Từ cuộc khủng hoảng con tin gây chấn động thế giới năm 1979 đến chính sách thù địch giữa Mỹ với Iran
Cảnh quay cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1979 đã gây sốc cho công chúng Mỹ, và các chuyên gia nói rằng sự việc này góp phần hằn sâu sự căm ghét Iran ở nhiều người Mỹ. Sau 40 năm, tình trạng thù địch giữa Iran và Mỹ vẫn không “hạ nhiệt”.
Hơn 50 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Iran bị bắt làm con tin trong 444 ngày
Sự ngờ vực của Mỹ với Iran
Tọa lạc trong Khu vực Đại sứ quán (Embassy Row) ở Thủ đô Washington D.C của Mỹ có một tòa nhà gây sự chú ý vì không treo quốc kỳ. Ở cổng chính của tòa nhà, các bức tường đầy bụi bẩn còn các cửa sổ đóng im ỉm. Nơi đây hoàn toàn vắng vẻ. Đây từng là tòa nhà Đại sứ quán của Iran tại Mỹ.
Nhiều người Mỹ vẫn còn nhớ như in về cuộc khủng hoảng con tin năm 1979 ở Iran. Các sinh viên Iran theo Ayatollah Khomeini, khi đó là Lãnh tụ tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, đã chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Tehran. Họ bắt giữ nhân viên Đại sứ quán làm con tin trong 444 ngày, yêu cầu Washington trao trả cựu Quốc vương Shah Pahlavi, người đã trốn sang Mỹ sau Cách mạng Iran. Kể từ đó, hai nước không có quan hệ ngoại giao.
Kevin Hermening (hiện 59 tuổi), lúc đó 20 tuổi, là nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran. Ông là một trong số hơn 50 nhân viên bị giam cầm. Kevin nói rằng, khi ngủ, họ bị còng tay và trói chặt chân vào nhau. Mỗi khi nhớ lại hồi ức kinh hoàng đó, ông lại kinh hoàng tỉnh giấc giữa đêm. Ông nghĩ mình sắp bị xử tử.
“Họ nên xin lỗi vì những gì họ đã làm. Họ nên trả lại cho Chính phủ Mỹ toàn bộ số tiền đã chi cho những mất mát của người Mỹ. Tôi không tin họ. Họ dường như không phải là một nhà trung gian trung thực, một đối tác trung thực trong bất kỳ cuộc thảo luận hay tranh luận nào”, Kevin nói.
Trong số những sinh viên chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ hồi đó có cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Chính quyền của ông có lập trường chống Mỹ. Cuộc khủng hoảng con tin được đưa tin rộng rãi ở Mỹ, nơi TV màu được lắp đặt trong hầu hết mọi phòng khách. Cảnh quay cuộc khủng hoảng con tin đã gây sốc cho công chúng Mỹ, và các chuyên gia nói rằng sự việc này góp phần hằn sâu sự căm ghét Iran ở nhiều người Mỹ.
Video đang HOT
Năm 2002, chương trình phát triển hạt nhân của Iran được đưa ra ánh sáng, làm tăng thêm sự ngờ vực của người Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này. Tổng thống Mỹ Donald Trump, người nhậm chức vào năm 2017, nói rõ rằng chính quyền của ông sẽ có lập trường thù địch với Iran. Điều này đánh dấu sự thay đổi với chính sách của Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, người đã nỗ lực đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Ông Trump gọi thỏa thuận hạt nhân Iran thời Obama là “một rắc rối lớn đối với tất cả công dân Mỹ” và đơn phương rút khỏi thỏa thuận, bất chấp sự phản đối của quốc tế. Sau đó, ông Trump tiếp tục tuyên bố các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, huyết mạch của nền kinh tế nước này và liệt Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ của Iran là một tổ chức khủng bố. Chính sách thù địch của chính quyền Tổng thống Trump với Iran cũng diễn ra ở một số lĩnh vực khác.
Tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mời các phương tiện truyền thông nước ngoài đến thăm một cơ sở quân sự. Các quan chức đã giới thiệu cho các phóng viên những mảnh vỡ tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái. Họ nói rằng các vũ khí này được sản xuất bởi Iran và cung cấp cho các nhóm vũ trang ở Yemen và các nơi khác ở Trung Đông. Đồng thời, Bộ Ngoại giao đăng tweet bằng tiếng Ba Tư chỉ trích lãnh đạo Iran gần như mỗi ngày.
Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Lệnh trừng phạt khó phát huy tác dụng
Ông Brian Hook, quan chức của Bộ Ngoại giao, hiện là Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Iran. Khi được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Trump có đang tìm cách thay đổi chế độ ở Iran, ông Hook nói: “Những gì chúng tôi kêu gọi là việc thay đổi cách hành xử của chế độ này. Tương lai của quốc gia Iran phụ thuộc vào người dân Iran”.
Nhưng Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, người được biết đến có quan điểm cứng rắn với Iran, từng công khai kêu gọi thay đổi chế độ Iran trước khi gia nhập chính quyền của Tổng thống Trump. Ông được cho là đã nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc tấn công quân sự vào Iran khi Tổng thống Trump tạm thời phê chuẩn một cuộc tấn công như vậy vào ngày 20-6 vừa qua nhưng ngay sau đó đã rút lại quyết định.
Theo tờ New York Times, Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn lệnh tấn công Iran nhằm trả đũa vụ bắn hạ máy bay do thám không người lái của Hải quân Mỹ nhưng đã rút lại ngay tối 20-6 sau một ngày căng thẳng leo thang. Các quan chức giấu tên cho biết, ban đầu Tổng thống đã phê chuẩn lệnh tấn công nhằm vào một loạt mục tiêu của Iran như các trạm radar, hệ thống tên lửa. Chiến dịch tấn công đã được chuẩn bị ở giai đoạn đầu rồi bị hủy bỏ.
