Từ chuyện bé trai bị vắt kí sinh trong mắt: Cách phòng tránh con vắt vào mùa mưa giông khi đi du lịch
Mùa mưa giông là điều kiện thuận lợi cho các kí sinh phát triển, trong đó có “ vắt rừng” – nỗi ám ảnh của dân du lịch mùa hè này. Dưới đây là cách phòng tránh con vắt rừng trong mùa mưa giông khi vào rừng du lịch.
Phòng tránh con vắt rừng trong mùa mưa giông là một vấn đề quan trọng khi đi rừng. Đặc biệt, vắt là loại dễ tấn công và hút máu từ người. Một số trường hợp vắt đã kí sinh ở hốc mũi, ở khí quản,.. và mới đây ngày 17/6, một bệnh nhi đã được thực hiện thủ thuật gắp con vắt sống kí sinh trong mắt ( Nghệ An).
Vắt là loại sinh vật tương cận của loài đỉa, thuộc họ Hirudinea, ngành giun đốt Annelida. Khi vắt hút máy, tuyến nước bọt của loài này tiết ra một chất gọi là chất chống đông máu khiến máu của vật chủ chảy ra không ngừng ở vùng bị hút.
Con vắt sống ở trong đất, kích thước thông thường của một con vắt là từ 2cm – 4cm khi ở trạng thái nghỉ. Vắt có 5 chi bao gồm 15 loài được phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng chủ yếu là những khu vực có tính ẩm ướt thuộc vùng nhiệt đới ví dụ như Đông Nam Á, Nam Mỹ,… Vắt là loài đẻ trứng, chúng thường đẻ ở chỗ có bùn; từ trứng nở tra con non nhỏ.
Một con vắt bình thường rất đói máu, chúng có thể ẩn núp ở những hốc đá, dưới lá cây hay trong suối, khi vật chủ đi qua chúng sẽ búng nhảy và bám vào da để hút máu. Nếu như vết hút máu bị chảy máu kéo dài có thể khiến vật chủ tử vong, đặc biệt là nếu chúng bám vào ống tiêu hoá, khí quản hay mũi người,…Vắt sẽ phát triển và lớn nhanh tại những nơi chúng hút máu và ký sinh.
1. Một số hình ảnh vắt kí sinh trong các bộ phận cơ thể người
Con vắt kí sinh trong mắt bệnh nhi 8 tuổi, nếu để lâu ngày ký sinh lâu ngày nó có thể gây ra viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc viêm nội nhãn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mắt. (Ảnh: Vietnamnet)
Hình ảnh con vắt dài 8cm kí sinh trong mũi bệnh nhân gây khó thở, nghẹt mũi và thỉnh thoảng chảy máu (Ảnh: Zingnews)
Video đang HOT
Vắt dài 10cm kí sinh trong khí quản bệnh nhân do uống nước suối gây ho, đau ngực, khó thở kéo dài (Ảnh: NLĐ)
Các nhà khoa học đã khảo sát và thông báo loài vắt Dinobdella ferox còn gọi là đỉa răng khi còn non thường chui vào hút máu và kí sinh ở mũi người. Loài vắt này phổ biến ở tỉnh Quý Châu, Vân Nam tại Trung Quốc; Ấn Độ, Miến Điện, Nam Trung Quốc…
Vắt Dinobdella là một kí sinh có tác hại vô cùng lớn đối với gia súc nuôi và các loài động vật hoang dại cũng như con người. Giống như những chủng vắt khác, chúng cũng sống ở các khe núi, hốc đá, bờ giếng hay những khu vực ẩm ướt,…
2. Phòng tránh con vắt rừng kí sinh trong mùa mưa giông
Chính vì sự nguy hiểm và tính phổ biến của vắt và việc phòng tránh con vắt khi đi rừng hay các khu vực ẩm ướt khác là rất quan trọng. Một số lưu ý để phòng tránh con vắt trong mùa mưa giông mà bạn cần lưu ý:
- Khi đi rừng cần sử dụng, mặc các trang bị bảo hộ, nhất là những vùng được cảnh báo là có nhiều vắt sinh sống
- Bạn có thể dùng hóa chất loại DMP dimethylphtalate) để bôi lên da, loại hóa chất chuyên dụng này sẽ giúp bạn xua đuổi vắt hiệu quả
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng M-1960 bao gồm 3 thành phần butilacetanilid, 2 butyl-2 ethyl-3 propanediol và benzyl benzoate với định lượng bằng nhau trộn lại hoặc M-1960 kết hợp với 10% Tween 80 dùng để ngâm và tẩm vào quần áo dùng để đi rừng sẽ giúp bạn chống lại và phòng tránh con vắt tấn công và xâm nhập bám vào người hút máu.
Cần làm gì khi bị vắt rừng tấn công?
Nếu như bị vắt bám vào và hút máu, bạn cần tìm mọi cách để có thể loại bỏ vắt ra khỏi khu vực bị bám và hút máu. Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc một lượng nhỏ rượu để nhỏ vào chỗ vắt bám.
