Từ chuyện “khóc bằng tiếng Việt…” đến chuyện báo chí Việt Nam
Đấy là đầu đề một bài báo em đọc sáng nay, tất nhiên trên mạng: “Thiếu nữ nói tiếng Hàn, khóc tiếng Việt khi bị CSGT giữ xe…”.
Khóc bằng tiếng Việt là sao nhỉ?
Nhưng trong khi suy nghĩ xem khóc bằng tiếng gì thì khác nhau thế nào trong ngôn ngữ nhân loại, em bắt buộc phải lướt mắt đọc hết bài báo. Tóm lại có một vụ lừa CSGT nho nhỏ của một cô bé, để đỡ bị giữ xe, cô ta giả vờ làm người Hàn Quốc (Chẳng biết tay phóng viên căn cứ vào đâu, hay tại hay xem phim Hàn quá nên thuộc chữ, có viết một câu rằng thiếu nữ này nói tiếng Hàn rất chuẩn. Khi bị CSGT đề nghị nói tiếng Anh thì lắc đầu).
Mở thêm một ngoặc đơn nữa là cảnh sát giao thông nước mình rất giỏi nhé, không nghe được tiếng Hàn nhưng nghe được tiếng Anh, trong khi phần lớn quan chức đi họp hành đó đây trên thế giới, như tổng kết hôm nọ của Bộ Ngoại giao ấy, đi nhiều đoàn, nhưng biết ngoại ngữ thì cực kỳ ít, sang nước ngoài không cần phải giả vờ cũng vẫn yên tâm hoàn toàn rằng CSGT nước ngoài không hiểu gì.
Tóm lại qua cái mở đầu câu chuyện, có thể thấy phong trào học ngoại ngữ ở nước mình trong quá trình xã hội hóa đã mang lại những kết quả tốt đẹp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chuyện ngoại ngữ. Vấn đề là có mỗi chuyện nhỏ xíu như hạt cát thế thôi, cũng thành được một cái titre (nhan đề) câu khách. Báo chí ơi là báo chí! Có đám kền kền hôm nào không tìm được mồi, không ai cưa chân, không kiều nữ cuồng dâm, không cướp hiếp giết… thì cả những vụ mắc mớ nho nhỏ với CSGT cũng đem ra mà rỉa rói nhấn nhá.
Mấy hôm nay, có chuyện liên quan đến giáo viên, không phải giáo viên đánh đập trẻ con, mà giáo viên lên thành phố bán dâm kiếm tiền triệu (báo viết thế) và giáo viên khác nữa lộ ảnh chăn gối, mà cũng rôm rả cả mấy tờ. Đưa cả ảnh người ta lên, chưa biết thực hư thế nào, nhưng như thế là ngang giết người ta rồi. Xưa có gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông cũng chẳng ác bằng bây giờ bôi nhọ nhau trên mạng.
Những phụ nữ bị đưa ảnh như thế, liệu có cãi được nửa lời, thanh minh được nửa lời. Họ, những phụ nữ khổ sở và khốn cùng đến mức phải đi làm những việc như vậy, liệu có lên tiếng được, hay sẽ phải bỏ nhà, bỏ cha mẹ chồng con mà đi biệt, bởi đớn đau tủi nhục. Lý do chỉ là đám phóng viên tâm địa chó sói tìm trò câu khách, câu viu. Chỉ là mấy tổng biên tập ham tiền chủ trương biến tờ báo của mình thành báo lá cải…
Ấy chết, nước mình không có báo lá cải! Người quản lý báo chí nói vậy. Cũng tương tự như hôm qua, một ông quan chức ngành giáo dục trong thành phố Hồ Chí Minh nói rằng ở nước mình, giáo dục mầm non là tốt nhất thế giới. Ôi giời ơi, chắc cháu ông ấy gửi ở trường quốc tế, có xe đưa xe đón. Chứ gửi mấy nhà trẻ tư, gặp phải mấy cô bảo mẫu hay đánh trẻ, xem ông ấy có phát biểu thế không? Cũng chẳng cần thế, cứ đọc báo thôi ông ấy cũng phải biết. Liên tục cuối năm 2013 là mấy vụ liên quan bảo mẫu hành hạ trẻ nhỏ. Thế mà vẫn bảo giáo dục mầm non vẫn tốt nhất thế giới… Chẳng hiểu thế giới nào?
