… Tôi vẫn đưa đón các con đến trường, đi học thêm sau những giờ làm việc, công tác xã hội, giao thiệp bạn bè, xã hội. Tôi vẫn dung hòa mọi thứ, cho những gì thuộc về tôi. Tôi vẫn yêu, vẫn thương, vẫn luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan và dịu dàng sau những trải nghiệm.
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm: Gia đình tôi luôn có sự phân công trong chăm sóc con và việc nhà. Tôi chăm bé nhỏ, chồng chăm hai bé lớn. Cơm nước ngày thường ăn cùng ông bà, nhà cửa thuê người dọn dẹp theo giờ. Tôi có một ngày chủ nhật dành cho gia đình cùng ăn uống, vui chơi. Hằng ngày tôi đưa con đi học, tham gia các hoạt động lớp trường cùng con, xong đi tập thể dục và lên công ty làm việc, tối về dạy con học. Cuộc sống đôi khi vợ chồng mâu thuẫn. Lắng nghe, chỉnh sửa và cho qua thì mọi thứ sẽ bình thường lại.
Nguyệt Phạm: Cuộc sống của mẹ con tôi rất ổn. Tôi không còn cảm giác bất bình cho bản thân như ngày xưa. Tôi sống vui vẻ và chồng cũ cũng có trách nhiệm hơn với con. Về phương pháp nuôi dạy con, chồng cũ cũng ủng hộ tôi. Mọi thứ dường như được cải thiện rất nhiều khi tôi nuôi con một mình.
Theo phunuonline.vn
Còn 1 tháng là đến ngày cưới, bố mẹ chồng đưa ra đề nghị khiến tôi á khẩu, bố tôi giận dữ "không cưới nữa"
Có chị em nào từng rơi vào hoàn cảnh éo le như tôi không vậy? Xin cho tôi lời khuyên nên làm gì vào lúc này.
Nhìn thấy người ta sắp về nhà chồng sắp cười tít cả mắt vì sung sướng, hạnh phúc mà tôi chỉ trực trào nước mắt khi nghĩ đến tình cảnh éo le của mình. Đáng lẽ, con gái sắp về nhà chồng phải hớn hở, vui mừng nhưng ở hoàn cảnh của tôi hiện tại thì cười sao được cơ chứ.
Tôi và anh quen rồi yêu nhau từ thời còn học đại học, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và may mắn là sau những lần bất hòa ấy chúng tôi lại thêm yêu, hiểu nhau nhiều hơn nên không dẫn đến chia ly. Người ta cứ bảo, tình yêu thời sinh viên làm sao bền lâu được vậy mà chúng tôi vẫn cứ nắm tay nhau đi hết 4 năm đại học rồi ra trường đi làm cũng không thay lòng đổi dạ. Gia đình hai bên biết chúng tôi yêu nhau cũng rất ủng hộ. 3 năm sau khi chúng tôi ra trường bố mẹ cũng giục cưới vì cả 2 đã có công việc ổn định hết cả rồi.
Những tưởng cuộc đời của tôi như vậy là quá êm xuôi rồi thì sóng gió từ đâu lại ập đến đúng vào thời điểm mà tôi có nằm mơ cũng không bao giờ ngờ được.
Ảnh minh họa.
Tôi vốn là con một, bố mẹ hiếm muộn nên mãi mới sinh được tôi. Hơn 20 năm qua, tôi luôn được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Thực ra, gia đình tôi cũng không phải khá giả gì nhưng bố mẹ cố gắng dành dụm, tích cóp cũng cố mua được một ngôi nhà ở ven đô. Bố bảo rằng, đó là của hồi môn mà bố mẹ cho tôi để đến khi có gì xảy ra thì còn lấy đó làm "phao cứu sinh".
