Từ Đất Tổ đến miền biên viễn Cao Bằng
45 năm kỷ niệm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979-2024), từ vùng Đất Tổ, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh đến miền biên viễn của Cao Bằng.
Đây là tỉnh có nhiều cột mốc nhất trong số 7 tỉnh biên giới phía Bắc với 634/1971 cột mốc.
Cột mốc 836
Vượt gần 300km từ Phú Thọ lên thành phố Cao Bằng, thêm hơn 80km nữa để vào huyện lỵ Trùng Khánh và ngược về xã Đàm Thủy, thác Bản Giốc hiện ra ngỡ ngàng trong vẻ đẹp nguyên sơ giữa núi rừng Việt Bắc.
Cột mốc 836 (2) ở thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc, hơn cả một địa danh, hơn cả một thắng cảnh, dòng thác được coi như một đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 14/1/2009, cột mốc cuối cùng được cắm trên địa phận biên giới tỉnh Cao Bằng, tiếp giáp với Trung Quốc là cột mốc ở thác Bản Giốc – cột mốc 836 (2). Ngay thời điểm đó Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có bài viết “Việt – Trung xem xét hợp tác du lịch ở thác Bản Giốc”, nhấn mạnh hai bên (Việt Nam và Trung Quốc) sẽ ký một thỏa thuận cấp Chính phủ về vấn đề hợp tác khai thác tiềm năng du lịch tại đây.
Cả một dải biên cương phía Bắc dài hơn 1.400km núi phủ mây phong, tấc đất nào không nhuốm mồ hôi xương máu tiền nhân? Có dòng suối, con sông, tên núi, tên làng… nào lại không vang lên lay động cõi lòng người Việt? Nhưng Bản Giốc lại khác, đó là nơi có một dòng thác tự nhiên đẹp vào hàng đệ nhất danh thác của Đông Nam Á và xếp thứ 4 thế giới.
Các chiến sỹ Đồn biên phòng Đàm Thủy kiểm tra hiện trạng và vệ sinh cột mốc 836 (2)
Thác Bản Giốc, từ năm 1922 đã được miêu tả trong tư liệu của Sở Địa chất Đông Dương thế này: “…Đây là một vùng đẹp nhất của Tonkin (tức miền Bắc), nếu không vì xa xôi và phương tiện lưu thông khó khăn nó rất xứng đáng để du khách đến thăm viếng với những hang động, những cây cầu chữ Z bắc lên những tảng đá băng qua sông, và nhất là cái thác hùng vĩ, gọi là thác bậc thềm có tên Tu Tong (Tụ Tổng) được người châu Âu biết đến nhiều qua tên thác Bản Giốc”. (Bulletin du service géologique de l’Indochine – 1922, trang 34).
Giờ đây, đối diện với dòng thác đang tung bọt ngang trời kia, một cảm xúc rất lạ chợt dâng lên nơi lồng ngực chúng tôi. Ấy chính là xúc cảm chủ quyền, cái cảm thức vừa thiêng liêng, vừa đau đáu nỗi dấu yêu với tấc núi tấc sông trong lời Bác dạy “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên đẹp nhất thế giới
Video đang HOT
Cột mốc 836 đã cắm cả hai phía thác, bên phía Việt Nam là mốc 836 (2), bên đất Trung Quốc là mốc 836 (1). Đường biên giới đã phân định đi từ cột mốc 835 trên cồn Pò Thoong chạy xuống điểm giữa của mặt thác chính, rồi chạy dọc theo dòng chảy sâu nhất của sông Quây Sơn. Phía Việt Nam sở hữu phần thác phụ và một nửa thác chính, phía Trung Quốc sở hữu một nửa thác chính phía bờ bắc sông Quây Sơn. Cả mặt sông phía chân thác thành khu vực khai thác du lịch chung, khách từ Việt Nam hay từ Trung Quốc đều có thể lên bè trên dòng Quây Sơn để ngắm thác từ nhiều góc độ. Chúng tôi đi gặp đúng ngày nắng, cầu vồng bảy sắc hắt lên từ bụi nước của thác, sáng bừng một vùng biên viễn…
Từ chứng nhân lịch sử đến điểm đến du lịch
Theo Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc (năm 1999), phần thác phụ hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Việt Nam, phần thác chính chia đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thác chính có độ cao 70m, độ sâu 60m rộng 300m chia thành 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với hai bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng nguyên sinh, mặt sông này hai bên Việt Nam và Trung Quốc cùng sử dụng chung.
Tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023 với chủ đề “Cội nguồn và bản sắc Then Tính Cao Bằng” với sự tham gia của 1.000 người
Thác Bản Giốc nằm trên dòng sông Quây Sơn, con sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Khi chảy đến khu vực Bản Giốc, con sông chia thành 2 nhánh và hạ thấp độ cao, tạo thành thác Bản Giốc. Với cảnh sắc kỳ vỹ, từ lâu, thác Bản Giốc đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, chính vì lẽ đó mà công tác cắm mốc biên giới tại con thác này gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2001, mốc biên giới đầu tiên được cắm trên thực địa nhưng phải đến tận ngày 14/1/2009 mới cắm được cột mốc ở chân thác, phía Việt Nam là cột mốc 836 (2), còn Trung Quốc là cột mốc 836 (1). Đây là cột mốc được cắm cuối cùng ở biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi phân giới xong toàn tuyến biên giới đất liền, chính phủ hai nước đã ký 3 Hiệp định để quản lý địa giới. Riêng ở khu vực thác Bản Giốc, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc gọi là thác Đức Thiên). Các mốc 835, 836 được cắm tại khu vực Thác Bản Giốc (Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng) năm 2001 đã tạm chấm dứt các vụ tranh chấp.
Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn hát Then, đàn Tính tại thác Bản Giốc để giới thiệu quảng bá vẻ đẹp non nước Cao Bằng
Tháng 9 năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc đã triển khai vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc), hoạt động đưa đón khách du lịch qua lại khu cảnh quan được hai đơn vị lữ hành hai bên phối hợp khá nhịp nhàng, bố trí đầy đủ lực lượng chức năng, đảm bảo an toàn cho du khách.
Đường cây biên giới là công trình do Đoàn thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương thực hiện tại thác Bản Giốc
Các lực lượng chức năng cũng thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ biên giới, giám sát chặt chẽ hoạt động xây dựng các công trình trong Khu cảnh quan của phía Trung Quốc; phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn Trung Quốc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, xử lý giải quyết các vụ việc, tổ chức tuần tra song phương, đảm bảo an ninh trật tự trong Khu cảnh quan. Tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023, Chương trình hát Then, đàn Tính với chủ đề ” Cội nguồn và bản sắc Then Tính Cao Bằng” với sự tham gia của 1.000 người để giới thiệu quảng bá vẻ đẹp non nước Cao Bằng, đưa Bản Giốc trở thành một điểm đến không thể thiếu khi đến miền biên viễn.
Bản Giốc trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến miền biên viễn Cao Bằng
… Trên chiếc thuyền du lịch thác Bản Giốc, giữa dòng Quây Sơn, neo thật lâu nơi chân thác, chúng tôi cảm nhận hơi nước se lạnh thấm qua lòng mình cùng những yêu thương với miền đất địa đầu biên ải. Có lẽ, thấm nhuần lời di huấn của người xưa mà bao đời nay, các cư dân sinh sống trên dải đất này đã ngày đêm canh giữ từng gốc cây, ngọn cỏ của đất nước mà cha ông để lại. Cùng với những cột mốc được phân định theo luật pháp quốc tế thì những người con ưu tú của đất Việt cũng chính là những cột mốc chủ quyền sống động nhất, đẹp đẽ nhất.
Mùa xuân, hãy đến thác Bản Giốc!
Tôi đến thác Bản Giốc vào những ngày cận tết. Không khí tết nơi đây cũng chưa rộn ràng là mấy, bởi bà con nông dân vẫn mải lo nông vụ.
Bởi vậy, tết ở Cao Bằng cũng rất bình dị như chính con người nơi đây.
