Tù chung thân cho gã si tình sát hại cô dâu trước ngày cưới
Bị từ chối tình cảm, đau khổ, tuyệt vọng khi phải nhìn người hắn ngày đêm thầm thương, trộm nhớ đi theo chồng, Đạt đã ra tay sát hại cô dâu dã man trước ngày cưới.
Chiều 20/3, TAND tỉnh Bình Định đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự, tuyên phạt bị cáo Châu Ngọc Đạt (SN 1983, trú ở thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) án tù chung thân về tội “Giết người”.
Nạn nhân là Phạm Thị Kim Hà (SN 1989, trú ở thôn Nam Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) bị gã trai si tình sát hại ngày 21/10/2012.
Theo hồ sơ vụ án, đầu năm 2012, chị Phạm Ngọc Kim Hà đứng mua bán mì lát và thuê nhân công về làm, trong đó có Châu Ngọc Đạt. Trong thời gian làm công cho Hà, Đạt nảy sinh tình cảm, thầm thương trộm nhớ cô chủ.
Bị cáo Châu Ngọc Đạt bị án tù chung thân vì tội giết người
Video đang HOT
Đến ngày 24/02/2012, Đạt nghe tin Hà đính hôn với người đàn ông khác, mặc dù trong lòng buồn sầu nhưng Đạt vẫn tiếp tục làm việc và mong có một ngày Hà sẽ đổi ý. Nhưng người tính không bằng trời tính, cái duyên ông trời đã se. Rồi ngày cưới của Hà đã định, nhận tấm thiệp hồng trên tay, Đạt tức giận nảy sinh ý định giết Hà rồi tự tử.
Khoảng 9 giờ ngày 21/10/2012, Đạt chạy xe đến nhà Hà để nói lời chia tay. Hắn xin được ôm Hà lần cuối. Trong lúc Hà không đề phòng hắn đã nắm tóc, đập mạnh đầu Hà nhiều cái vào tường nhà, sau đó dùng 2 con dao Thái Lan chém nhiều nhát vào bụng, lưng, cổ, mặt khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Trong lúc Đạt sát hại Hà thì hàng xóm phát hiện vào can ngăn. Đạt hăm dọa nếu ai vào hắn sẽ giết luôn.
Ngoài mức án trên, HĐXX buộc bị cáo Châu Ngọc Đạt còn phải bồi thường hơn 130 triệu đồng cho gia đình bị hại.
Theo Dantri
Tòa án Ai Cập ra lệnh xử lại ông Mubarak
Ông Hosni Mubarak - Ảnh: AFP
Một tòa án Ai Cập đã ra lệnh đưa ra xét xử lại cựu Tổng thống Hosni Mubarak và cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib el-Adly cùng với sáu phụ tá của ông này, theo tin tức từ đài Press TV của Iran ngày 22.12.
Vào tháng 6, ông Mubarak đã bị tuyên án tù chung thân vì những vụ giết người trong cuộc nổi dậy vào năm 2011.
Người dân Ai Cập đã tiến hành cuộc nổi dậy chống lại chế độMubarak vào tháng 1.2011, vốn kết liễu ba thập niên cai trị của ông này vào tháng 2 cùng năm.
Tòa án đưa ra lệnh xét xử lại các nhân vật của chế độ cũ khi người dân Ai Cập đi bỏ phiếu trong vòng hai của cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp gây tranh cãi, một tuần sau vòng đầu tiên.
Các phòng phiếu mở cửa vào lúc 8 giờ sáng (giờ địa phương) trong giai đoạn cuối của cuộc trưng cầu dân ý về một bản dự thảo hiến pháp gây tranh cãi.
Dự thảo hiến pháp này được hậu thuẫn bởi tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống Mohamed Morsi, người được bầu lên sau khi chế độ Mubarak sụp đổ.
Bản dự thảo đã gây ra tình trạng chia rẽ nghiêm trọng tại quốc gia bên bờ sông Nile.
Ai Cập bị chấn động bởi những căng thẳng liên quan đến một sắc lệnh gây tranh cãi của ông Morsi hồi cuối tháng 11, vốn cho ông quyền lực bao trùm và đặt các quyết định của ông ngoài sự giám sát của tòa án.
Tổng thống Morsi sau đó đã rút lại sắc lệnh, nhưng việc vội vàng tổ chức trưng cầu dân ý về hiến pháp đã kích hoạt thêm các cuộc biểu tình của dân chúng.
Theo TNO
Những tên trẻ em... sát nhân Kỳ cuối Jessica Holtmeyer Nhóm teen lập kế hoạch "dạt nhà" đi bụi nhưng bé Kimberly lại thay đổi. Cả nhóm trừng phạt bằng cách... treo cổ và dùng đá đánh đập dã man. Năm 1998, tại Clearfield, Pennsylvania, Jessica Holtmeyer, 16 tuổi, cùng nhóm bạn teen của mình lập kế hoạch bỏ nhà đi bụi. Chúng cùng nhau "dạt nhà" và đi tới Florida...