Từ dịch Corona 2019 nghĩ về vị bác sĩ chết để nhân loại được sống
Vào ngày này 17 năm về trước, thế giới đã trải qua một trong những giai đoạn đen tối và hoang mang nhất bởi một dịch bệnh.
Đó chính là SARS, và một trong những người anh hùng đã hi sinh để kéo nhân loại khỏi hố đen năm ấy, chính là Carlo Urbani, vị bác sĩ đã chết để nhân loại được sống.
Sars là hội chứng hô hấp cấp tính nặng và do một loại virus có tên là Coranavirus gây ra (cùng họ với virus Vũ Hán hiện tại). Sars được ghi nhận ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 8.422 người mắc. Trong đó, có 916 người chết (tỷ lệ tử vong là 10.87%). Sars gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới du lịch, kinh tế, chính trị và xã hội của nhiều nước. Kinh tế thế giới ước tính bị thiệt hại tới 150 tỷ USD, trong đó riêng các nước Đông Á và Đông Nam Á thiệt hại tới 28,4 tỷ USD. Tất cả những con số này sẽ không dừng lại ở đây nếu không có sự xuất hiện của vị bác sĩ đáng kính Carlo Urbani.
Ngày 6 tháng 1 năm 2000, Carlo Urbani nhận công việc mới tại WHO, và nhiệm vụ lần này của ông là ở Việt Nam. Ông và gia đình đến Hà Nội vào khoảng tháng 5 năm 2000. Tại Việt Nam, vị trí công tác của ông là chuyên gia tư vấn cho WHO về kiểm soát bệnh do ký sinh trùng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, kỳ hạn công tác là 3 năm.
Vào ngày 28 tháng 2 năm 2003, bác sĩ Carlo Urbani được mời tới Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) để theo dõi bệnh của Johny Chen, doanh nhân người Mỹ đã bị ốm và được các bác sĩ chẩn đoán là bị bệnh cúm nặng. Ông nhận thấy Johny Chen không phải bị cúm mà có thể là một căn bệnh mới rất dễ lấy nhiễm. Ngay lập tức ông đã thông báo tới WHO, từ đó bắt đầu một chiến dịch phản ứng hữu hiệu nhất trong lịch sử trong việc phòng chống bệnh dịch nghiêm trọng. Ông cũng đã thuyết phục Bộ Y tế Việt Nam cho cách ly và theo dõi khách du lịch, do đó làm chậm sự lây lan của căn bệnh này.
Bác sĩ Carlo cũng được cảnh báo về sự nguy hiểm về căn bệnh này, ông hoàn toàn có quyền và có lý do về nước để đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Nhưng không, ông thường xuyên túc trực bên giường bệnh, an ủi động viên và tìm cách chữa trị cho bệnh nhân. Nhờ sự kiên trì, lòng nhiệt huyết cộng thêm kiến thức của một chuyên gia truyền nhiễm, bằng những nghiên cứu đầu tiên của mình tại Việt Nam, bác sĩ Carlo đã giúp đồng nghiệp nhanh chóng xác định virus gây bệnh.
Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) do virus coronavirus gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc.
Video đang HOT
Tháng 3/2003, bác sĩ đi dự hội nghị khoa học ở Thái Lan. Vừa đặt chân xuống sân bay, ông thấy người mệt mỏi và sốt. Là người tiếp xúc trực tiếp và đối phó với căn bệnh SARS, Carlo hiểu rất rõ điều gì đang đến với mình. Một đồng nghiệp là bạn thân lao đến ôm, nhưng Carlo gạt đi, yêu cầu người bạn tránh xa, rồi kiên nhẫn đợi xe cứu thương đến. Bà Giuliani Chiorrini đưa các con đến Bangkok, phòng bệnh của ông dược cách ly tuyệt đối, do đó vợ của ông, bà Chiorrini, chỉ có thể nhìn qua cửa và nói chuyện với ông qua bộ đàm, Carlo kịp nhìn mặt vợ con lần cuối, trong đó có đứa con út vừa tròn 4 tuổi.
Trong một khoảnh khắc tỉnh táo, đồng nghiệp thông báo cho Carlo biết cơn sốt của ông đã hạ. Nhưng Carlo không hề ảo tưởng, biết SARS đã không tha mạng sống của mình. Tâm nguyện trước khi nhắm mắt, Carlo đề nghị các bác sĩ cắt lá phổi của mình để lại làm tiêu bản nghiên cứu. Và ông mãn nguyện: “Công việc liên quan đến tôi, dù nguy hiểm nhưng tôi thấy thoải mái, giờ đây tôi đã có tất cả”. Sau 18 ngày được điều trị đặc biệt, Carlo Urbani đã qua đời vào lúc 11:45 sáng ngày 29 tháng 3 năm 2003. Sau khi ông mất 2 tuần, một loại virus chủng corona (sau được đặt tên là virus SARS) đã được nhận diện là nguyên nhân gây bệnh và đại dịch SARS được khống chế.
Tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet viết: Biết công việc của mình đang làm là nguy hiểm, nhưng Carlo Urbani nói với vợ “Nếu không làm những công việc này thì chúng ta đến đây để làm gì? Chẳng lẽ ngồi đọc thư điện tử, ký văn bản giấy tờ, đi dự tiệc? Chúng ta không được ích kỷ, mà phải suy nghĩ và hành động vì sự sống của người khác. Nhiệm vụ của bác sĩ là đến bên người bệnh”".