Thác Bản Giốc nhìn trên cao xuống. Ảnh: ĐÀO TRANG
Mỗi mùa thác Bản Giốc có một vẻ đẹp riêng. Ảnh: ĐÀO TRANG
Đặt chân lên mảnh đất Cao Bằng. Tôi mạnh dạn hỏi địa điểm du lịch đẹp nhất. Người dân địa phương liền chỉ tay: "Chỉ có thác Bản Giốc là tuyệt đẹp, không đi là phí một đời nhưng nó đẹp nhất là mùa lúa chín, độ tháng 9, tháng 10. Bởi lúc này cảnh sắc, nước non hiền hòa, là lúc người xem mãn nhãn nhất và cũng là lúc con thác êm đềm nhất có thể".
Dòng thác vẫn giữ nguyên màu xanh ngọc hút mắt du khách. Ảnh: ĐÀO TRANG
Tuy nhiên, lúc tôi tới Cao Bằng cũng là lúc cơn gió rét ập về, gió thổi hiu hiu và mưa bụi bắt đầu tung bay. Tôi quyết định phải tới thác Bản Giốc dù mùa xuân, dù không phải là lúc nó đẹp nhất.
Du khách vẫn thường tới đây để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: ĐÀO TRANG
Thác nước vào mùa xuân hiền hòa, êm dịu hơn mùa hè. Ảnh: ĐÀO TRANG
Tôi bắt đầu nhìn thấy thác Bản Giốc khi đôi chân đã mỏi nhừ. Bởi người dân địa phương chỉ tôi rằng muốn nhìn ngắm trọn vẹn con thác thì phải leo lên chùa Phật Tích. Đúng thế, đứng phía trên sân chùa Phật Tích, phóng tầm mắt ra xa chính là dòng thác đang đổ về. Dòng nước chảy êm ả, từ từ hạ dòng nước xuống lòng sông, êm đềm chảy xuống hạ nguồn.
Nhiều du khách vẫn thuê thuyền để vào thác gần hơn. Ảnh: ĐÀO TRANG
Mùa này nước tuy ít song dòng nước hiền hòa, dòng nước vẫn giữ nguyên màu xanh vốn có của nó. Tôi liên tưởng đến những người dân ở Cao Bằng cũng nhẹ nhàng và dịu dàng như chính dòng thác này vậy.
Góc nào cũng đẹp tuyệt trong mắt du khách. Ảnh: ĐÀO TRANG
Sau khi chiêm ngưỡng từ xa, tội đặt chân tới gần dòng thác hơn. Thác Bản Giốc có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ấn tượng, nằm ở khu vực biên giới Việt-Trung thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm mà người dân địa phương vẫn hay kể. Thác nằm trên dòng chảy của con sông Quây Sơn, được biết đến là thác nước tự nhiên đẹp nhất Đông Nam Á. Thác Bản Giốc ở giữa có một mô đất rộng phủ đầy cây, khiến xẻ dòng nước thành ba luồng chính và chia thác thành hai phần. Phần thác ở phía nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Phần thác ở phía dưới gọi là thác Thấp mà cũng là thác chính, có lượng nước lớn, nằm ở phía bắc trên biên giới Việt-Trung. Dưới chân thác là một mặt sông rộng, hai bên bờ là những vạt cỏ xanh mướt, ngoài xa là cây rừng thấp thoáng rất nên thơ.
Mặc dù thời tiết rất lạnh nhưng người dân ghé thăm thác Bản Giốc rất đông. Nhiều người còn thuê thuyền đẩy ra giữa dòng để nhìn ngắm thác chảy. Đa phần người dân cho rằng ngày thường thác nước lớn nên không thể đưa thuyền tới gần được, nay mùa đông nước ít hơn nên có thể tới gần hơn.
Góc nào của thác cũng đẹp. Ảnh: ĐÀO TRANG
Tôi thấy rằng dù là mùa xuân hay mùa hè thì thác Bản Giốc vẫn mang lại hương vị riêng cho người thưởng thức nó. Lúc thì ồn ào, mãnh liệt như những bọt nước trắng xóa khi gặp dòng nước lớn, song cũng có lúc thác bỗng hiền dịu như người mẹ chờ những đứa con về ăn tết vậy.
Những điểm du lịch lý tưởng ở Cao Bằng Đến Cao Bằng, du khách không nên bỏ qua các điểm tham quan nổi tiếng như thác Bản Giốc, núi Mắt Thần, Suối Lê - nin... Cao Bằng là địa phương được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ, huyền bí nhưng không kém phần lãng mạn. Khi đến đây du khách sẽ được tận hưởng sự yên...