Nếu như vùng bị vắt hút vẫn tiếp tục chảy máu thì bạn có thể sử dụng bút điện để có thể cầm máu lại. Sau đó hãy rửa sạch vết thương bằng loại thuốc sát trùng rồi băng lại sạch sẽ.a
Đi du lịch mùa hè, mẹ bầu "nằm lòng" 5 lưu ý này để mẹ khỏe, con ngoan
Mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch, nghỉ mát nếu đang có thai kỳ khỏe mạnh, không gặp bất thường gì.
Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để đi du lịch, nghỉ mát. Nhiều gia đình hiện tại cũng đang rậm rịch lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi sau vài tháng phải ở nhà để đề phòng dịch Covid-19. Vậy nếu đang mang bầu, mẹ có nên đi du lịch không và nếu đi thì cần lưu ý điều gì?
Câu trả lời là nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh thì một chuyến du lịch xả hơi, chuẩn bị tinh thần cho ca "vượt cạn" sắp tới là hoàn toàn tuyệt vời. Vậy nhưng đi du lịch trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần nhớ kĩ những lưu ý sau đây.
Một chuyến du lịch cho mẹ bầu xả hơi, lấy tinh thần cho ca "vượt cạn" và chuỗi ngày "ở cữ" không phải ý kiến tồi. (Ảnh minh họa)
1. Đi khám trước khi đi du lịch
Trước khi lên kế hoạch cho một chuyến du lịch xa, mẹ bầu tốt nhất nên đi khám thai, trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi xem có phù hợp cho chuyến đi không và đồng thời đưa ra một vài nhắc nhở cần thiết với mẹ bầu khi đi du lịch.
Ngoài ra, nếu mẹ di chuyển bằng máy bay thì một số hãng hàng không cũng yêu cầu giấy khám sức khỏe có chứng nhận của bác sĩ. Mỗi hãng sẽ có mốc thời gian yêu cầu khác nhau nên mẹ hãy tìm hiểu kĩ trước khi đặt vé.
2. Chọn thời điểm và địa điểm phù hợp
Thời gian đi du lịch tốt nhất cho các bà bầu là từ tuần thứ 20 đến 30 của thai kỳ (thuộc tam cá nguyệt thứ 2). Lúc này, những cơn ốm nghén đã bắt đầu giảm, thai nhi vào vị trí ổn định và mẹ cũng chưa quá nặng nề.
Cùng với thời điểm thì địa điểm du lịch cũng cần được mẹ bầu cân nhắc kĩ lưỡng. Mẹ không nên đi những nơi quá xa, yêu cầu thời gian di chuyển trên 6 tiếng hay phải đổi qua nhiều phương tiện sẽ rất bất tiện và mệt mỏi.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh đến những vùng hẻo lánh, cơ sở y tế không đáp ứng được hay là đang có bệnh dịch. Tốt nhất nên lựa chọn một chuyến du lịch đến vùng khí hậu mát mẻ, thời tiết ổn định cũng khiến em bé trong bụng cảm thấy dễ chịu.
Mẹ bầu cần cân nhắc thời gian, địa điểm và cả phương tiện di chuyển phù hợp. (Ảnh minh họa)
3. Chuẩn bị trang phục phù hợp
Trong thai kỳ, thân nhiệt của mẹ bầu rất hay thay đổi, thêm việc đến một môi trường mới không quen khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Tốt nhất thì chị em nên tìm hiểu kỹ thời tiết điểm du lịch trước khi đến và chuẩn bị tư trang, quần áo thích hợp.
4. Lưu ý trong ăn uống
Trong mỗi chuyến du lịch, thưởng thức ẩm thực là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì không nên thử những món ăn lạ, có nguy cơ gây dị ứng, đau bụng.
Mẹ bầu cũng cần nhớ việc uống đủ nước vì di chuyển vào mùa hè rất dễ bị mất nước. Chú ý tránh xa nước đá mà trung thành với nước đóng chai cho dù trời nắng nóng. Uống nước thường xuyên, tăng năng lượng bằng trái cây, các loại hạt khi di chuyển, dừng lại thường xuyên để nghỉ ngơi.
Khi đi du lịch, mẹ bầu phải nhớ uống đủ nước mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
5. Hài hòa giữa nghỉ ngơi và di chuyển
Vận động trong thai kỳ là một yếu tố quan trọng, giúp máu lưu thông, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên di chuyển quá nhiều. Du lịch trong thai kỳ, mẹ bầu nên chú trọng nghỉ ngơi, an dưỡng. Khi ngồi hay di chuyển, tránh vắt chân quá lâu để giảm bớt nguy cơ đông máu, kê chân cao một chút nhằm tránh chuột rút và sưng chân.
Tóm lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch trong những ngày hè này nhưng cần cẩn trọng trong mọi thứ từ di chuyển, ăn uống tới vui chơi, sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và em bé trong bụng.
Trẻ thường xuyên cắn móng tay dễ nhận 3 hậu quả này, cha mẹ cần loại bỏ ngay Một vài hành động mà trẻ vô tình làm rất dễ trở thành thói quen xấu, ví dụ như ngoáy mũi, cắn móng tay,... Những hành động nhỏ này có thể làm hỏng hình ảnh cá nhân, đồng thời cũng gây tổn thương cho sức khỏe. Con gái của cô Triệu năm nay đã 4 tuổi, cô bé trông rất dễ thương, thông...