Từ chức CEO: Cách duy nhất Mark Zuckerberg có thể làm để cứu đế chế Meta
Nếu Bill Gates có thể rời Microsoft, Larry Page và Sergey Brin nhận ra rằng đã đến lúc giao Google cho người khác thì Mark Zuckerberg cũng có thể làm điều đó.
* Bài viết là quan điểm của Linette Lopez – một cây viết của Business Insider.
Mark Zuckerberg nên từ chức CEO của Meta và để người khác quản lý Facebook, WhatsApp và Instagram. Sau đó, anh nên sử dụng khối tài sản khổng lồ và các mối quan hệ trong giới đầu tư mạo hiểm của mình để xây dựng một startup có thể hiện thực hóa tầm nhìn của mình về metaverse.
Theo tôi, đây là cách duy nhất mà Zuckerberg có thể cứu đế chế của mình khỏi… chính mình. Chưa kể, nó cũng sẽ vì lợi ích tốt nhất của xã hội.
Về mặt lý thuyết, Meta đã tổ chức hội nghị mang tên Meta Connect để giới thiệu những điều thú vị mà các nhà phát triển của họ có thể tạo ra trong metaverse. Những bản demo này được cho là để thuyết phục mọi người rằng metaverse là nơi họ muốn đến đồng thời thuyết phục các nhà đầu tư rằng khoản đầu tư lớn của Zuckerberg vào công nghệ mới này là xứng đáng.
Vậy Meta đã công bố điều gì để thuyết phục chúng ta rằng thiết bị thực tế ảo Meta Quest Pro trị giá 1.500 USD với khả năng kết nối người dùng với metaverse của Zuckerberg là xứng đáng? CHÂN! Hình đại diện có chân! Giờ đây, người dùng đã có chân thay vì nửa thân trên như trước!
Ảnh: Internet.
Zuckerberg tỏ ra rất phấn khích với điều này nhưng dường như phần còn lại của thế giới thì không như vậy. Năm ngoái, Meta đã chi 10 tỷ USD để phát triển metaverse. Tuy nhiên, đến nay, kết quả thu được chưa thực sự đáng kể. Tháng 2, công ty cho biết hiện có 300.000 người dùng đăng nhập vào nền tảng Horizon Worlds hàng tháng – con số rất nhỏ so với “dân số” 2,9 tỷ người của Facebook.
Rõ ràng là thông tin trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến Meta. Cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 60% tính đến thời điểm hiện tại.
Zuckerberg đã có hai nền tảng rất sinh lời là Facebook và Instagram. Dù vậy, mức độ phổ biến của chúng đang giảm dần. Vào cuối năm ngoái, lần đầu tiên lượng người dùng của Facebook bị thu hẹp. Cả hai nền tảng đều đang đánh mất người dùng trẻ vào tay TikTok và mất cả người dùng có tuổi do nhận thức sức khỏe tâm thần gia tăng.
Việc khắc phục vấn đề này đòi hỏi sự chú ý, đổi mới và chăm chỉ. Trong khi đó, Zuckerberg dường như đang không mấy quan tâm đến. Vì vậy, anh ấy nên giao việc đó cho một người có năng lực đồng thời đưa dự án metaverse của mình đến với thế giới khởi nghiệp.
Video đang HOT
Meta đang phải đối mặt với những khó khăn kinh doanh lớn bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Nền kinh tế có khả năng sẽ đi vào cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên kể từ khi Facebook IPO năm 2012. Lãi suất cao hơn và đồng USD mạnh đang đè bẹp lợi nhuận của các công ty công nghệ.
Các chính sách bảo mật của Apple đã hạn chế khả năng thu thập thông tin về người dùng của Facebook và Instagram – thay đổi mà Meta ước tính sẽ gây ra thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm nay. Những điều này đã khiến hoạt động kinh doanh của Meta rơi vào tình trạng hoảng loạn. Công ty được cho là đang chuẩn bị cho việc âm thầm sa thải và hủy bỏ một số đề nghị thực tập.
Ảnh: Internet.
Ngoài các điều kiện kinh tế hiện tại, Meta còn phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu đối với các nền tảng cốt lõi của công ty. Kết nối với thế giới hoặc chỉ đơn giản là kết bạn với những người bạn cũ, dường như không còn là một ý tưởng thú vị nữa. Thậm chí, các nền tảng của Meta đã giúp tạo điều kiện cho nhiều nội dung độc hại trên Internet.
