Tự chữa ung thư bằng thuốc nam, người đàn ông suýt mất mạng
Do tâm lý sợ bệnh viện nên khi phát hiện mắc ung thư thực quản bệnh nhân đã ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam, thuốc lá khiến bệnh tình ngày một nặng thêm.
Báo An ninh Thủ đô đưa tin, ngày 26/5, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, cơ sở này vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.M., 55 tuổi ở Phú Xuyên (Hà Nội), vào cấp cứu trong tình trạng nhiều ngày không thể nuốt được thức ăn, gần như mất khả năng ăn uống khiến cơ thể gầy sút, suy kiệt, đứng không vững.
Ông N.V.M. đã hồi phục nhiều sau khi nhập viện điều trị.
Các bác sĩ đã phải mở thông dạ dày để bệnh nhân ăn qua sonde. Qua thăm khám cho thấy bệnh nhân có khối ung thư đã di căn gan với ổ lớn nhất đường kính 3cm, buộc phải chỉ định điều trị hóa chất toàn thân.
Theo lời kể, ông M. phát hiện mắc ung thư thực quản vào tháng 9/2019 nhưng do tâm lý sợ bệnh viện nên bệnh nhân ở nhà tự điều trị bằng thuốc nam, thuốc lá.
Tình trạng ngày một nặng thêm khiến ông rơi vào tình trạng nuốt nghẹn gần như hoàn toàn. Đến lúc này, bệnh nhân mới chịu đến bệnh viện.
Theo báo Tiền phong, sau chu kỳ điều trị đầu tiên, bệnh nhân đáp ứng thuốc và đã có thể nuốt thức ăn. Kết thúc 4 lần truyền, bệnh nhân ăn tốt, tăng cân, đáng mừng hơn là kết quả xét nghiệm không còn thấy tổn thương di căn gan.
Ông M. tâm sự: “Trước khi nhập viện tôi còn tưởng mình sắp chết rồi, mới điều trị mấy đợt thôi mà giờ đã thấy khỏe hơn nhiều lắm. Tôi thấy thật hối hận khi không đi viện chữa ngay từ khi mới phát hiện bệnh”.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư thực quản nếu được phát hiện sớm khi chỉ có tổn thương tại chỗ sẽ có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật hoặc xạ trị, tiên lượng khả quan. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn muộn, ung thư di căn xa thì phải tiến hành điều trị toàn thân và tiên lượng cũng xấu hơn.
Vì vậy, người dân khi thấy có triệu chứng: nuốt đau, nuốt khó, gầy sút cân nhiều, đau họng hoặc lưng, ho kéo dài, nôn, ho ra máu cần đi khám chuyên khoa ung bướu và khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm tại cơ sở uy tín, không nên đợi bệnh trở nên nghiêm trọng mới đến viện khiến quá trình chữa trị kéo dài, nặng nề, tốn kém.
Chủ quan không tái khám, bệnh nhân ung thư thận nhập viện với khối u lớn
Đã phẫu thuật ung thư thận cách đây 14 năm nhưng cụ bà 71 tuổi, ở Hà Nội chủ quan không đi khám sức khỏe định kỳ. Khi sờ thấy cục cứng ở vùng bụng thì khối u đã phát triển lên tới gần 20 cm.
Trước đó, 2 tháng, bệnh nhân sờ thấy có cục cứng ở vùng bụng kèm đau tức, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng. Bà được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện tuyến dưới, sau đó chuyển lên Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.
Kết quả chụp cắt lớp phát hiện hình ảnh khối tái phát hố thận trái kích thước 10x18 cm, đè đẩy động mạch chủ bụng, lách, tụy, đại tràng trái, có phần không rõ ranh giới.
Bệnh nhân cho biết từng phẫu thuật ung thư thận năm 2006 và từ đó đến nay không đi khám lại. Qua kết quả sinh thiết kim và giải phẫu bệnh, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư thận trái đã phẫu thuật tái phát.
Theo ThS.BS Phạm Hồng Thiện, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sức khỏe yếu, chỉ nặng hơn 30 kg. Nếu không phẫu thuật, khối u sẽ phát triển chèn ép, xâm lấn các tổ chức tạng xung quanh gây đau đớn, cản trở tiêu hóa khiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt. Đáng lo ngại hơn là khả năng di căn cao, tiên lượng xấu.
Qua hội chẩn, các bác sĩ nhận định, đây là ca phẫu thuật khá phức tạp. Đánh giá trong mổ cho thấy khối tái phát hố thận trái kích thước 8 x 10 x 18 cm, chắc, dính động mạch chủ bụng, đè đẩy lách, tụy, dính rốn lách, xâm lấn cơ thắt lưng chậu, thâm nhiễm mạc treo đại tràng trái, đại tràng sigmoid.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng. Êkíp khoa Ngoại Tổng hợp đã tiến hành cắt bỏ khối u thận tái phát, phần cơ thắt lưng chậu, lách, nửa đại tràng trái và lập lại lưu thông tiêu hóa, nối đại tràng ngang - trực tràng. Bệnh nhân được truyền 500 ml máu.
Sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh. Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân đã có thể tự vận động nhẹ nhàng. Sau 4 ngày, bệnh nhân ăn uống được trở lại. Đặc biệt, phẫu thuật ung thư thận giúp người bệnh có cơ hội được chữa khỏi bệnh, sau mổ có thể không phải điều trị bổ trợ.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân ung thư kết thúc điều trị vẫn cần đi khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch hẹn nhằm chẩn đoán, phát hiện sớm trường hợp ung thư tái phát, tránh nguy cơ ung thư di căn phải điều trị nặng nề, giảm thời gian và chất lượng sống.
Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác trong giai đoạn đầu, bệnh không gây đau đớn. Vì thế, triệu chứng của ung thư thận thường xuất hiện khi khối u đã phát triển lớn và bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Người bệnh thường được phát hiện bị ung thư thận khi đi chụp Xquang hoặc siêu âm vì một lý do khác.
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư thận:
Máu trong nước tiểu
Đau ở lưng hoặc vùng hông
Sờ thấy u cục ở vùng hông hoặc lưng
Sưng mắt cá chân và chân
Huyết áp cao
Thiếu máu, hồng cầu thấp
Mệt mỏi
Ăn mất ngon
Giảm cân không rõ lý do
Sốt liên tục, không phải do cảm lạnh, cúm hay nhiễm trùng
Những người bị ung thư thận có thể có tất các cả triệu chứng trên song có người lại không. Hoặc các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu một bệnh khác không phải ung thư.
Hà An
Theo Dân trí
Đắp thuốc nam chữa ung thư, người đàn ông Hà Nội suýt mất mạng BV Ung bướu Hà Nội đang điều trị cho bệnh nhân H.V.C 43 tuổi trú tại Ba Vì, Hà Nội mắc ung thư hạ họng và ung thư thực quản giai đoạn cuối. Đáng ngại là, bệnh nhân từng đắp thuốc nam gây biến chứng nguy hiểm. Khói u của bệnh nhân C. khiến mặt anh lệch hẳn một bên (ảnh do BV...