Mù Là – Điểm đến mùa Xuân
Vào dịp Xuân về, huyện Pác Nặm sẽ tổ chức lễ hội Mù Là vào tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội nhằm lưu giữ nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người bản địa, thu hút đông đảo cư dân địa phương và du khách đến tham gia.
Người dân địa phương trồng các loại hoa tạo điểm nhấn cho du khách tham quan, chụp ảnh
Năm nay, huyện Pác Nặm sẽ tổ chức Lễ hội Mù Là trong 3 ngày, từ ngày 20/2 đến ngày 22/2/2024 (tức ngày 11 đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Điểm tổ chức Lễ hội tại đèo Ngạm Váng, thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm. Nơi đây còn là điểm lý tưởng để dã ngoại, cắm trại, tìm về với thiên nhiên an lành.
Mù Là là nơi cao nhất của thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh đẹp ấn tượng. Bên cạnh những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau lưng chừng núi là những vườn hoa rực rỡ đa màu sắc giữa núi non hùng vĩ. Cảnh quan nơi đây cũng được huyện quan tâm đầu tư để tạo đà phát triển du lịch. Cùng với đó, Mù Là còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Mông.
Phối cảnh khu vực tổ chức Lễ hội Mù Là năm 2024
Lễ hội Xuân năm nay, Mùa Là sẽ có nhiều hoạt động như: Khấn Lễ cầu mùa; Chương trình nghệ thuật quần chúng; cắm trại; các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian… Ngoài ra, Ban Tổ chức bố trí khu vực ném Pao và thổi Khèn Mông, quay Sảng phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm và tham gia.
Đến đây, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân tộc thú vị mang đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc nơi này như: Mèn mén, gà ta nướng, cá suối nướng, thịt lợn ta bản địa đun ống tre, lạp sườn, thịt lợn treo gác bếp…
Video đang HOT
Khám phá vẻ đẹp Mù Là và hòa mình vào lễ hội này, du khách sẽ càng hiểu thêm về sắc màu văn hóa của bà con vùng cao Pác Nặm.
Trải nghiệm du lịch ở buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk
Người Êđê vẫn còn lưu giữ lại những căn nhà mang đậm nét văn hóa bản địa để làm du lịch.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Võ Tiến Dũng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết TP đã và đang xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, phát triển văn hóa, gắn với bảo tồn tại bốn buôn.
Buôn Akô Dhông nơi còn lưu giữ được văn hóa của người dân bản địa. Ảnh: VŨ LONG
Buôn Akô Dhông ở phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được đánh giá là buôn đẹp nhất của người Êđê ở khu vực Tây Nguyên. Trong quá trình tham quan, trải nghiệm du khách thập thập phương đều chọn nơi này là điểm đến.
Cả buôn làm du lịch
Gia đình anh Ngô Thanh Hải (43 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng) lên TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để nghỉ dưỡng dịp cuối tuần. Anh cho biết, tiêu chí của gia đình anh chọn một nơi yên tĩnh, nhưng phải có "màu sắc" của người dân bản địa.
Theo lời hướng dẫn của những người bạn, anh Hải đưa cả nhà đến buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột. "Tôi nghe nói, buôn này vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa của đồng bào người Êđê. Dịch vụ phục vụ ở đây cũng tương đối đa dạng, nhiều sản phẩm mới lạ và giá cả rất hợp lý" - anh Hải mở đầu câu chuyện.
Một quán cà phê tại buôn Akô Dhông. Ảnh: VŨ LONG
Tiếp đó, sáng chủ nhật, anh Hải cùng những người bạn đến Khu du lịch sinh thái Akô Ea. Tại đây, một chương trình ca nhạc được tổ chức khá bài bản, khi có đầy đủ đội ngũ múa cồng chiêng, khoác trên mình những chiếc áo, váy thổ cẩm truyền thống.
"Chúng tôi ngỡ ngàng về những gì mà người dân nơi vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa của người xưa để lại. Sau chuyến du lịch này, tôi sẽ giới thiệu với anh em, đồng nghiệp trong chuyến đi nghỉ dưỡng sắp tới sẽ chọn buôn Akô Dhong là điểm đến, trải nghiệm" - anh Ngô Thanh Hải chia sẻ.