Tất cả những vấn đề hiện hữu đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc cải thiện các sản phẩm chủ lực của công ty, cải thiện hình ảnh trước công chúng, cho các nhà đầu tư thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty có thể tồn tại trong thời kỳ hỗn loạn kinh tế sắp tới. Nhưng sự tập trung của Zuckerberg không nằm ở đó. Thay vào đó, CEO 38 tuổi bị cuốn vào những gì mà anh coi là tương lai của Meta.
Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa là điều tuyệt vời trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhưng Meta cần một nhà lãnh đạo có thể có cái nhìn rõ ràng về công ty trong giai đoạn khó khăn. Nếu Bill Gates có thể rời Microsoft, Larry Page và Sergey Brin nhận ra rằng đã đến lúc giao Google cho người khác thì Zuckerberg cũng có thể làm điều đó.
Zuckerberg luôn tập trung vào việc “thống trị” hoàn toàn bất cứ lĩnh vực nào mình tham gia. Đây là lý do tại sao anh hoàn toàn bị ám ảnh với việc điều khiển metaverse và mọi chi tiết của nó.
Một bài báo của New York Times đưa tin sau khi ai đó chế giễu hình đại diện metaverse giống như búp bê cũ, Zuckerberg bị ám ảnh với việc tạo ra hình đại diện mới đến mức một nghệ sĩ đồ họa buộc phải vẽ 40 phiên bản khuôn mặt của Zuckerberg trong hơn một tháng cho đến khi phiên bản cuối cùng được chấp thuận. Trong nội bộ, nhân viên Meta gọi các dự án metaverse là MMH hay “Make Mark Happy” (tạm dịch: khiến Mark vui vẻ).
Ảnh: Internet.
Kiểu quản lý này có thể phục vụ người sáng lập điều hành một startup nhỏ từ phòng ký túc xá nhưng có lẽ sẽ không hiệu quả đối với một CEO điều hành gã khổng lồ công nghệ trị giá hơn 340 tỷ USD.
Nếu muốn duy trì kiểu quản lý đó, Zuckerberg nên lập startup mới về metaverse. Rất nhiều nhà sáng lập công nghệ nổi tiếng khác như Page và Brin của Google, Jack Dorsey của Twitter và Travis Kalanick của Uber đã bắt đầu các dự án khởi nghiệp của mình bên ngoài những công ty mà họ sáng lập. Ngoài ra, một startup cũng sẽ cho Zuckerberg nhiều tự do hơn để xây dựng tầm nhìn của mình thông qua việc mua lại những công ty khác.
Tiềm ẩn trong tất cả các cuộc nói chuyện của Zuckerberg về metaverse là khả năng anh tin là Facebook và Instagram không thể cứu vãn được. Có lẽ Zuckerberg không muốn cứu Facebook và Instagram nữa đó không phải việc anh thích làm. Nếu đúng là như vậy, Zuckerberg nên từ chức CEO của Meta.
Gã khổng lồ Google ra đời từ ký túc xá đại học
Larry cho rằng Sergey kiêu ngạo. Sergey nghĩ Larry thật đáng ghét. Tuy nhiên, sự ám ảnh của họ với backlink lại là khởi đầu của một điều lớn lao.
Lần đầu gặp Larry Page mùa hè năm 1995, Sergey Brin còn là học viên cao học năm hai của khoa Khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Brin tình nguyện làm hướng dẫn cho các học viên năm nhất đã nhập học nhưng chưa biết nên học gì. Nhiệm vụ của ông bao gồm dẫn một chuyến thăm quan San Francisco. Page, cựu sinh viên chuyên ngành kỹ thuật Đại học Michigan, có mặt trong nhóm của Brin.
Chuyến đi hôm đó, hai người không ngừng đụng độ, tranh luận về giá trị của các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với quy hoạch đô thị. "Sergey là một người khá xã giao; ông ấy thích gặp gỡ mọi người", Page nhớ lại, đối chiếu phẩm chất đó với sự thận trọng của bản thân. "Tôi nghĩ ông ấy tương đối đáng ghét. Ông ấy có quan điểm thực sự mạnh mẽ về mọi thứ, và tôi đoán tôi cũng vậy".
"Chúng tôi đều thấy đối phương khá đáng ghét", Brin nói. "Dù vậy, rõ ràng, chúng tôi dành nhiều thời gian để nói chuyện".
