Từ cô gái mồ côi cha đến nhà vô địch bóng bàn quốc gia
Làng bóng bàn Việt Nam vừa chứng kiến một bất ngờ lớn khi tay vợt 17 tuổi Trần Mai Ngọc (Hà Nội T&T) lật đổ sự thống trị của Mai Hoàng Mỹ Trang (TP.HCM) để vô địch nội dung đơn nữ Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân năm 2021.
Tay vợt Trần Mai Ngọc nhận cúp vô địch đơn nữ Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân năm 2021 Ảnh: DUY LINH
Thế nhưng ít ai biết rằng, Mai Ngọc từng trải qua một tuổi thơ khó khăn khi sớm mồ côi cha từ nhỏ.
Nghị lực của tay vợt mồ côi cha
Với những người yên mến môn bóng bàn, Trần Mai Ngọc không phải là cái tên xa lạ. Năm 2019, khi mới 15 tuổi, Mai Ngọc lần đầu tham dự Giải bóng bàn toàn quốc Báo Nhân dân và lập tức gây ấn tượng. Khi ấy, Mai Ngọc đã thắng 4-2 trước á quân quốc gia Nguyễn Khoa Diệu Khánh ở vòng 2, sau đó thẳng tiến vào trận chung kết và chỉ gác vợt trước “tượng đài” Mai Hoàng Mỹ Trang. Với thành tích xuất sắc này, Trần Mai Ngọc được chọn vào đội tuyển quốc gia tham dự SEA Games ngay trong năm 2019.
Video đang HOT
Tại Giải bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân năm 2021, hành trình của Trần Mai Ngọc thực sự đáng nể. Cô đánh bại Mai Hoàng Mỹ Trang ở tứ kết và sau đó loại luôn tay vợt kỳ cựu Phan Hoàng Tường Giang ở bán kết. Tại chung kết, Mai Ngọc xuất sắc thắng Nguyễn Thùy Kiều My (Công an nhân dân) với tỷ số 4-0, qua đó lần đầu tiên vô địch quốc gia. Đáng nói, trước khi giải đấu này diễn ra, chức vô địch nội dung đơn nữ được xem là cuộc đấu tay đôi giữa Mai Hoàng Mỹ Trang và Nguyễn Thị Nga (Hà Nội). Và không ai nghĩ Mỹ Trang-tay vợt giữ 12 chức vô địch quốc gia lại dễ dàng gục ngã.
Sinh năm 2004 tại Bình Dương, 2 tuổi cô bé Trần Mai Ngọc cùng người em gái sinh đôi Trần Ngọc Ngà đã mồ côi cha. Gia cảnh của Mai Ngọc càng khó khăn khi cả nhà phải trông chờ vào lương công nhân may của mẹ. Hằng ngày, ngoài một buổi học văn hóa, chị em Ngọc được mẹ cho đi học bóng bàn nhưng chủ yếu nhặt bóng cho các anh chị. Như duyên trời định, chính từ một lần nhặt bóng tại một giải phong trào, Ngọc và Ngà đã được các thầy của câu lạc bộ bóng bàn Hà Nội T&T cảm thương, quyết định nhận vào đội. Hai chị em háo hức được ra Hà Nội, mê mải xem các anh chị tập bóng bàn, nhất là khi có mẹ đi cùng.
Mọi trở ngại cũng dần trôi qua, khi Trần Mai Ngọc cùng em gái lớn lên, ngày càng đam mê và có những bước tiến vượt bậc về chuyên môn. Cả hai chị em, nhất là Mai Ngọc, đã sớm nổi lên như những tài năng trẻ của bóng bàn Việt Nam, qua những chiến thắng thuyết phục tại các giải trẻ. Để rồi, chính Mai Ngọc đã trở thành một hiện tượng tại Giải vô địch bóng bàn toàn quốc 2019. Và tại Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân 2021, Trần Mai Ngọc đã có sự trưởng thành vượt bậc khi được sự kèm cặp, rèn giũa kỹ lưỡng bởi cựu danh thủ Vũ Mạnh Cường. Cụ thể, Mai Ngọc đã thi triển tốt lối chơi tấn công chủ động và đa dạng với quả phải đầy uy lực, khả năng di chuyển linh hoạt, bên cạnh một bản lĩnh, với độ “lì” vượt xa tuổi 17.
Cần đầu tư để vươn tầm
Chứng kiến Trần Mai Ngọc vô địch đơn nữ Giải bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân 2021, ông Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Bóng bàn (Tổng cục Thể dục thể thao) cho biết: “Thời gian qua, Mai Ngọc đã tiến bộ rất nhiều cả về thể chất lẫn kỹ chiến thuật. Đặc biệt, Mai Ngọc đã mạnh dạn chơi tấn công để giành chiến thắng. Ở Việt Nam, nếu một tay vợt nữ rụt rè thì không thể vượt qua những tay vợt kỳ cựu như Tường Giang hay Mỹ Trang. Mai Ngọc có những pha đánh phải tốt, nhưng cú đánh trái cần phải cải thiện thêm. Ưu điểm lớn nhất của Mai Ngọc chính là “mỏng” người, bộ chân rất thanh thoát giúp em di chuyển nhanh nhẹn”.
Chức vô địch quốc gia đầu tiên của Trần Mai Ngọc là thành quả cho những nỗ lực và ý chí rèn luyện không ngừng. Ông Phan Anh Tuấn tiết lộ, sau Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân dân năm 2021, bộ môn bóng bàn sẽ họp với các bên có liên quan để tìm phương án đầu tư cho Mai Ngọc với mục tiêu trước mắt là SEA Games 31.
