Tự điều trị viêm gan bằng thuốc nam, bệnh nhân hôn mê sâu
Sau khi bác sĩ chẩn đoán bị viêm gan, nam bệnh nhân được kê toa sử dụng thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, sau thời gian uống thuốc thấy diễn tiến chậm, người bệnh đã bỏ điều trị, tự ý sử dụng thuốc nam không rõ loại dẫn tới nguy kịch tính mạng vì hôn mê gan.
Ngày 29/4, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân 115, TPHCM cho biết, tại đây đang điều trị cho một trường hợp bị Hội chứng não – gan rất nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân là M.V.V. (54 tuổi ngụ tại An Giang) được chuyển đến khoa Hồi sức Tích cực Chống độc trong tình trạng hôn mê sâu.
Ông V. suýt mất mạng vì tự ý điều trị viêm gan bằng thuốc nam không rõ loại
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình được biết, cách đây 2 năm ông M.V. được bệnh viện địa phương chẩn đoán bị viêm gan siêu vi B. Người bệnh được bác sĩ kê toa, điều trị theo liệu trình. Thấy sức khỏe bình phục chậm, bệnh nhân tự kết hợp toa thuốc bác sĩ kê với thuốc nam. Sau đó, bệnh nhân bỏ hoàn toàn thuốc theo đơn, tự ý điều trị bằng thuốc nam không rõ loại. Cách đây 3 tháng, khi sức khỏe diễn tiến xấu, bệnh nhân đi thăm khám thì được chẩn đoán bị xơ gan.
Tuy nhiên, thay vì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lại tự uống thuốc nam không rõ loại. Cách nhập viện 2 ngày, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, ôn ói, tiêu phân đen sệt, ngủ gà, tiếp xúc chậm. Khoảng 4 giờ sáng ngày nhập viện người nhà phát hiện bệnh nhân hôn mê tại giường, lay gọi không đáp ứng nên đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng hôn mê sâu.
Video đang HOT
Tại đây, người bệnh được đặt nội khí quản, thở máy, các kết quả xét nghiệm, siêu âm cho thấy ông V. bị hôn mê gan trên nền bệnh lý xơ gan viêm gan B mạn tính; xuất huyết tiêu hóa; tăng huyết áp, người bệnh được chỉ định hồi sức, điều trị nội khoa tích cực, nội soi cầm máu tại vị trí giãn tĩnh mạch đường tiêu hóa.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc kết hợp đông tây y trong điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân xuất hiện co giật, tri giác không cải thiện, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, các bác sĩ phải tiến hành các bước hồi sức tích cực, theo dõi liên tục. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện, các chỉ số sinh hiệu ổn định, được cai máy thở, tri giác tỉnh táo.
Từ trường hợp trên, BS Nguyễn Thị Diệu Huyền, khoa Hồi sức Tích cực Chống độc khuyến cáo: “Xơ gan là bệnh lý gan mạn tính gây suy giảm chức năng tế bào gan; bệnh não gan hay còn gọi là hội chứng não gan là biến chứng rất nguy hiểm của xơ gan gây nên. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh thậm chí có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được điều trị kịp thời. Để tránh nguy hiểm, người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, khi có dấu hiệu bất thường cần lập tức đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị”.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc đông tây y. Cần tránh làm nặng thêm tình trạng suy tế bào gan như dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, ăn uống dư protein. Ngoài ra cần tránh bị táo bón bằng cách ăn các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả…). Nên chích ngừa vắc xin cúm định kỳ để hạn chế bị nhiễm trùng thúc đẩy bệnh nhân vào bệnh não gan.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Hỏng gần hết gan thận chỉ vì uống nấm linh chi chữa bệnh
Mắc bệnh viêm gan B, suy thận nhưng không điều trị triệt để, bệnh nhân tự tìm đến nấm linh chi với mong muốn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, càng uống, sức khoẻ bệnh nhân càng yếu.
Ngày 16/10, tình hình bệnh nhân nặng được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị trong tình trạng suy thận độ IV, suy gan nặng, được lọc máu cấp cứu hai lần.
Ngày 21/10, bệnh nhận rơi vào tình trạng hôn mê, thở máy. Dù đã được áp dụng kỹ thuật lọc máu, nhưng do diễn biến nặng dần, hôn mê sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Qua khai thác bệnh sử và người nhà, bệnh nhận bị viêm gan B và suy thận mạn giai đoạn III. Bệnh nhân uống nấm linh chi khoảng 3 tháng nay. Trong 1 tháng gần đây, da bệnh nhân ngày càng vàng, đã được điều trị tại bệnh viện tuyến dưới không đỡ.
Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu, khoa từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân dùng các thuốc nam điều trị bệnh mạn tính như viêm gan, xơ gan cũng như được dùng các thuốc bổ như linh chi không rõ nguồn gốc gây tình trạng nhiễm độc suy gan, suy thận nặng. Điều khó khăn khi điều trị nhiễm độc thuốc nam là không có thuốc đặc hiệu.
Nhiễm độc thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ, có người uống tới cả chục thang mới có biểu hiện nhiễm độc nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đáng lo ngại, đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng nên điều trị rất khó khăn.
Để tránh ngộ độc do thuốc nam, các bác sĩ khuyến cáo: bệnh nhân nên khám tại các cơ sở y tế tin cậy, và đúng chuyên khoa. Khi dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đơn thuốc phải ghi thành phần thuốc, hàm lượng thuốc, cũng như liều lượng sử dụng.
Đặc biệt cần lưu ý tránh chữa bệnh theo phương thức truyền miệng thiếu cơ sở khoa học, bởi tất cả các thuốc dùng không đúng có thể tương tác gây nhiễm độc cho người bệnh, hậu quả khôn lường.
Theo giadinhmoi
Xúc động con rể đưa bố vợ từ "án tử ung thư gan" trở về khỏe mạnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã thực hiện được 5 ca ghép gan đầu tiên giúp bệnh nhân ung thư gan có cơ hội được điều trị tốt hơn. Đây là một bước tiến quan trọng trước tình trạng bệnh ung thư gan đang đứng đầu ở Việt Nam. Bác sĩ Long chăm sóc bệnh nhân. Ảnh báo TT Con rể...