Tử cung nhi hóa, liệu tôi có được làm mẹ?
Tôi 37 tuổi, đi siêu âm bác sĩ bảo tử cung nhi hóa, chưa đến 16,2 mm, buồng trứng bình thường. Từ trước đến giờ tôi chưa hề có kinh nguyệt.
Tôi đã xét nghiệm nhiễm sắc thể thì kết quả bình thường. Tôi phải đi đâu để trị bệnh vì tôi rất muốn có con. (Ngọc)
Ảnh minh họa: Themescompany.com.
Trả lời:
Tử cung nhi hóa chỉ tình trạng phụ nữ đã trưởng thành nhưng hệ sinh sản, bao gồm tử cung, không phát triển hoặc phát triển kém. Cách xác định tình trạng nhi hóa tử cung chủ yếu dựa vào sự đo đạc đường kính trước sau của tử cung trên siêu âm, thường có chỉ số dưới 30 mm, đi kèm vô kinh hay thiểu kinh. Tình trạng của bạn rõ ràng là nhi hóa tử cung.
Bình thường, các bé gái đến tuổi dậy thì, hệ sinh dục phát triển, trong đó có tử cung. Tử cung là cơ quan giúp cho trứng thụ tinh, làm tổ, hình thành nên thai nhi, nơi ở và nuôi dưỡng thai nhi. Khi có vấn đề gì đó, như thiếu các nội tiết tố nữ, có thể làm tử cung không lớn lên được. Một số trẻ ngay khi sinh ra đã có sự khiếm khuyết tử cung.
Video đang HOT
Rất buồn khi phải nói với bạn rằng việc chữa trị để có con trong trường hợp của bạn rất khó, nhất là khi bạn đã 37 tuổi. Thông thường, có nhiều nguyên nhân tử cung nhi hóa, và mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị riêng, dẫn theo khả năng thành công để có thể sinh sản được cũng không giống nhau.
Thông thường, để điều trị, nếu do nội tiết tố nữ giảm, Tây y có thể dùng liệu pháp điều chỉnh nội tiết trong vài tháng, đồng thời theo dõi sự lớn lên của tử cung và chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp khi dùng thuốc nội tiết thì có kinh, nhưng nếu dứt lại không có thì cần thận trọng, vì việc tạo chu kỳ kinh này có thể càng ảnh hưởng xấu tới chức năng buồng trứng. Một số trường hợp có thể phẫu thuật tạo hình tử cung nhưng tỷ lệ thành công để giúp người phụ nữ có con cũng không nhiều.
Nếu bạn đã đi khám, siêu âm Tây y có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về các hướng chữa trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số địa chỉ khám đông y để xem có còn cơ hội gì không.
Lương y Phó Hữu Đức
Chủ tịch hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội
Theo VNE
Tất cả những điều chị em cần biết về ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu nên chị em cần hết sức chú ý những thay đổi bất thường ở "vùng kín" để kịp thời phát hiện bệnh.
Dạo gần đây em thấy nhiều trường hợp bị ung thư cổ tử cung, nặng nhất là phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung nên em rất lo lắng. Hiện tại em đang không biết những triệu chứng mình gặp có phải là dấu hiệu ung thư cổ tử cung hay không. Gần đây, thỉnh thoảng em thấy đau ở bên trong "vùng kín", em không bị ngứa hay ra dịch âm đạo nhiều, chỉ thỉnh thoảng bị đau thôi. Em muốn đi khám nhưng không biết nên khám tổng quát hay khám phụ khoa.
Em mong bác sĩ tư vấn giúp em để em biết hiểu thêm về căn bệnh này để dễ dàng phòng bệnh và điều trị kịp thời nếu không may mắc bệnh. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Dương)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thùy Dương thân mến,
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thức hai mà người phụ nữ hay mắc phải. Bệnh này rất khó chữa nếu không được phát hiện sớm. Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung là do nhiễm HPV hoặc một loại siêu vi khuẩn human papillomarivus được lây truyền qua đường tình dục gây nên. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, giao hợp bằng miệng, hay có nhiều đối tác tình dục... cũng hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng này.
Trường hợp bệnh ung thư cổ tử cung phát triển nặng thì người bệnh phải cắt bỏ tử cung. Ảnh minh họa
Theo thống kê thì những người bị ung thư cổ tử cung rơi vào các chị em có độ tuổi trung bình là 48. Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh này. Nhiều phụ nữ dù tuổi đời mới 20 nhưng đã phát triển bệnh. Đặc biệt là kể từ khi nhiễm HPV và chứng loạn sản ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trẻ thì khả năng bị ung thư cổ tử cung càng cao.
Bệnh ung thư cổ tử cung không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ giai đoạn đầu nhưng chị em cũng cần hết sức chú ý các biểu hiện như: chảy máu sau khi "quan hệ", giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi mãn kinh, đau vùng chậu và tiết dịch âm đạo bất thường... vì các triệu chứng này hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
Đúng là trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung phát triển nặng thì người bệnh phải cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị bệnh duy nhất. các phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bức xạ, hóa trị liệu, sinh thiết côn... cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển bệnh và tình trạng thể chất của bạn.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung là hạn chế tối đã các hoạt động liên quan kể trên và tiêm phòng HPV từ sớm. Loạn sản là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Để phát hiện sớm các dấu hiệu loạn sản, chị em nên tiến hành các xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear). Tất cả phu nữ 18 tuổi trở lên (hoặc trẻ hơn nếu đã từng giao hợp) cần phải đi thử Pap và khám phụ khoa mỗi năm một lần.
Bạn nên đi khám phụ khoa sớm để biết rõ nguyên nhân dẫn đến chứng đau bên trong "vùng kín" của mình. Từ đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị hoặc phòng bệnh thích hợp.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Gảm nguy cơ ung thư tử cung nhờ cà phê Một nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung có thể giảm bằng cách uống cà phê. Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ ung thư tử cung - Ảnh: Shutterstock Theo báo cáo của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cà phê có chứa nhiều chất chống ô xy hóa...