Ai cũng biết Trần Mai Ngọc cần đầu tư để vươn tầm tài năng, nhưng đầu tư như thế nào thì vẫn là một câu chuyện dài. Bao năm qua, bóng bàn nữ Việt Nam vẫn đang loay hoay trong việc tranh chấp huy chương tại đấu trường Đông Nam Á. Chúng ta có Mai Hoàng Mỹ Trang 12 năm liên tiếp vô địch quốc gia, song lại im hơi lặng tiếng khi bước ra đấu trường khu vực. Mới nhất, Mỹ Trang cũng đã nói lời chia tay với đội tuyển bóng bàn nữ quốc gia. Điều đáng nói, Mai Ngọc đã là thành viên của đội tuyển bóng bàn nữ quốc gia từ hai năm qua. Tài năng này cần phải được đầu tư lớn, trong đó có việc cần được tập huấn và thi đấu nước ngoài nhiều hơn để cọ xát, tích lũy thêm kinh nghiệm.
Giới chuyên môn tin rằng, Trần Mai Ngọc là nhân tố chủ lực của đội tuyển bóng bàn nữ Việt Nam tại SEA Games 31. Tuy nhiên, từ nay đến lúc khởi tranh SEA Games 31 không còn nhiều, Mai Ngọc cần phải được đầu tư thông qua những kế hoạch, chương trình cụ thể để sớm có sự chuẩn bị, định hướng trước giải đấu. Mừng cho bóng bàn nữ Việt Nam có thêm một tài năng triển vọng và tin rằng nếu được đầu tư đúng hướng thì sự nghiệp của Mai Ngọc sẽ còn tiến xa.
Tay vợt bóng bàn mất cánh tay vì bị gấu cắn
Ma Lin - tay vợt gốc Trung Quốc thi đấu cho đoàn Australia ở Paralympic Tokyo - bị chú gấu mà anh coi là bạn cắn khi mới 5 tuổi.
Tai nạn xảy ra khi Ma Lin đi thăm sở thú địa phương ở miền đông nam Trung Quốc cùng các bạn. Trong ngày định mệnh, cậu bé nghĩ rằng chú gấu mình thường cho ăn mỗi tuần thân thiện nên quyết định tiến gần hơn vào lồng rồi đưa tay vỗ về con vật. Nhưng con gấu đã ngoạm tay Ma Lin và cậu bé 5 tuổi lúc đó suýt chết vì mất máu quá nhiều.
Ma Lin thi đấu cho đoàn Australia tại Paralympic Tokyo 2020 sau ba kỳ khoác áo tuyển Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Cuộc đời của Ma Lin thay đổi mãi mãi kể từ đó nhưng cậu không đổ lỗi cho chú gấu. "Tôi đã nghĩ nó là bạn bởi hàng tuần tôi vẫn tới sở thú và cho nó ăn. Vì thế tôi quyết định đến gần hơn rồi vươn tay vuốt ve nó. Tôi đoán hôm đó con gấu không có tâm trạng tốt", Ma Lin có lần kể lại giây phút bị mất đi cánh tay trên Daily Telegraph.
Lúc đó cậu bé họ Ma sốc nhưng không khóc dù gặp tai nạn kinh hoàng. Những người bạn đi cùng hôm đó đã hét lên kêu cứu và Ma Lin đi taxi tới bệnh viện ngay vì nếu chờ xe cứu thương có thể sẽ tử vong vì mất máu. Cậu nhóc sống sót nhưng bị mất cánh tay phải. Nhưng khi tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của Ma Lin khiến tất cả đều bất ngờ. "Tôi chỉ muốn biết là khi lớn lên liệu tôi có thể có bạn gái hay không. Họ nói dĩ nhiên rồi nên tôi rất vui", Ma Lin cười nhớ lại.
Tay vợt 31 tuổi đã tham gia ba kỳ Paralympic trước trong màu áo tuyển Trung Quốc. Khoảng năm 2017, Ma Lin sang Australia và hiện là tuyển thủ của đoàn xứ sở chuột túi. Hai đồng hương của anh là Lei Lina và Yang Qian cũng gia nhập làng thể thao Australia cùng thời điểm. Cả ba tay vợt gốc Trung Quốc đều sống ở Ringwood, ngoại ô Melbourne.
Ba tay vợt gốc Trung Quốc Yang Qian, Ma Lin và Lei Lina thi đấu dưới màu cờ Australia tại kỳ Paralympic năm nay. Ảnh: SMH.
Ngôi sao khuyết tật từng giành 4 HC vàng thế vận hội, 5 lần vô địch thế giới và 11 danh hiệu tại khu vực châu Á. Hôm 27/8, Ma Lin đánh bại Lev Kats của Ukraine ở nội dung đơn nam hạng 9, vào bán kết gặp một đối thủ Ukraine khác là Ivan Mai hôm nay.
Làng bóng bàn Trung Quốc còn có một tay vợt huyền thoại cũng tên Ma Lin (Mã Lâm). Ngôi sao 41 tuổi hiện đã giải nghệ và làm HLV. Ở thời đỉnh cao của sự nghiệp, anh là tay vợt nam duy nhất từng vô địch Olympic cả nội dung đơn nam, đôi nam và đồng đội. Ma Lin cũng sở hữu 4 danh hiệu vô địch World Cup cá nhân.
Olympic Tokyo 2020: Thùy Linh nhì bảng, chỉ kém tay vợt số 1 thế giới Nguyễn Thị Thùy Linh chia tay Olympic Tokyo 2020 sau 2 trận thắng và một thất bại. Nguyễn Thị Thùy Linh hết cơ hội đi tiếp sau khi Tai Tzu-ying (Đài Bắc Trung Hoa) đánh bại Qi Xuefei (Pháp) ở trận đấu sớm. Tay vợt Việt Nam kết thúc vòng bảng nội dung đơn nữ môn cầu lông ở vị trí nhì bảng...