Quyết định hủy bỏ tấn công Iran đã kịp ngừng lại hành động quân sự lần thứ ba của Tổng thống Donald Trump nhằm vào các mục tiêu ở Trung Đông. Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó đã hai lần ra lệnh tấn công các mục tiêu tại Syria vào năm 2017 và 2018, chủ yếu bằng loạt tên lửa Tomahawk phóng từ các tàu khu trục của Mỹ trong khu vực.
Hồi tháng 2-2019, ông Bolton đã đăng một thông điệp video gửi lãnh tụ tối cao Iran Khamenei trên Twitter khi Iran kỷ niệm 40 năm Cách mạng Hồi giáo, trong đó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho rằng ông Khamenei “sẽ không có cơ hội tham dự thêm lễ kỷ niệm nào nữa”. Nhưng cách tiếp cận thay đổi chế độ đã bị các chuyên gia Trung Đông chỉ trích.
“Chúng ta không nên cho rằng sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng hoặc trong tương lai gần”, Giáo sư Ellen Laipson của Đại học George Mason nhận định. Bà Laipson nói thêm: “Không rõ chính quyền Trump thực sự có chiến lược mới nào. Họ đang dựa vào các công cụ hiện có luôn là một phần trong chính sách của Mỹ, có lẽ lại quá phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt, mặc dù chúng tôi có rất nhiều bằng chứng rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt không làm thay đổi suy nghĩ của các quan chức Iran. Nó không mang lại sự thay đổi sâu sắc trong cách hành xử của Iran”.
Câu hỏi đặt ra là khi nào thì quốc kỳ Iran lại bay trên tòa nhà Đại sứ quán ở Embassy Row. Căn cứ vào những gì đang diễn ra, ngày này khó có khả năng sớm thành hiện thực.
Kevin Hermening từng là nhân viên an ninh tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran
“Không rõ chính quyền Tổng thống Trump thực sự có chiến lược mới nào. Họ đang dựa vào các công cụ hiện có luôn là một phần trong chính sách của Mỹ, có lẽ lại quá phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt, mặc dù chúng tôi có rất nhiều bằng chứng rằng chỉ riêng các biện pháp trừng phạt không làm thay đổi suy nghĩ của các quan chức Iran. Nó không mang lại sự thay đổi sâu sắc trong cách hành xử của Iran”.
Giáo sư Ellen Laipson, Đại học George Mason nhận định
Theo anninhthudo
Iran dọa "ăn miếng trả miếng" với Anh
Iran đã đe dọa bắt giữ một tàu Anh để trả thù việc một "siêu tàu dầu" của nước này bị thủy quân lục chiến Anh bắt ở Gibraltar.
"Siêu tàu dầu" Grace 1 bị "cầm chân" ngoài khơi Gibraltar hôm thứ Năm 4/7.
"Nếu Anh không thả tàu dầu của Iran, chính quyền Tehran có nghĩa vụ bắt một tàu dầu của Anh", thiếu tướng Mohsen Rezai, chỉ huy cấp cao của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cảnh báo ngày 5/7, đề cập tới vụ cảnh sát biển Gibraltar, vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, bắt tàu dầu MT Grace 1 của Iran vào sáng 4/7 dưới sự hỗ trợ của thủy quân lục chiến Anh.
"Suốt lịch sử 40 năm của mình, Cộng hòa Hồi giáo Iran chưa từng châm ngòi thù địch trong bất cứ cuộc chiến nào, nhưng cũng không bao giờ do dự khi đối phó với những kẻ bắt nạt", tướng Rezai nhấn mạnh thêm.
Chính quyền Gibraltar cáo buộc, tàu Grace 1 vận chuyển dầu thô tới nhà máy lọc dầu Banyas ở Syria, vốn đang chịu lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Iran coi đây là hành động bất hợp pháp và khẳng định tàu của họ đang chở dầu thô tới cảng Basra của Iraq, đồng thời triệu đại sứ Anh để phản đối.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington leo thang sau các vụ tấn công tàu dầu trên vịnh Oman, vụ Iran bắn rơi trinh sát cơ không người lái của Mỹ gần eo biển Hormuz và tranh cãi về chương trình hạt nhân của Iran. Tehran cho rằng vụ bắt tàu Grace 1 là "một hình thức cướp biển, chứng tỏ London đang hùa theo chính sách thù địch của Washington".
"Siêu tàu chở dầu" MT Grace 1 dài 330 m, trọng tải 300.000 tấn, từng bị nghi ngờ dùng để chuyển dầu thô từ Iran tới Singapore và Trung Quốc, bất chấp lệnh trừng phạt đơn phương của Washington với Tehran. Con tàu treo cờ Panama, do công ty IShips Management, có trụ sở tại Singapore, quản lý.
EU từ cuối năm 2011 áp lệnh trừng phạt đối với Syria do xung đột ở nước này, áp dụng với ngành sản xuất dầu mỏ và hoạt động đầu tư cùng khoảng 227 quan chức. Lệnh trừng phạt này cho phép các thành viên EU bắt giữ phương tiện, truy tố, phạt tiền và phạt tù những cá nhân vi phạm các điều khoản cấm vận.
Theo Danviet
Mỹ đi nước cờ hiểm với các đồng minh ở Trung Đông để chống Iran "Thương vụ này sẽ hỗ trợ cho đồng minh của chúng tôi, tăng cường sự ổn định ở Trung Đông và giúp những quốc gia này kìm hãm và tự vệ trước Cộng hòa Hồi giáo Iran", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tuyên bố rằng Ả Rập Saudi và UAE cần vũ khí mới. Ngoại trưởng...