Buôn Akô Dhông là buôn của người Êđê được đánh giá là buôn làng đẹp nhất Đắk Lắk - Tây Nguyên, với diện tích hơn 62 ha; có 247 hộ/1.004 nhân khẩu (trong đó dân tộc Êđê 64 hộ, 317 nhân khẩu). Buôn này hiện có 32 ngôi nhà dài truyền thống, cùng nhiều bộ cồng chiêng, nhạc cụ, các nghệ nhân, đội văn nghệ và các nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm rượu cần...) được người dân trong buôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ .
Chị H'KJăp Niê (41 tuổi, chủ Khu du lịch sinh thái Akô Ea) cho biết khu lịch của chị được gia đình phát triển dựa trên ý tưởng về đời sống của người Êđê. "Tất cả không gian đều mang bản sắc của người bản địa và hơn 90% người làm tại khu du lịch đều là người Êđê. Ẩm thực chúng tôi phục vụ khách cũng là những món ăn, thức uống của người Êđê" - chị H'KJăp Niê cho hay.
Già làng Ama Denny trao đổi với PV. Ảnh: VŨ LONG
Gần Khu du lịch sinh thái Akô Ea, gia đình già làng buôn Akô Dhông (là con rể của già Ama H'rin, người khai phá ra buôn cổ Akô Dhông) là ông Ama Denny cũng mở mô hình kinh doanh, dựa trên nền tảng văn hóa của cha ông để lại.
"Khu kinh doanh của chúng tôi có bảy người làm thường xuyên, đều là người quen trong gia đình" - già Ama Denny cho hay. Đồng thời già thông tin thêm, thời gian qua, buôn Akô Dhông luôn nhận được quan tâm, đầu tư của tỉnh, cũng như TP Buôn Ma Thuột. Đó là việc xây dựng buôn này trở thành khu lịch cộng đồng đầu tiên ở Đắk Lắk.
Xây dựng thêm nhiều điểm du lịch cộng đồng
Ông Võ Tiến Dũng cho biết thêm, đầu tháng 3-2023, Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Lắk đã công bố Buôn Du lịch cộng đồng Akô Dhông. Đây là buôn du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Khuôn viên nhà sản của già làng Ama H'Rin. Ảnh: VŨ LONG
Nghị quyết số 08 của HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng đã được ban hành, trong đó có việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025; tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung hỗ trợ cho năm thôn, buôn và Buôn Akô Dhông tại TP Buôn Ma Thuột là buôn được chọn thực hiện mô hình điểm về du lịch cộng đồng vào năm 2022. Từ đó nhân rộng, phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột thông tin thêm, trong kế hoạch phát triển du lịch (giai đoạn 2022-2025), TP ưu tiên phát triển hệ thống khách sạn cao cấp từ 3-5 sao; hệ thống biệt thự nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp tại các điểm du lịch hoặc các địa điểm có tiềm năng.
Ưu tiên hệ thống cơ sở lưu trú tại các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt phát triển cơ sở lưu trú theo hình thức nhà ở có phòng cho thuê (homestay) và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại bốn buôn đồng bào dân tộc thiểu số (buôn Akô Dhông, phường Tân Lợi; buôn Tơng Jú, xã Ea Kao; buôn Tuôr, xã Hòa phú; buôn Kmrong Prăng B, xã Ea Tu).
Sunset Town ở đảo Phú Quốc - Điểm đến lãng mạn bậc nhất thế giới Sunset Town mang vẻ đẹp Địa Trung Hải đầy phóng khoáng của Santorini, nét nên thơ cổ kính của Venice, sự lãng mạn đậm cổ điển của Paris và được bản địa hóa để có dấu ấn riêng, đậm chất Việt Nam. Vẻ đẹp đậm sắc màu Địa Trung Hải của Sunset Town. (Ảnh: Sun Group) Paris, Venice, Bali hay Santorini là những...