Trong thời gian ở Việt Nam, bác sĩ Carlo tự đi xe máy, thỉnh thoảng ông đưa vợ con về các làng quê, sống cùng những người nông dân chân lấm tay bùn. Ngày 7 tháng 4 năm 2003, bác sĩ Carlo Urbani được truy tặng Huân chương công trạng vì Y tế cộng đồng hạng Vàng, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ các vấn đề xã hội Ý.
Nhờ có bác sĩ Carlo Urbani cùng sự hi sinh của 6 y bác sĩ cả trong và ngoài nước, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đã tiêu diệt được bệnh SARS. Ngày 9 tháng 5 năm 2003, Bộ Y tế Việt Nam đã truy tặng ông Huân chương Hữu nghị và Huy chương Vì sức khỏe nhân dân. Để tưởng nhớ công lao và sự hi sinh của ông, WHO và các nhà nghiên cứu đã dành tặng ông các kết quả nghiên cứu về virus SARS.
“Khi xảy ra một sự việc, một khi bắt tay làm sẽ có thể hình thành một “thế” lớn mạnh. Đây chính là “thời thế”. Mà người nằm trong “thời thế” và có thể thay đổi thời thế sẽ là anh hùng mà chúng ta nói đến.” Cũng như hiện tại khi virus Vũ Hán đang hoành hành và không có dấu hiệu suy giảm, thì hãy bình tĩnh, chọn lọc thông tin và hãy đặt niềm tin vào những người đang ở tuyến đầu của bệnh dịch để chiến đấu. Đừng tự hại mình và đồng bào vì sự thiếu hiểu biết và cả tin.
Trần Mạnh Kiên
Theo canhco.net
Tim ngừng đập suốt nhiều giờ, 7 học sinh trở về từ cõi chết đầy bất ngờ
7 trẻ em trong cùng một lớp học về cơ bản đã "chết" được nhiều giờ đồng hồ cho đến khi các bác sĩ có mặt để sơ cứu.
Katrine là một trong số 7 học sinh từng may mắn sống sót.
Theo Express, bộ phim tài liệu mới của BBC với tựa đề: "Sự sống sau khi chết: Làm cách nào 7 trẻ em hồi sinh", mô tả sự kiện những đứa trẻ rơi xuống hồ nước lạnh giá.
Phim tài liệu nhắc đến Katrine, người năm nay đã ngoài 20. Năm 2011, Katrine cùng các bạn đi dã ngoại trong chuyến đi do nhà trường sắp đặt thì gặp tai nạn. Tổng cộng có 7 trẻ em rơi xuống nước lạnh và về cơ bản đã "chết", do tim ngừng đập.
8 năm sau, Katrine bật khóc khi quay trở lại nơi mình suýt chút nữa bỏ mạng. Cô nói: "Tôi vẫn còn nhớ như in. Tôi cảm thấy rất lạnh, có băng đóng trên mặt nước".
Một người sống sót khác tên Casper nói: "Thời tiết khi đó rất xấu, có gió lớn. Chiếc thuyền lật ngửa giữa dòng sông. Tất cả mọi người rơi xuống nước".
Casper nhớ về khoảnh khắc trước khi tim ngừng đập.
Katrine gợi nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng, khi mọi người la hét, hoảng hốt. "Ai cũng hoảng sợ. Giáo viên nói chúng tôi phải tự bơi vào bờ, không còn cách nào khác".
Nhiệt độ của nước khi đó chỉ 2 độ C. Các trẻ em chỉ còn cách bờ vài trăm mét. Casper nói: "Tôi cảm giác như bị tê cứng, không thể bơi được. Các bạn khác đưa tôi vào bờ".
Tim Capser ngừng đập cùng với 6 trẻ em khác cho đến khi được đưa lên bờ. Nhà trường khi đó gọi cứu hộ khẩn cấp.
Đến khi các nhân viên y tế có mặt, các trẻ em đã "chết" được 2 giờ. Tiến sĩ Michael Jaegar Wansche chia sẻ: "Các trẻ em khi đó người lạnh toát. Chúng tôi thấy vẫn còn cơ hội. Họ chưa thực sự chết, vẫn còn tia hi vòng".
Tình trạng hạ thân nhiệt khiến tim của 7 trẻ em ngừng đập, nhưng cũng nhờ đó mà làm giảm quá trình trao đổi chất, khiến cơ quan nội tạng vẫn được bảo toàn. "Đến lúc đó, chúng tôi làm ấm máu các trẻ em mỗi 1 độ C trong 10 phút. Nhiệt độ cơ thể của Casper ban đầu là 17,5 độ C. Nhịp tim trở lại khi nhiệt độ cơ thể tăng lên mức 26 độ C".
Người dẫn chương trình trong phim tài liệu đặt câu hỏi: "Vậy còn não bộ? Liệu các bệnh nhân đó có thể hồi phục?"Tiến sĩ Wansche nói: "Chúng tôi đã kiểm tra và không thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường. Đây có lẽ là sự kiện có nhiều nạn nhân bị hạ thân nhiệt được hồi sinh nhất từ trước đến nay. Họ đã hoàn toàn bình phục".
Theo danviet.vn
Thiếu nữ bị tổn thương não sau khi gây mê trước ca phẫu thuật ngực. Những tưởng sẽ có diện mạo mới xinh đẹp hơn với bộ ngực mới, một thiếu nữ gốc Việt ở Mỹ lại thành người thực vật sau khi gây mê trước ca phẫu thuật. Thiếu nữ bị tổn thương não sau khi gây mê trước ca phẫu thuật ngực. Emmalyn Nguyen, 18 tuổi, bị ngừng tim ngay trước khi các bác sĩ làm...