Khi Page xuất hiện tại Stanford vài tháng sau, ông lựa chọn Terry Winograd - người tiên phong về tương tác máy tính con người - làm cố vấn. Không lâu sau, ông bắt đầu tìm kiếm chủ đề cho luận án Tiến sỹ. Một luận văn có thể định hình toàn bộ sự nghiệp của một người. Ông nảy ra khoảng 10 ý tưởng nhưng hứng thú nhất với World Wide Web.
Larry Page (trái) và Sergey Brin
Bất chấp thực tế các cựu sinh viên Stanford trở nên giàu có nhờ lập công ty Internet, Page phát hiện web chỉ hấp dẫn vì các đặc điểm toán học của nó. Mỗi máy tính là một "nút", mỗi liên kết trên một trang Web là kết nối giữa các "nút" đó - một cấu trúc đồ thị cổ điển. Page đặt ra giả thuyết World Wide Web có thể là đồ thị lớn nhất từng có và phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều hiểu biết hữu ích ẩn sâu đang chờ sinh viên khám phá. Ông Winograd đồng tình, Page bắt đầu cân nhắc về cấu trúc liên kết của Web.
Back Rubs và PageRank
Trong quá trình nghiên cứu, Page để ý khi nhìn vào một trang web, bạn không thể biết được chúng đang liên kết với trang nào. Ông cảm thấy phiền vì điều đó vì cho ràng sẽ hữu ích hơn nếu biết được điều này.
Chính vì vậy, ông nghiên cứu về backlink (những liên kết được trả về từ các website, blog, diễn đàn, mạng xã hội khác tới website) và đặt tên cho dự án là BackRub. Vào thời điểm đó, Web gồm khoảng 10 triệu tài liệu với vô số liên kết giữa chúng. Các tài nguyên máy tính cần thiết để thu thập dữ liệu lượng lớn như vậy vượt xa giới hạn thông thường một dự án sinh viên. Page bắt đầu xây dựng trình thu thập thông tin (crawler) của mình.
Sự phức tạp và quy mô của ý tưởng hấp dẫn Brin. Ông nhận thấy tiền đề phía sau BackRub thật sự hấp dẫn. "Tôi đã nói chuyện với nhiều nhóm nghiên cứu trong trường và đây là dự án thú vị nhất vì nó vừa giải quyết vấn đề Web - đại diện cho tri thức con người, vừa vì tôi yêu mến Larry", Brin hồi tưởng.
Tháng 3/1996, Page trỏ crawler tự phát triển vào một trang web duy nhất - trang chủ của ông tại Stanford - và để nó thu thập thông tin từ đây.
Page đưa ra lý thuyết rằng, cấu trúc của biểu đồ Web sẽ không chỉ tiết lộ ai đang liên kết với ai, mà quan trọng hơn, tầm quan trọng của việc ai đã liên kết với ai, dựa trên các thuộc tính khác nhau của trang Web đang thực hiện liên kết. Lấy cảm hứng từ phân tích trích dẫn, Page nhận ra số lượng liên kết thô đến một trang sẽ là một hướng dẫn hữu ích cho thứ hạng của trang đó. Ông cũng thấy rằng mỗi liên kết cần xếp hạng riêng, dựa trên số lượng liên kết của trang gốc của nó. Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy đặt ra một thách thức toán học đệ quy và hóc búa: bạn không chỉ phải đếm các liên kết của một trang cụ thể mà còn phải đếm các liên kết được gắn vào các liên kết. Phép tính trở nên vô cùng phức tạp.
May mắn là Page có Brin làm cộng sự, người có khả năng thiên phú về toán học. Brin là con trai của một nhà khoa học NASA kiêm Giáo sư toán Đại học Maryland. Gia đình ông chuyển từ Nga sang Mỹ năm ông 6 tuổi. Thời trung học, Brin đã được đánh giá là một thiên tài toán học. Ông đăng ký vào Stanford để phát triển tài năng.
Cùng với nhau, Page và Brin tạo ra hệ thống xếp hạng, thưởng các liên kết đến từ những nguồn quan trọng và phạt các liên kết ngược lại. Chẳng hạn, các trang Web liên kết với IBM.com có thể là của một đối tác trong ngành, hay của một lập trình viên tuổi teen. Theo quan sát của con người, đối tác kinh doanh quan trọng hơn, nhưng làm thế nào để thuật toán hiểu được điều đó?