Em nghĩ chắc mấy ông nói Việt Nam không có báo lá cải hoặc Việt Nam giáo dục mầm non tốt nhất thế giới không biết đọc… tiếng Việt. Như vậy em hy vọng, khi nào cần khóc, các ông ấy khóc tiếng gì đó, tiếng Anh hay tiếng Hàn.
Còn nói chung, xã hội giờ đọc báo, vẫn khóc hẳn hoi tiếng Việt!
Theo LĐO
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2014: Khe cửa hẹp!
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có được những thỏa thuận ban đầu trong việc đưa trở lại người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc trong năm 2014. Tuy nhiên, cánh cửa vào thị trường này mới chỉ hé mở trong thời gian không dài.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Cục quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH xác nhận, mới đây Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền và Bộ trưởng Việc làm Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ về việc đưa lao động Việt Nam trở lại Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép mới dành cho người lao động nước ngoài (Chương trình EPS). Tuy nhiên, bản ghi nhớ này chỉ thực hiện trong một năm. Theo đó, phía Hàn Quốc hứa sẽ xúc tiến việc tiếp nhận trở lại những lao động đã có chứng chỉ tiếng Hàn và hồ sơ đã được đưa lên mạng để chủ sử dụng Hàn Quốc lựa chọn.
Theo Cục quản lý lao động Ngoài nước, đến thời điểm này vẫn chưa có thỏa thuận cụ thể về số lượng lao động Việt Nam được Hàn Quốc tiếp nhận. Như vậy, đến năm 2014 vẫn còn 12.000 hồ sơ của người lao động nước ta đã có chứng chỉ tiếng Hàn vẫn đang chờ đợi xét tuyển.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do tình trang lao động hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc ở mức cao (trên 50%), nên từ thang 8/2012 đến nay, Hàn Quốc đã tạm dừng tiếp nhận hồ sơ lao động Việt Nam mới.
Trước tình hình này, phía Bộ LĐ-TB&XH đã yêu cầu các địa phương chưa mở lại các lớp dạy tiếng Hàn, tránh lãng phí thời gian, chi phí của người lao động.
Hàng nghìn người tại Nghệ An tham dự thi tuyển XKLĐ Hàn Quốc hồi cuối năm 2012
Để giải quyết tình hình lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã ban Nghị định 95 (có hiệu lực từ ngày 10/10) nhằm siết chặt tình trạng lao động bỏ trốn bằng những quy định như: Phạt 100 triệu đồng nếu lao động hết hạn hợp đồng nhưng không về nước; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc; lôi kéo dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt lao động Việt Nam ở lại cư trú bất hợp pháp.Ngoài ra, những lao động này buộc phải về nước và không được đi làm việc trong 2 năm (nếu bỏ trốn tại nơi cư trú), 5 năm nếu bỏ trốn tại sân bay và dụ dỗ người khác ở lại Hàn Quốc trái quy định. Nếu tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng (từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/1/2014), lao động đã bỏ trốn sẽ được miễn xử phạt hành chính.
Theo báo cáo, trong năm 2013 tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn đã giảm xuống 38% (trên 50% năm 2012). Trước nỗ lực từ phía Việt Nam, nước bạn Hàn Quốc cũng đã bước đầu ký thỏa thuận Bản ghi nhớ về việc đưa lao động Việt Nam trở lại Hàn Quốc. Tuy nhiên, biên bản này chỉ thực hiện trong năm 2014. Sau đó, phía bạn sẽ có đánh giá lại để đưa ra những quyết định tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ LĐ -TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết thêm, Bộ đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ triển khai thêm nhiều giải pháp đặc biệt, nhằm mục đích giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn như: Đề nghị cơ quan an ninh của ta phối hợp với phía Hàn Quốc ngăn chặn lao động bỏ trốn. Trong năm nay, nếu còn để tỷ lệ lao động bỏ trốn tăng cao, chắc chắn Hàn Quốc sẽ dừng không tiếp nhận lao động Việt Nam, chứ không còn là tạm ngừng nữa.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Ngôn ngữ chat vào đề thi Văn ở Kon Tum Trước thực trạng nhiều học sinh đang lạm dụng sự "sáng tạo" nửa tây nửa ta vào trong giao tiếp hàng ngày, để nhắc nhở nhẹ các em, cô giáo Phạm Thị Hồng Loan đã đưa hiện tượng này vào đề thi cho Văn dành cho học sinh trên địa bàn huyện Sa Thầy, Kon Tum. Trong đề thi học kì I diễn...