Khi yêu, tôi không hề đả động đến chuyện tôi có một ngôi nhà vì tôi hiểu rõ anh ấy, anh không bao giờ tham lam hay chỉ nhìn vào của cải để lấy tôi. Vả lại gia đình anh ấy cũng có điều kiện, căn nhà ấy, tôi biết, chẳng thấm vào đâu so với cơ ngơi của bố mẹ anh trên thành phố. Mãi cho đến gần đây, khi hai gia đình đã bàn chuyện cưới xin xong xuôi, tôi mới nói với anh về chuyện căn nhà bố mẹ cho vì tôi nghĩ đơn giản rằng đã là vợ chồng thì không nên giấu giếm chuyện gì nữa, để anh biết cũng không sao.
Nào ngờ anh lại đem chuyện ấy kể với bố mẹ bên đó, thế rồi ông bà nảy ra ý định thế này. Họ bảo tôi bán căn nhà ấy đi rồi họ sẽ cho thêm 1 ít tiền nữa để mua căn nhà lớn hơn và đương nhiên, sổ đỏ sẽ đứng tên con trai của ông bà. Tôi nghe thấy mà há hốc miệng, cứng họng không thể nói thêm câu nào nữa. Tôi bảo: "Để con về thưa với bố mẹ đẻ của con xem sao đã". Miệng thì nói vậy nhưng trong lòng tôi trào dâng cơn tức giận, tôi không ngờ ông bà ấy lại tính toán đến mức vậy, trong khi giá trị căn nhà của tôi gấp vài chục lần số tiền ông bà ấy cho.
Tôi cứng họng với lời đề nghị từ gia đình nhà chồng - Ảnh minh họa.
Tôi về kể hết đầu đuôi câu chuyện với bố mẹ thì bố tôi nổi trận lôi đình. Ông quát lớn: "không cưới xin gì hết nữa, nói như vậy mà nghe được sao". Kể ra bố tôi nói cũng có lý, giờ chưa cưới mà gia đình đó đã tham của cải như vậy thì sau này còn nhiều vấn đề khác nữa. Cuộc đời không ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra, nếu lỡ tôi và anh không sống được với nhau thì chắc chắn người thiệt thòi sẽ là tôi. Điều bố tôi lo lắng nhất là giờ đến lúc cưới rồi gia đình đó mới lộ ra "bộ mặt thật", liệu tôi có thể sống yên ổn trong một gia đình chỉ coi trọng vật chất như vậy.
Thêm nữa, khi tôi nói chuyện này với chồng sắp cưới thì anh cau mày giận dữ nói rằng tôi nhỏ nhen, ích kỷ và không tin tưởng anh. Anh bảo cưới nhau về rồi thì của vợ cũng là của chồng, đi đâu mà thiệt, rồi anh còn bảo tôi nói xấu, đặt điều cho bố mẹ anh để mọi chuyện mới trở nên rối tung ra như vậy. Tôi không thể hiểu được bố mẹ anh đã nói với anh những gì để biến một người đàn ông từng bảo vệ tôi hết lòng lại quay ra trách móc tôi như vậy. Anh không hề đặt mình vào hoàn cảnh của tôi lúc này để hiểu, thông cảm cho tôi.
Hình ảnh minh họa
Giờ tôi hoang mang lắm, nếu nghe theo bên nhà chồng thì bố mẹ tôi nhất định không đồng ý, tôi đã cố gắng thuyết phục bố mẹ nhưng không được. Còn nếu tôi từ chối lời đề nghị của gia đình bên đó, chắc chắn sẽ mất lòng ông bà ấy và có lẽ cuộc sống làm dâu sau này của tôi cũng khổ trăm bề.
Theo afamily.vn
Phụ nữ có đẹp hay không là nhờ vào đàn ông! Ai cũng nghĩ phụ nữ chỉ cần son phấn, quần áo đắt tiền một chút sẽ tự động xinh đẹp không tỳ vết. Tuy nhiên sự thật là họ sẽ rạng ngời hạnh phúc khi được người đàn ông của mình đối đãi đàng hoàng, tử tế. Trong buổi họp lớp, Trung dẫn theo vợ. Thành cũng tự tin dắt theo người vợ...