Đột phá của Page và Brin chính là thuật toán - PageRank - đánh giá cả hai yếu tố: số lượng liên kết dẫn tới một trang cụ thể và số lượng liên kết vào mỗi trang Web liên kết. Quay lại ví dụ ở trên, giả định rằng chỉ có vài trang web liên kết tới trang web của lập trình viên tuổi teen. Ngược lại, hàng ngàn trang web liên kết tới Intel và các trang này trung bình cũng có hàng ngàn trang web liên kết lại. PageRank sẽ xếp trang của lập trình viên tuổi teen không quan trọng bằng của Intel, ít nhất trong mối quan hệ với IBM.
Đó là một cách nhìn đơn giản. Các trang web phổ biến hơn xếp ở vị trí cao hơn và ngược lại.
Khi theo dõi kết quả, Brin và Page nhận ra dữ liệu của họ có thể tác động đến tìm kiếm Internet. Page và Brin cũng thấy rằng kết quả của BackRub ưu việt hơn các công cụ tìm kiếm sẵn có như AltaVista, Excite, thường trả về danh sách không liên quan. "Họ chỉ nhìn vào văn bản mà không cân nhắc tín hiệu khác", Page nói.
Không chỉ có vậy, công cụ mở rộng quy mô theo quy mô của web. Do PageRank hoạt động bằng cách phân tích các liên kết, web càng lớn, công cụ càng tốt. Thực tế đó là cảm hứng để hai nhà sáng lập đặt tên công cụ là Google - na ná googol, cụm từ chỉ 100 số 0 theo sau số 1. Họ ra mắt phiên bản Google đầu tiên trên website Stanford tháng 8/1996. Để cải tiến dịch vụ, họ cần lượng lớn tài nguyên điện toán nên đã mượn ổ cứng từ phòng thí nghiệm của trường. Phòng ký túc xá của Page biến thành đại bản doanh, trung tâm lập trình, lấp đầy máy móc.
Dự án trở thành một huyền thoại trong Stanford. Có thời điểm, crawler BackRub ngốn gần một nửa băng thông của cả trường. Thậm chí, mùa thu năm 1996, dự án gần như đánh sập kết nối Internet tại đây nhưng may mắn không bị ai phàn nàn quá nhiều.
Thành lập công ty
Trong khi Brin và Page tiếp tục thử nghiệm, BackRub và Google gây tiếng vang trong và ngoài Stanford. Một trong số những người hay tin là Giáo sư Đại học Cornell, Jon Kleinberg, người đang nghiên cứu công nghệ tìm kiếm và sinh trắc học tại trung tâm Almaden của IBM. Phương pháp tiếp cận xếp hạng Web của ông có lẽ nổi tiếng chỉ sau PageRank. Mùa hè năm 1997, ông ghé thăm Page tại Stanford, hai người trao đổi nghiên cứu với nhau. Ông động viên Page xuất bản báo cáo học thuật về PageRank.
Song, Page nói ông lo nếu công khai, ai đó sẽ đánh cắp ý tưởng của mình. Với PageRank, ông có cảm giác mình đang sở hữu một bí thuật. Mặt khác, Page và Brin không chắc họ có muốn khởi nghiệp và điều hành công ty hay không. Trong năm đầu học Stanford của Page, cha ông qua đời, ông hoàn thành luận án Tiến sỹ để tôn vinh cha mình.
Brin nhớ lại khi nói chuyện với cố vấn, ông đã khuyên: "Xem này, nếu Google thành công thì thật tuyệt. Nếu không, em có thể quay lại cao học và hoàn thành luận án". "Tôi đáp, "Vâng, sao lại không? Em sẽ thử xem sao"".
Và như vậy, bộ đôi thiên tài Brin và Page đã thành lập Google vào ngày 27/9/1998 tại Menlo Park, California.
Lý do tại sao Elon Musk và các tỷ phú đang bán cổ phần với tốc độ chưa từng thấy, thu về gần 64 tỷ USD trong năm nay Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp lớn đang bán cổ phần với tốc độ chưa từng có. Một trong số đó đã bán bớt cổ phần lần đầu tiên sau nhiều năm, trong bối cảnh định giá tăng vọt và khả năng luật thuế sẽ tại Mỹ sẽ thay đổi. Từ đầu năm đến nay, 48 giám đốc điều hành...